Thẩm quyền tổ chức phong trào thi đua và các hình thức thi đua mới nhất 2024

Chủ đề   RSS   
  • #614363 22/07/2024

    vyle2512

    Sơ sinh

    Vietnam
    Tham gia:10/06/2024
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Thẩm quyền tổ chức phong trào thi đua và các hình thức thi đua mới nhất 2024

    Phong trào thi đua là một hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong đời sống xã hội, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Vậy có các loại danh hiệu thi đua nào theo quy định pháp luật?

    1. Các danh hiệu thi đua theo quy định pháp luật hiện hành

    Danh hiệu thi đua là hình thức ghi nhận, biểu dương, tôn vinh và khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối với cá nhân, tập thể, hộ gia đình có thành tích trong thi đua. ( Khoản 2 Điều 3 Luật thi đua khen thưởng 2022)

     

    Căn cứ Điều 19 Luật thi đua khen thưởng 2022 quy định về Danh hiệu thi đua đối với cá nhân như sau:

     

    + Chiến sĩ thi đua toàn quốc”.

     

    + Chiến sĩ thi đua Bộ, ban, ngành, tỉnh.

     

    + “Chiến sĩ thi đua cơ sở”.

     

    + “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến”.

     

    Căn cứ Điều 20 Luật thi đua khen thưởng 2022 quy định về Danh hiệu thi đua đối với tập thể, hộ gia đình như sau:

     

    - Danh hiệu thi đua đối với tập thể gồm:

     

    + “Cờ thi đua của Chính phủ”;

     

    + Cờ thi đua của Bộ, ban, ngành, tỉnh;

     

    + “Tập thể lao động xuất sắc”, “Đơn vị quyết thắng”;

     

    + “Tập thể lao động tiên tiến”, “Đơn vị tiên tiến”;

     

    + Xã, phường, thị trấn tiêu biểu;

     

    + Thôn, tổ dân phố văn hóa.

     

    - Danh hiệu thi đua đối với hộ gia đình là “Gia đình văn hóa”.

     

    Như vậy, pháp luật hiện hành quy định các danh hiệu thi đua như sau:

     

    Đối với cá nhân: Chiến sĩ thi đua toàn quốc, Chiến sĩ thi đua Bộ, ban, ngành, tỉnh, Chiến sĩ thi đua cơ sở, Lao động tiên tiến, Chiến sĩ tiên tiến

     

    Đối với tập thể: Cờ thi đua của Chính phủ, Cờ thi đua của Bộ, ban, ngành, tỉnh, Tập thể lao động xuất sắc, Đơn vị quyết thắng, Tập thể lao động tiên tiến, Đơn vị tiên tiến, Xã, phường, thị trấn tiêu biểu, Thôn, tổ dân phố văn hóa.

     

    Đối với hộ gia đình: Gia đình văn hóa

     

    2. Các hình thức thi đua 

     

    Căn cứ Khoản 1 Điều 16 Luật thi đua khen thưởng 2022 ( được hướng dẫn tại Điều 2 Thông tư 01/2024/TT-BNV) quy định về hình thức, phạm vi tổ chức thi đua như sau:

     

    - Thi đua thường xuyên là hình thức thi đua căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao của cá nhân, tập thể để tổ chức phát động, nhằm thực hiện tốt công việc hàng ngày, hàng tháng, hàng quý, hàng năm của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Đối tượng thi đua thường xuyên là các cá nhân trong một tập thể, các tập thể trong cùng một cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị có chức năng, nhiệm vụ, tính chất công việc tương đồng nhau được chia theo khối thi đua, cụm thi đua.

     

    Việc tổ chức phong trào thi đua thường xuyên phải xác định rõ mục đích, yêu cầu, mục tiêu, các chỉ tiêu cụ thể và được triển khai thực hiện tại cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc theo cụm thi đua, khối thi đua để phát động phong trào thi đua, ký kết giao ước thi đua. Kết thúc năm công tác, thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị, trưởng các cụm thi đua, khối thi đua tiến hành tổng kết và bình xét các danh hiệu thi đua.

     

    - Thi đua theo chuyên đề là hình thức thi đua nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm hoặc một lĩnh vực cần tập trung được xác định trong khoảng thời gian nhất định để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Chỉ phát động thi đua theo chuyên đề khi đã xác định rõ thời gian mục đích, yêu cầu, chỉ tiêu, nội dung và giải pháp cụ thể.

     

    Khi tổ chức phong trào thi đua theo chuyên đề trong phạm vi Bộ, ban, ngành, tỉnh có thời gian từ 03 năm trở lên, cơ quan chuyên trách công tác thi đua, khen thưởng của Bộ, ban, ngành, tỉnh gửi Kế hoạch tổ chức phát động phong trào thi đua về Bộ Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương) để theo dõi, tổng hợp, đối chiếu khi thẩm định hồ sơ khen thưởng cấp Nhà nước.

     

    Hiện nay có 2 hình thức thi đua là Thi đua thường xuyên và Thi đua khen thưởng. Thi đua có thể tổ chức trong phạm vi toàn quốc; bộ, ban, ngành, đoàn thể, địa phương; cụm, khối thi đua do Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp tổ chức hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị (Theo Khoản 2 Điều 16 Luật thi đua khen thưởng 2022).

     

    3. Cơ quan có thẩm quyền tổ chức phong trào thi đua 

     

    Căn cứ Điều 18 Luật thi đua khen thưởng 2022 quy định về thẩm quyền phát động, chỉ đạo phong trào thi đua như sau:

     

    - Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ phát động, chỉ đạo phong trào thi đua trong phạm vi toàn quốc.

     

    - Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, người đứng đầu ban, ngành phát động, chỉ đạo phong trào thi đua trong phạm vi ngành và lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý.

     

    - Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp phát động, chỉ đạo phong trào thi đua trong phạm vi địa phương.

     

    - Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phát động, chỉ đạo phong trào thi đua trong phạm vi cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý.

     

    Như vậy, tùy phạm vi tổ chức phong trào thi đua mà cơ quan có thẩm quyền phát động, chỉ đạo khác nhau. Các phong trào thi đua do cơ quan có thẩm quyền phát động phải phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

     

    Song song đó, mục tiêu, nội dung và hình thức thi đua phải cụ thể, thiết thực, dễ hiểu, dễ thực hiện và có tính động viên cao. Ngoài ra, phong trào thi đua khi tổ chức cũng cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức, đoàn thể trong việc tổ chức và quản lý phong trào thi đua.

     
     
    129 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận