Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính Uỷ ban nhân dân các cấp

Chủ đề   RSS   
  • #576652 30/10/2021

    mttg

    Chồi


    Tham gia:24/12/2020
    Tổng số bài viết (61)
    Số điểm: 1340
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 21 lần


    Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính Uỷ ban nhân dân các cấp

    Trường hợp UBND cấp xã lập biên bản vi phạm hành chính xử phạt một cá nhân có hai hành vi vi phạm; vi phạm 1 là 30.000.000 đ; vi phạm 2 là 25.000.000 đ; vậy UBND xã trình UBND huyện hay UBND tỉnh xử phạt?

     
    495 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn mttg vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (01/11/2021)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #576659   30/10/2021

    Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính Uỷ ban nhân dân các cấp

    Theo Luật xử lý vi phạm hành chính 2012

    Việc xử phạt hành chính phải căn cứ trên văn bản Nghị định quy định cụ thể hành vi và thẩm quyền xử phạt, trường hợp này anh/chị chưa nếu rõ văn bản mình đang áp dụng để xác định thẩm quyền của chủ thể để xác định. Tuy vậy, căn cứ trên nguyên tắc sau:

    Điều 52. Nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả

    ...

    4. Trường hợp xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được xác định theo nguyên tắc sau đây:

     

    a) Nếu hình thức, mức xử phạt, trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với từng hành vi đều thuộc thẩm quyền của người xử phạt vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc người đó;

    Ví dụ: Văn quy định cho phép thẩm quyền của Chủ tịch UBND huyện được xử phạt đến 30 triệu, thì suy ra cả 2 hành vi đều nằm trong thẩm quyền của UBND cấp huyện.

    b) Nếu hình thức, mức xử phạt, trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với một trong các hành vi vượt quá thẩm quyền của người xử phạt vi phạm hành chính thì người đó phải chuyển vụ vi phạm đến cấp có thẩm quyền xử phạt;

    Ví dụ: Chủ tịch UBND huyện được xử phạt đến 25 triệu, Chủ tịch UBND cấp tỉnh là từ 25 triệu trở lên thì suy ra Chủ tịch UBND cấp tỉnh sẽ ra quyết định xử phạt.

     

    c) Nếu hành vi thuộc thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của nhiều người thuộc các ngành khác nhau, thì thẩm quyền xử phạt thuộc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền xử phạt nơi xảy ra vi phạm. 

     

    NHƯ VẬY, anh/chị kiểm tra lại văn bản đang đối chiếu thực hiện để áp dụng cho trường hợp của anh/chi, căn cứ trên quy định mức phạt tiền theo thẩm quyền để thực hiện theo nguyên tắc trên.

     
    Báo quản trị |