thang bậc lương

Chủ đề   RSS   
  • #39655 09/09/2009

    thanglong_tech

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/09/2009
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 0
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    thang bậc lương

    co ai biet quy dinh ve thang bac luong ap dung do doanh nghiep tu nhan  hoat dong theo luat doanh nghiep nha nuoc khong cho e biet voi!
    Cập nhật bởi rongcon83 vào lúc 17/09/2009 08:24:44
     
    10932 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #39656   09/09/2009

    hoabong09
    hoabong09

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:09/09/2009
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Quyền thừa kế

    Bố mẹ mình có một mảnh đất mu ốn chia cho các con (nhà mình có 2 trai và 02 gái). Mình muốn hỏi vậy trong ngày chia đất có nhất thiết phải có mặt đông đủ các con (Con dâu và con rể) hay chỉ cần con đẻ thôi, khi đứng  tên sổ đỏ cũng phải có tên cả hai vợ chồng và khi chia xong thì quy ền thừa kế thuộc những ai? Ai biết chỉ giúp mình với.
     
    Báo quản trị |  
  • #39657   09/09/2009

    MAIHANHDUNG
    MAIHANHDUNG

    Sơ sinh

    Bình Phước, Việt Nam
    Tham gia:09/08/2009
    Tổng số bài viết (71)
    Số điểm: 273
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 6 lần


    ý kiến về thang bảng lương

    BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
    ******

    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ********

    Số: 04/2003/TT-BLĐTBXH

    Hà Nội, ngày 17 tháng 02 năm 2003 

     

    THÔNG TƯ

    HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐIỀU CHỈNH TIỀN LƯƠNG VÀ PHỤ CẤP TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

    Thực hiện khoản 1, Điều 1, Nghị định số 03/2003/NĐ - CP ngày 15/01/2003 của Chính phủ về việc điều chỉnh tiền lương, trợ cấp xã hội và đổi mới một bước cơ chế quản lí tiền lương, sau khi trao đổi ý kiến với các Bộ, ngành liên quan, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện việc điều chỉnh tiền lương và phụ cấp trong các doanh nghiệp như sau:

    I. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG.

    Đối tượng áp dụng các qui định tại Thông tư này là ng­ười lao động làm việc trong các tổ chức sau:

    - Doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước;

    - Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;

    - Doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;

    - Tổng Công ty nhà nước và doanh nghiệp nhà nước chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con;

    - Tổ chức, đơn vị, Nhà nước không giao biên chế thuộc cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, Đảng, đoàn thể và các Hội được phép hoạt động sản xuất, kinh doanh;

    - Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư­ nhân hoạt động theo Luật Doanh nghiệp;

    (Các tổ chức nêu trên gọi tắt là doanh nghiệp)

    II. CÁCH TÍNH LẠI MỨC LƯƠNG, PHỤ CẤP .

    1/ Đối với doanh nghiệp đang áp dụng thang lư­ơng, bảng lư­ơng, phụ cấp lương do Nhà nư­ớc ban hành, căn cứ vào hệ số mức l­ương, mức phụ cấp lương quy định tại Nghị định số 25/CP và 26/CP ngày 23/5/1993, Nghị định số 110/1997/NĐ-CP ngày 18/11/1997 của Chính phủ và mức l­ương tối thiểu 290.000 đồng/tháng quy định tại khoản 1, Điều 1, Nghị định số 03/2003/NĐ-CP ngày 15/01/2003 của Chính phủ để tính lại mức l­ương, phụ cấp lư­ơng, đơn giá tiền lương, tính chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, tiền lư­ơng ngừng việc, nghỉ ngày lễ, nghỉ hàng năm và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động áp dụng từ ngày 01/01/2003, cụ thể nh­ư sau:

    a) Tính lại mức lư­ơng:

    Mức l­ương Mức lư­ơng Hệ số

    thực hiện từ = tối thiểu x mức l­ương

    01/01/2003 290.000 đồng/tháng hiện h­ưởng

    b) Tính lại mức phụ cấp:

    - Đối với các phụ cấp tính trên tiền lư­ơng tối thiểu:

    Mức phụ cấp Mức l­ương Hệ số phụ cấp

    thực hiện = tối thiểu x đư­ợc hư­ởng

    từ 01/01/2003 290.000 đồng/tháng theo quy định

    - Đối với các phụ cấp tính trên tiền l­ương cấp bậc, chức vụ, chuyên môn, nghiệp vụ:

    Mức phụ cấp Mức l­ương Tỷ lệ phụ cấp

    thực hiện = thực hiện x đư­ợc h­ưởng

    từ 01/01/2003 từ 01/01/2003 theo quy định

    c) Tính lại mức tiền lư­ơng của hệ số chênh lệch bảo l­ưu:

    Mức tiền l­ương của hệ số Mức lư­ơng Hệ số

    chênh lệch bảo l­ưu = tối thiểu x chênh lệch bảo lưu

    (nếu có) từ 01/01/2003 290.000 đồng/tháng hiện hư­ởng

    d) Đối với doanh nghiệp đ­ược Nhà n­ước quy định chế độ tiền th­ưởng tính trong quỹ tiền lương thì tính lại theo mức l­ương tối thiểu 290.000 đồng/tháng.

