Trách nhiệm khi xảy ra tai nạn thang máy
Vừa qua, vụ việc thang máy hư hỏng hơi tự do ở Hà Nội lại làm người dân đặt ra câu hỏi về trách nhiệm của những người có thẩm quyền trong việc xảy ra tai nạn.
Thang máy trong chung cư là một bộ phận của công trình xây dựng và chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm về mọi hạng mục thi công công trình đó. Tuy nhiên, trước và trong quá trình sử dụng, thang máy phải được kiểm định kỹ thuật an toàn và bảo trì, kiểm tra thường xuyên.
Xử phạt hành chính
Chưa tính đến việc bồi thường cho các nạn nhân, việc công trình xây dựng xảy ra sai phạm có thể khiến cho chủ đầu tư bị xử phạt theo những căn cứ sau:
- Xử phạt vi phạm quy định về bảo hành, bảo trì công trình xây dựng:
Điều 36 Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định:
“1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện trách nhiệm bảo hành theo quy định.
...”
Theo đó, mức phạt đối với hành vi không thực hiện trách nhiệm bảo hành theo quy định có thể bị xử phạt đến 20 triệu đồng
- Xử phạt vi phạm quy định về thiết kế công trình:
Theo các Khoản 1 và 3 Điều 29 Nghị định trên:
+ Hành vi Thay đổi thiết kế không theo đúng trình tự quy định bị phạt 10 – 20 triệu đồng
+ Hành vi Thiết kế không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường; phòng, chống cháy nổ; ứng phó với biến đổi khí hậu và các điều kiện an toàn khác bị phạt 30 – 40 triệu đồng
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Căn cứ bồi thường:
Theo Điều 605 Bộ luật dân sự 2015, khi nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại thì:
- Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác đó gây thiệt hại cho người khác.
- Khi người thi công có lỗi trong việc để nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại thì phải liên đới bồi thường.
Theo đó, chủ đầu tư của chung cư và người thi công công trình là những người có trách nhiệm phải bồi thường hoặc liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại.
Các thiệt hại phải được đến bù:
Theo các Điều 590 và 591 BLDS thì:
*Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm gồm:
- Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại
- Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại
- Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị
- Thiệt hại khác do pháp luật quy định
*Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:
- Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
- Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
- Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;
- Thiệt hại khác do luật quy định.
Các thiệt hại trên phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời.
Mời bạn đọc đóng góp thêm những thông tin liên quan đến vụ việc!
Cập nhật bởi hiesutran159 ngày 30/11/2020 04:22:18 CH