Thành lập công ty con

Chủ đề   RSS   
  • #461979 21/07/2017

    phongcaole

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/07/2017
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 50
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Thành lập công ty con

    Hiện nay công ty em đang muốn thành lập công ty con để phụ trách 1 mảng hoạt động của công ty mẹ. 
    Theo em được biết thì công ty mẹ rót vốn vào trên 50% là đủ điều kiện để mở công ty con rồi .Xin hỏi là hiện giờ tôi sếp em đang là giám đốc công ty mà muốn  tiếp tục là giám đốc công ty con thì ngoài việc công ty mẹ rót vốn thì giám đốc bên em phải góp vốn vào luôn để có thể trở thành hội đồng thành viên phải không ạ ? vì góp vốn công ty có có 3 chủ thể khác nữa .

    Cũng Xin luật sư tư vấn giúp là em cần làm những thủ tục nào để thành lập công ty con và điều kiện ra có còn thêm những gì nữa không ạ . Xin cám ơn  .

     
    7226 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #462312   24/07/2017

    daolienluatsu
    daolienluatsu
    Top 75
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/11/2012
    Tổng số bài viết (836)
    Số điểm: 4505
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 416 lần


    Chào bạn,

    Với vấn đề bạn hỏi, Luật Tiền Phong tư vấn cho bạn như sau:

    1. Về quyền thành lập doanh nghiệp

    Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập hoặc góp vốn để thành lập doanh nghiệp trừ các trường hợp quy định tại điều 18 Luật Doanh nghiệp: cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân; cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự…

    3. Giám đốc

    Giám đốc công ty là người điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị  về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Giám đốc có thể là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp  được  thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật; Giám đốc có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng không được quản lý doanh nghiệp theo quy định; có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh của công ty, nếu Điều lệ công ty không có quy định khác.

    4. Việc tham gia góp vốn

    Việc tham gia góp vốn vào doanh nghiệp mới được thực hiện theo thoả thuận giữa các thành viên góp vốn và phải được thực hiện trong 90 ngày kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Việc góp vốn của thành viên không liên quan đến thủ tục bầu/bổ nhiệm giám đốc trừ khi điều lệ công ty bạn có quy định khác.

    Trên đây là ý kiến tư vấn của luật sư, hi vọng giúp bạn giải đáp được những băn khoăn của mình, nếu bạn cần được tư vấn thêm, vui lòng kết nối với chúng tôi qua tổng đài tư vấn 1900 6289.

    Trân trọng./.

     
    Báo quản trị |  
  • #462350   25/07/2017

    GODFATHER_NBH
    GODFATHER_NBH
    Top 500
    Male


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/03/2010
    Tổng số bài viết (304)
    Số điểm: 1975
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 175 lần


    Chào bạn,

    Theo quy định tại khoản 1 điều 189 Luật doanh nghiệp 2014 thì một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    - Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó;

    - Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó;

    - Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó.

    Bạn có nêu rằng: "vì góp vốn công ty có 03 chủ thể khác nữa", ý của bạn nêu không rõ, không biết rằng công ty mẹ có 03 chủ thể (cá nhân hoặc tổ chức) khác góp vôn + giám đốc góp vốn vào hay là công ty con ngoài công ty mẹ góp hơn 50% vốn còn có 03 chủ thể (cá nhân hoặc tổ chức) khác góp vốn vào để thành lập công ty con?.

    Bạn cũng không nêu rõ công ty hiện tại là loại hình công ty gì: Công ty TNHH hay công ty cổ phần?, tỷ lệ góp vốn của vị giám đốc ở công ty hiện tại là bao nhiêu? Loại hình công ty con sẽ là công ty TNHH một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu hay công ty TNHH hai thành viên trở lên hay công ty cổ phần? Tỷ lệ vốn góp dự tính của vị giám đốc ở công ty mới là bao nhiêu? Nếu không có những thông tin này thì không thể tư vấn chính xác cho bạn được, vì không thể biết được vị giám đốc kia có nắm được tỷ lệ vốn góp đủ chi phối ra quyết định thành lập công ty con hay không, có đủ tỉ lệ vốn chi phối để quyết định bổ nhiệm giám đốc (người đại diện theo pháp luật) ở công ty mới hay không.

    Bạn nên cung cấp thêm những chi tiết trên để được tư vấn chính xác nhất, mỗi loại hinh doanh nghiệp sẽ có bộ hồ sơ thành lập tương ứng. Bạn có thể liên hệ trực tiếp với tôi qua số điện thoại 0979 473 688 để được tư vấn chi tiết hơn.

    ----

    Trân trọng.

    Nguyễn Bá Hưng - Luật Sư

    DĐ: 0979 473 688 - Email: Hunggialuat@gmail.com

    CÔNG TY TNHH LUẬT HƯNG GIA

    311-M21 Đường số 7, P.An Phú, Quận 2, HCM

    CN: 349 Bùi Trọng Nghĩa, Kp3, Trảng Dài, Biên Hoà, Đồng Nai.

     
    Báo quản trị |  
  • #462808   28/07/2017

    luatvichanly
    luatvichanly
    Top 150
    Lớp 2

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/08/2015
    Tổng số bài viết (625)
    Số điểm: 3445
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 116 lần


    Chào bạn, phòng tư vấn pháp luật doanh nghiệp công ty Luật LTD Kingdom xin tư vấn cho bạn như sau:

    1.     Thành lập công ty con

    Căn cứ Khoản 1 Điều 189 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định:

    1. Một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó;

    b) Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó;

    c) Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó.

    Theo đó, công ty bạn sẽ là công ty mẹ của công ty mới thành lập nếu công ty bạn góp vốn và sở hữu 50% vốn điều lệ của công ty mới đó.

    Về việc thủ tục thành lập công ty con áp dụng theo Luật doanh nghiệp 2014 và Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.

    Theo thông tin bạn cung cấp công ty bạn góp vốn cùng  3 chủ thể khác để thành lập công ty thì có thể lựa chọn thành lập công ty con theo mô hình công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc Công ty cổ phần.

    *)Hồ sơ gồm có:

    - giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

    - Quyết định thành lập công ty con của công ty mẹ;

    - Biên bản họp thành lập công ty con của công ty mẹ;

    - Thông báo thành lập công ty con của công ty mẹ;

    - Dự thảo điều lệ công ty con;

    - Danh sách thành viên công ty đối với trường hợp thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên; danh sách cổ đông sáng lập công ty đối với trưowngf hợp thành lập công ty cổ phần;

    - Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của công ty mẹ;

    - Bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của mỗi thành viên hoặc cổ đông công ty;

    - Một số giấy tờ có liên quan khác.

    Hồ sơ thành lập công ty nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

    Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ Phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

    2.     Giám đốc công ty mẹ có được làm giám đốc công ty con?

    Việc giám đốc công ty bạn (công ty mẹ) muốn tiếp tục trở thành giám đốc công ty con có được hay không không phụ thuộc vào việc cá nhân giám đốc có phải góp vốn để trở thành thành viên của Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng cổ đông.

    Mà phụ thuộc vào Quyết định của Hội đồng thành viên công ty đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc Quyết định của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần.

    Căn cứ vào Điểm đ Khoản 2  Điều 56 Luật doanh nghiệp 2014:

    “2. Hội đồng thành viên có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

    ………

    đ) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, ký và chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và người quản lý khác quy định tại Điều lệ công ty;”

    Và Điểm i Khoản 2 Điều 149 Luật doanh nghiệp 2014:

    “2. . Hội đồng quản trị có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

    …..i) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị; bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty quy định; quyết định, tiền lương và quyền lợi khác của những người quản lý đó; cử người đại diện theo ủy quyền tham gia Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông ở công ty khác, quyết định mức thù lao và quyền lợi khác của những người đó;”

    Để được tư vấn pháp luật miễn phí bạn vui lòng liên hệ Ms. Trang: 01682742583

    Trân trọng!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luatvichanly vì bài viết hữu ích
    ngochunglaw (22/05/2020)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Công ty Luật TNHH Tiền Phong

Hotline: 0916162618

Website: www.luattienphong.vn - www.luattienphong.net