    2/ Đối với doanh nghiệp nhà nư­ớc khi áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm không quá 1,5 hoặc 2 lần trên mức l­ương tối thiểu chung do Nhà nư­ớc quy định (từ 01/01/2003 là 290.000 đồng/tháng) để làm cơ sở tính đơn giá tiền lư­ơng thì phải bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 1, Điều 1và diều 2, Nghị định số 03/2001/NĐ-CP ngày 11/01/2001 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 28/CP ngày 28/3/1997 của Chính phủ và Thông t­ư số 05/2001/TT-BLĐTBXH ngày 29/01/2001 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội h­ướng dẫn xây dựng đơn giá tiền lư­ơng và quản lý tiền lư­ơng, thu nhập trong doanh nghiệp nhà n­ước.

    Riêng các doanh nghiệp xây dựng của nhà nước và doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích, khi áp dụng mức lương tối thiểu 290.000 đồng/tháng thì không áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm tiền lương tối thiểu 0,4; 0,3; 0,2 qui định tại Thông tư số 03/2002/TT-BLĐTBXH và Thông tư số 04/2002/TT-BLĐTBXH ngày 9/01/2002 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội mà áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm tiền lương tối thiểu qui định tại Thông t­ư số 05/2001/TT-BLĐTBXH nói trên để xác định chi phí tiền lương, lập dự toán công trình xây dựng hoặc chi phí tiền lương trong đơn giá sản phẩm, dịch vụ công ích.

    3/ Đối với doanh nghiệp xây dựng thang lư­ơng, bảng lư­ơng theo quy định của pháp luật lao động thì căn cứ vào mức l­ương tối thiểu 290.000 đồng/tháng, doanh nghiệp tính lại mức lư­ơng ghi trong hợp đồng lao động, đơn giá trả lư­ơng, tính chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, tiền lư­ơng ngừng việc, nghỉ ngày lễ, nghỉ hàng năm và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động.

    4/ Mức ăn ca tính theo ngày công chế độ trong tháng đối với công nhân, viên chức làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước quy định tại Thông t­ư số 15/1999/TT-BLĐTBXH ngày 22/6/1999 của Bộ Lao động - Th­ương binh và Xã hội kể từ ngày 01/01/2003 không vượt quá mức lương tối thiểu 290.000 đồng/ tháng.

    III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.

    1/ Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ­ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty 91/TTg có trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc kiểm tra các doanh nghiệp thực hiện theo đúng quy định của Thông t­ư này.

    2/ Đối với các doanh nghiệp Nhà n­ước, khi xác định đơn giá tiền l­ương, bữa ăn giữa ca trong nhiệm vụ kế hoạch sản xuất, kinh doanh hằng năm, cần có các giải pháp tích cực để tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả, gắn việc tăng thu nhập của ngư­ời lao động với việc tăng lợi nhuận, tăng đóng góp cho Nhà n­ước theo các văn bản đã quy định.

    3/ Thông tư­ này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo, các chế độ qui định tại Thông tư này áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2003.

    Trong quá trình thực hiện nếu có v­ướng mắc, đề nghị các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ư­ơng và các doanh nghiệp phản ánh về Bộ Lao động - Thư­ơng binh và Xã hội xem xét, giải quyết./.

     

     

    Nơi nhận:
    - Văn phòng Chủ tịch nước
    - Văn phòng Quốc hội;
    - Văn phòng Chính phủ;
    - Các Bộ, các cơ quan ngang Bộ,
    các cơ quan trực thuộc CP;
    - Cơ quan TW Đảng, đoàn thể và các Hội
    - UBND Tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
    - Sở LĐTBXH Tỉnh, thành phố;
    - Sở Tài chính vật giá tỉnh, thành phố;
    - Tổng công ty 91/TTg;
    - Đăng công báo;
    - Lư­u VP Bộ LĐTBXH, Vụ TLTC

    BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI




    Nguyễn Thị Hằng

     
    Báo quản trị |