Thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng được quy định như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #153050 06/12/2011

    thanhtuyendhv

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/12/2011
    Tổng số bài viết (18)
    Số điểm: 465
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng được quy định như thế nào?

    Chào mọi người, mọi người cho e hỏi lập vi bằng là gì? e cảm ơn! 

    Mọi người cho e hỏi thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng được quy định như thế nào? e Cám ơn!

    Cập nhật bởi ntdieu ngày 06/12/2011 01:03:42 CH ghép bài
     
    7304 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #153131   06/12/2011

    luatsuchanh
    luatsuchanh
    Top 25
    Male
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/03/2011
    Tổng số bài viết (3106)
    Số điểm: 22429
    Cảm ơn: 296
    Được cảm ơn 1477 lần


    Chào bạn!
    Vi bằng là một "bức ảnh" của một tình huống pháp lý cụ thể nào đó mà nó tạo thành một chứng cứ không thể tranh cãi ở tòa án.
    Theo quy định tại Điều 25 Nghị định61/2009/NĐ-CP. Thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng

    1. Thừa phát lại có quyền lập vi bằng đối với các sự kiện, hành vi theo yêu cầu của đương sự, trừ trường hợp quy định tại Điều 6 của Nghị định này, các trường hợp vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng, đời tư, đạo đức xã hội và các trường hợp pháp luật cấm.

    2. Thừa phát lại được lập vi bằng các sự kiện, hành vi xảy ra trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

    Điều 26. Thủ tục lập vi bằng

    1. Việc lập vi bằng phải do chính Thừa phát lại thực hiện. Thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại có thể giúp Thừa phát lại thực hiện việc lập vi bằng, nhưng Thừa phát lại phải chịu trách nhiệm về vi bằng do mình thực hiện.

    2. Vi bằng chỉ ghi nhận những sự kiện, hành vi mà Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến; việc ghi nhận phải khách quan, trung thực.

    3. Trong trường hợp cần thiết Thừa phát lại có quyền mời người làm chứng chứng kiến việc lập vi bằng.

    4. Vi bằng lập thành 03 bản chính: 01 bản giao người yêu cầu; 01 bản gửi Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh để đăng ký trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày lập vi bằng; 01 bản lưu trữ tại văn phòng Thừa phát lại theo quy định của pháp luật về chế độ lưu trữ đối với văn bản công chứng.

    5. Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được vi bằng, Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh phải vào sổ đăng ký vi bằng Thừa phát lại.

    Bạn xem tại đây:www.vanphongthuaphatlai.com.vn



    Cập nhật bởi luatsuchanh ngày 06/12/2011 01:38:36 CH Cập nhật bởi luatsuchanh ngày 06/12/2011 01:37:55 CH Cập nhật bởi luatsuchanh ngày 06/12/2011 01:37:20 CH Cập nhật bởi luatsuchanh ngày 06/12/2011 01:36:38 CH

    Giám đốc Công ty Luật TNHH DC Counsel (Luật Đức Chánh)

    - Trực thuộc đoàn Đoàn Luật sư Tp.Hồ Chí Minh

    Văn phòng: 194C Pasteur, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

    Điện thoại: (08) 66 540 777 - Email: luatsuchanh@gmail.com - luatsu@luatducchanh.vn

    Yahoo: luatsuchanh - Gtalk: luatsuchanh - Skype: luatsuchanh

    Website: https://dccounsel.vn

    Link tham khảo: http://bit.ly/CtyNuocNgoai - http://bit.ly/KetHonNNgoai - http://bit.ly/PhaplyKhoiNghiep - http://bit.ly/TlapTNHH -

     
    Báo quản trị |  
  • #599273   27/02/2023

    nitrum01
    nitrum01
    Top 500
    Lớp 1

    Vietnam
    Tham gia:25/12/2022
    Tổng số bài viết (325)
    Số điểm: 2630
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 45 lần


    Thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng được quy định như thế nào?

    Em xin cung cấp cho chị một số thông tin sau:

    Theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định 08/2020/NĐ-CP:

    “3. Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này.”

    Đồng thời, theo quy định tại khoản 2 Điều 36 Nghị định 08/2020/NĐ-CP thì:

    "3. Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật."

    Có thể thấy, vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập để ghi lại những sự kiện, hành vi có thật mà mình chứng kiến khi được cá nhân, tổ chức yêu cầu. Ngoài ra, theo quy định trên còn là một trong những nguồn chứng cứ  để xem xét giải quyết vụ việc đồng thời là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các bên.

