Thẩm quyền tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm pháp luật của Tòa án

Chủ đề   RSS   
  • #509597 07/12/2018

    Osstem

    Sơ sinh


    Tham gia:19/10/2013
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Thẩm quyền tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm pháp luật của Tòa án

    Em chào mọi người,

    Theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 BLTTDS 2015, Tòa án chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện/đơn yêu cầu của đương sự. Tuy nhiên, trong khi nghiên cứu vấn đề giao dịch dân sự vô hiệu, em có thắc mắc về thẩm quyền của Tòa án với tình huống cụ thể như sau:

    Ông A và Bà B ký với nhau một hợp đồng tình ái. Theo đó, ông A đồng ý cấp tiền hàng tháng cho bà B  để tiêu xài. Đổi lại, bà B phải phục vụ nhu cầu để thõa mãn cho ông A khi có yêu cầu. Sau khi ký hợp đồng, ông B cấp tiền đều đặn. Tuy nhiên bà A lại viện lý do để né tránh "phục vụ" ông B. Sau nhiều tháng, ông B yêu cầu chấm dứt hợp đồng và buộc bà A trả lại toàn bộ số tiền đã cấp nhưng bà A không đồng ý. Do đó, ông B khởi kiện bà A ra Tòa án. Tại phiên tòa, bà A cho rằng mình không vi phạm hợp đồng nên không đồng ý trả tiền. Cả hai không có yêu cầu tuyên bố hợp đồng tình ái đã ký vô hiệu.

    Vậy trong trường hợp này, Tòa án có tự tuyên bố hợp đồng vô hiệu do nội dung trái đạo đức xã hội/vi phạm điều cấm pháp luật không hay vẫn căn cứ trên hợp đồng này để xem xét bà A có vi phạm nghĩa vụ hay không?

     
    7766 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #509894   12/12/2018

    thuthaolaw
    thuthaolaw

    Female
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:16/02/2017
    Tổng số bài viết (84)
    Số điểm: 534
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 25 lần


     

    anducvo viết:

     

    Em chào mọi người,

    Theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 BLTTDS 2015, Tòa án chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện/đơn yêu cầu của đương sự. Tuy nhiên, trong khi nghiên cứu vấn đề giao dịch dân sự vô hiệu, em có thắc mắc về thẩm quyền của Tòa án với tình huống cụ thể như sau:

    Ông A và Bà B ký với nhau một hợp đồng tình ái. Theo đó, ông A đồng ý cấp tiền hàng tháng cho bà B  để tiêu xài. Đổi lại, bà B phải phục vụ nhu cầu để thõa mãn cho ông A khi có yêu cầu. Sau khi ký hợp đồng, ông B cấp tiền đều đặn. Tuy nhiên bà A lại viện lý do để né tránh "phục vụ" ông B. Sau nhiều tháng, ông B yêu cầu chấm dứt hợp đồng và buộc bà A trả lại toàn bộ số tiền đã cấp nhưng bà A không đồng ý. Do đó, ông B khởi kiện bà A ra Tòa án. Tại phiên tòa, bà A cho rằng mình không vi phạm hợp đồng nên không đồng ý trả tiền. Cả hai không có yêu cầu tuyên bố hợp đồng tình ái đã ký vô hiệu.

    Vậy trong trường hợp này, Tòa án có tự tuyên bố hợp đồng vô hiệu do nội dung trái đạo đức xã hội/vi phạm điều cấm pháp luật không hay vẫn căn cứ trên hợp đồng này để xem xét bà A có vi phạm nghĩa vụ hay không?

     

     

    Chào bạn, theo tôi thì TH này tòa sẽ bác đơn ngay từ đầu vì người khởi kiện không có quyền khởi kiện theo Điều 186 BLTTDS năm 2015 vì: quyền và lợi ích mà B cho rằng đang bị xâm phạm không hợp pháp (do "Hợp đồng tình ái" có nội dung trái đạo đức,xã hội nên không được pháp luật công nhận). Chính vì vậy, B không có quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án bảo vệ.

     

     

     

    CÔNG TY LUẬT TNHH MẠNH TÍN

    Website: https://luatmanhtin.vn - Email: luatmanhtin@gmail.com

    Hotline: 0865 474 505

     
    Báo quản trị |