Thanh lý tang vật vi phạm hành chính vô chủ

Chủ đề   RSS   
  • #533917 29/11/2019

    kaitokid11

    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/05/2019
    Tổng số bài viết (48)
    Số điểm: 1500
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 42 lần


    Thanh lý tang vật vi phạm hành chính vô chủ

    Nhờ cộng đồng dân luật hướng dẫn mình về thủ tục thanh lý xe vô chủ, tài sản vi phạm hành chính như thế nào? Căn cứ vào quy định nào để xử lý?
     
     
    5329 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn kaitokid11 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (30/11/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #534188   30/11/2019

    vulieu9102
    vulieu9102
    Top 500
    Male


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/06/2019
    Tổng số bài viết (270)
    Số điểm: 2179
    Cảm ơn: 51
    Được cảm ơn 113 lần


    Thanh lý tang vật vi phạm hành chính vô chủ

    Với trường hợp bạn hỏi mình có thể nêu một số quy định để bạn tham khảo như sau:
     
    "Điều 126. Xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo thủ tục hành chính
    ...
    4. Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính quá thời hạn tạm giữ nếu người vi phạm không đến nhận mà không có lý do chính đáng hoặc trường hợp không xác định được người vi phạm thì người ra quyết định tạm giữ phải thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ; trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo, niêm yết công khai, nếu người vi phạm không đến nhận thì người có thẩm quyền phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính để xử lý theo quy định tại Điều 82 của Luật này."
     
    => Có nghĩa là đối với tang vật vi phạm hành chính không xác định được người vi phạm thì người ra quyết định tạm giữ phải thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ; trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo, niêm yết công khai, nếu người vi phạm không đến nhận thì người có thẩm quyền phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính để xử lý theo quy định tại Điều 82. 
     
    => Như vậy, sau khi ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thì đối chiếu với Điều 82 để xem đây là loại tài sản nào để chọn cách xử lý cho phù hợp. 
     
    Trường hợp này tài sản bị tịch thu là xe nên sẽ áp dụng theo điểm đ khoản 1 Điều 82, cụ thể:
     
    "Điều 82. Xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu
     
    1. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu được xử lý như sau:
    ...
    đ) Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này thì tiến hành thuê tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi xảy ra hành vi vi phạm để thực hiện việc bán đấu giá; trường hợp không thuê được tổ chức bán đấu giá thì thành lập hội đồng để bán đấu giá.
     
    Việc bán đấu giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá;"
     
     
    => Như vậy ở bước này, đơn vị của bạn sẽ phải thuê (ký hợp đồng bán đấu giá) một tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi xảy ra hành vi vi phạm để thực hiện việc bán đấu giá. 
     
    Đồng thời, Sau khi ký hợp đồng cơ quan, đơn vị bạn chuyển giao tang vật bị tịch thu cho tổ chức bán đấu giá. Trình tự, thủ tục bán đầu giá do tổ chức bán đấu giá thực hiện.
     
    Việc chuyển giao được thực hiện như sau: Căn cứ Nghị định 81/2013/NĐ-CP:
     
    "Điều 12. Thủ tục chuyển giao tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu để bán đấu giá
    ...
    2. (Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 22 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP) như sau:
     
    "22. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 12 như sau:
     
    “2. Sau khi đã ký hợp đồng bán đấu giá tài sản, cơ quan đã ra quyết định tịch thu tiến hành chuyển giao tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và lập biên bản chuyển giao. Biên bản phải ghi rõ ngày, tháng, năm chuyển giao; người chuyển giao; người nhận chuyển giao; chữ ký có đóng dấu (nếu có) của người chuyển giao, người nhận chuyển giao; số lượng, tình trạng tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu; trách nhiệm bảo quản tang vật, phương tiện bị tịch thu để bán đấu giá.
     
    Trong trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu là hàng hóa cồng kềnh hoặc có số lượng lớn, thì tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp đã được thuê bán đấu giá tiếp tục ký hợp đồng bảo quản tài sản với nơi đang giữ tang vật, phương tiện đó. Địa điểm tổ chức bán đấu giá tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.”"
     
    3. Cơ quan đã ra quyết định tịch thu khi tiến hành chuyển giao tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải gửi kèm hồ sơ chuyển giao tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu cho tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp. Hồ sơ chuyển giao gồm: Biên bản chuyển giao; quyết định tịch thu tang vật, phương tiện; các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp (nếu có); văn bản định giá tang vật, phương tiện hoặc hóa đơn, chứng từ khác thể hiện giá trị của tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu."
     
     
    => Như vậy, đơn vị bạn sẽ ký HĐ bán đấu giá với tổ chức bán đấu giá và thực hiện việc chuyển giao tang vật, phương tiện bị tịch thu cho tổ chức bán đấu giá. Trình tự, thủ tục bán đấu giá do tổ chức bán đấu giá thực hiện.
     
    Thông tin trao đổi cùng bạn!
     
    Báo quản trị |