    Về hình thức và nội dung của vi bằng thì theo quy định tại Điều 40 Nghị định 08/2020/NĐ-CP, cụ thể:

    “1. Vi bằng được lập bằng văn bản tiếng Việt, có nội dung chủ yếu sau đây:

    a) Tên, địa chỉ Văn phòng Thừa phát lại; họ, tên Thừa phát lại lập vi bằng;

    b) Địa điểm, thời gian lập vi bằng;

    c) Họ, tên, địa chỉ người yêu cầu lập vi bằng;

    d) Họ, tên người tham gia khác (nếu có);

    đ) Nội dung yêu cầu lập vi bằng; nội dung cụ thể của sự kiện, hành vi được ghi nhận;

    e) Lời cam đoan của Thừa phát lại về tính trung thực và khách quan trong việc lập vi bằng;

    g) Chữ ký của Thừa phát lại, dấu Văn phòng Thừa phát lại, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của người yêu cầu, người tham gia khác (nếu có) và người có hành vi bị lập vi bằng (nếu họ có yêu cầu).

    Vi bằng có từ 02 trang trở lên thì từng trang phải được đánh số thứ tự; vi bằng có từ 02 tờ trở lên phải được đóng dấu giáp lai giữa các tờ; số lượng bản chính của mỗi vi bằng do các bên tự thỏa thuận.

    2. Kèm theo vi bằng có thể có các tài liệu chứng minh; trường hợp tài liệu chứng minh do Thừa phát lại lập thì phải phù hợp với thẩm quyền, phạm vi theo quy định tại khoản 1 Điều 36 của Nghị định này.”

     

     
    Báo quản trị |  
  • #600938   30/03/2023

    Thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng được quy định như thế nào?

    Cảm ơn câu hỏi của bạn:

    Vi bằng là gì?

    Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020.

    Giá trị pháp lý của vi bằng

    - Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác.

    - Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

    Thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng, giá trị pháp lý của vi bằng được quy định chi tiết tại Điều 36 (lập vi bằng) Nghị định số 08/2020/NĐ-CP như sau:

    – Thừa phát lại được lập vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi toàn quốc, trừ các trường hợp quy định tại Điều 37 của Nghị định 08/2020/NĐ-CP;

    – Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác.

    – Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

    – Trong quá trình đánh giá, xem xét giá trị chứng cứ của vi bằng, nếu thấy cần thiết, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân có thể triệu tập Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác để làm rõ tính xác thực của vi bằng. Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phải có mặt khi được Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân triệu tập.

    Các trường hợp lập vi bằng?

    Vi bằng được lập nhằm ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật theo yêu cầu của các cá nhân, tổ chức, cơ quan trong phạm vi toàn quốc trừ các trường hợp quy định tại Điều 37 Nghị định 08/2020/NĐ-CP.

    Theo khuyến nghị của Bộ Tư pháp, những trường hợp sau đây nên được lập vi bằng:

    – Xác nhận về tình trạng nhà đất liền kề trước khi xây dựng công trình.

    – Xác nhận tình trạng nhà trước khi cho thuê hay mua nhà.

    – Xác nhận tình trạng nhà đất bị lấn chiếm.

    – Xác nhận việc chiếm giữ nhà, trụ sở, tài sản khác trái quy định của pháp luật.

    – Xác nhận tình trạng tài sản trước khi ly hôn hoặc thừa kế.

    – Xác nhận mức độ ô nhiễm.

    – Xác nhận về sự chậm trễ trong việc thi công công trình.

    – Xác nhận về tình trạng công trình khi nghiệm thu.

    – Xác nhận tình trạng thiệt hại của cá nhân, tổ chức do cá nhân khác gây ra.

    – Xác nhận các sự kiện pháp lý theo quy định của pháp luật.

    – Xác nhận giao dịch không thuộc thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chức, những việc không thuộc thẩm quyền chứng thực của ủy ban nhân dân theo quy định của pháp luật.

     
    Báo quản trị |  
  • #600953   30/03/2023

    Changchang0212
    Changchang0212

    Sơ sinh

    Vietnam
    Tham gia:20/03/2023
    Tổng số bài viết (47)
    Số điểm: 460
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    Thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng được quy định như thế nào?

    Cảm ơn câu hỏi của bạn, mình có ý kiến như sau về chủ đề này: lập vi bằng là việc Thừa phát lại lập văn bản trong đó ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác.

     
    Báo quản trị |