Thẩm quyền giải quyết về vấn đề xác định cha. mẹ cho con

Chủ đề   RSS   
  • #129401 09/09/2011

    hangxinhxan
    Top 500


    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:08/11/2009
    Tổng số bài viết (187)
    Số điểm: 1783
    Cảm ơn: 23
    Được cảm ơn 27 lần


    Thẩm quyền giải quyết về vấn đề xác định cha. mẹ cho con

      Theo quy định tại điều 28 nghị định 68/2002/ND-CP thì điều kiện để nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài  được quy định " việc nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài thường trú tại VIệt Nam với nhau theo quy định tại nghị định này chỉ được tiến hành, nếu bên nhận và bên được nhận đều còn sống vào thời điểm nộp đơn yêu cầu, tự nguyện và không có tranh chấp"
    thẩm quyền đăng ký việc nhận cha, mẹ con trong trường hợp này thuộc về ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
          Vậy trong trường hợp một người nước ngoài muốn công nhận một công dân Việt Nam (đã chết) là cha, và trong trường hợp này không có tranh chấp xảy ra (cụ thể là các con của người đã chết cũng thừa nhận người nước ngoài này là con ngoài giá thú của cha mình) thì thủ tục nhận cha sẽ như thế nào ạ? trường hợp này tòa án hay ủy ban nhân dân tỉnh sẽ có thẩm quyền giải quyết?
        Bởi lẽ, trong trường hợp này không thuộc thẩm quyền của ủy ban nhân dân tỉnh, còn nếu nói là thuộc thẩm quyền của tòa án thì cũng không có căn cứ pháp lý nào rõ ràng
    Cập nhật bởi KhacDuy25 ngày 09/09/2011 11:01:33 CH Cập nhật bởi hangxinhxan ngày 09/09/2011 10:20:32 CH

    hỏi một câu chỉ dốt chốc lát. nhưng không hỏi sẽ dốt nát cả đời

     
    14543 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #129555   10/09/2011

    TaiNhan288
    TaiNhan288
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2011
    Tổng số bài viết (141)
    Số điểm: 1030
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 47 lần


    Chào bạn xinhxan!

    Vấn đề của bạn đưa ra cũng hay đó chứ?

    Tôi xin trả lời cho bạn như sau: vấn đề này thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp tỉnh mà cụ thể là thuộc thẩm quyền của sở tư pháp (Phòng quản lý hộ tịch).

    cơ sở pháp lý là : Thông tư số 07/2002/TT-BTP

    2- Nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài

    2.1- Về điều kiện xin nhận cha, mẹ, con:

    Theo quy định tại Điều 28 của Nghị định, Sở tư pháp chỉ tiếp nhận đơn xin nhận cha, mẹ, con, nếu bên nhận và bên được nhận đều còn sống vào thời điểm nộp đơn yêu cầu, tự nguyện đồng ý và không có tranh chấp; nếu#ffff00;"> trong quá trình giải quyết hồ sơ mà một trong hai bên chết, không có tranh chấp, thì việc nhận cha, mẹ, con vẫn tiếp tục được giải quyết; nếu cả hai bên chết thì Sở tư pháp đình chỉ việc giải quyết nhận cha, mẹ, con.


    Ở đây cả thông tư hướng dẫn cũng chỉ mới dừng lại điều chỉnh trong trường hợp 1 trong 2 bên đã chết nhưng là chết trong quá trình giải quyết giải quyết, có nghĩa là sau thời điểm nhận hồ sơ, vậy trong trường hợp có 1 người chết trước thì thẩm quyền sẽ thuộc cơ quan nào ? Luật không quy định rõ, tuy nhiên không phải là không có hướng giải quyết.


    Theo tôi trong trương hợp này cơ quan giải quyết là Tòa án, và để có đủ cơ sở cho Tòa án thụ lý giải quyết thì chỉ cần tạo ra tranh chấp như vậy là đã hợp lý rồi, có nghĩa là họ chỉ cần vẽ chuyện ra là có 1 hoặc 1 số người trong gia đình không thừa nhận người đó là con của người chết thì Tòa án sẽ thụ lý thôi.

    Như vậy là chúng ta có thể lấp được một khoảng trống của luật.

    Trên đây là ý kiến của cá nhận tôi, bạn xinh xắn có thể tham khảo!

    không gì là không thể

     
    Báo quản trị |  
  • #129557   10/09/2011

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    Nếu chiếu theo quy định ở nghị định 68/2002/NĐ-CP thì rõ ràng trường hợp này không thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh.

    Còn về thẩm quyền của tòa án thì có thể căn cứ vào điều khoản sau của BLTTDS 2004

    Điều 410. Quy định chung về thẩm quyền của Toà án Việt Nam giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài

    1. Thẩm quyền của Toà án Việt Nam giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo quy định tại Chương III của Bộ luật này, trừ trường hợp Chương này có quy định khác.

    2. Toà án Việt Nam giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong các trường hợp sau đây:

    a) Bị đơn là cơ quan, tổ chức nước ngoài có trụ sở chính tại Việt Nam hoặc bị đơn có cơ quan quản lý, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam;

    b) Bị đơn là công dân nước ngoài, người không quốc tịch cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam hoặc có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam;

    c) Nguyên đơn là công dân nước ngoài, người không quốc tịch cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam đối với vụ việc dân sự về yêu cầu đòi tiền cấp dưỡng, xác định cha mẹ;

    d) Vụ việc dân sự về quan hệ dân sự mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật Việt Nam hoặc xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam, nhưng có ít nhất một trong các đương sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài;

    đ) Vụ việc dân sự về quan hệ dân sự mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài hoặc xảy ra ở nước ngoài, nhưng các đương sự đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam và nguyên đơn hoặc bị đơn cư trú tại Việt Nam;

    e) Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mà việc thực hiện toàn bộ hoặc một phần hợp đồng xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam;

    g) Vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam.

     
    Báo quản trị |  
  • #129563   10/09/2011

    TaiNhan288
    TaiNhan288
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2011
    Tổng số bài viết (141)
    Số điểm: 1030
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 47 lần


    Anh ntdieu muốn nói điều gì đây???

    không gì là không thể

     
    Báo quản trị |  
  • #129573   10/09/2011

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    Nghĩa là nếu người có quốc tịch nước ngoài có yêu cầu gửi tòa án về việc xác định cha mẹ thì tòa án sẽ có thẩm quyền giải quyết, trong quy định này không thấy nói tới điều kiện cả hai bên cùng còn sống. Vậy là trả lời được cho câu hỏi của Hằng Xinh Xắn rồi,
     
    Báo quản trị |  
  • #129579   10/09/2011

    TaiNhan288
    TaiNhan288
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2011
    Tổng số bài viết (141)
    Số điểm: 1030
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 47 lần


    Ôi, bác ơi bác bác đọc dùm em lại Điều 28 Bộ luật TTDS thử xem yêu cầu công nhận cha mẹ cho con có thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án không vậy bác?

    Bác không nên nhầm lẫn vụ án dân sự với vụ việc dân sự và tranh chấp với yêu cầu!

    chào bác!

    không gì là không thể

     
    Báo quản trị |  
  • #129614   10/09/2011

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    TaiNhan288 viết:
    Ôi, bác ơi bác bác đọc dùm em lại Điều 28 Bộ luật TTDS thử xem yêu cầu công nhận cha mẹ cho con có thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án không vậy bác?

    Bác không nên nhầm lẫn vụ án dân sự với vụ việc dân sự và tranh chấp với yêu cầu!

    chào bác!


    Hihi, đúng là tôi không được học hành đầy đủ nên đôi khi không phân biệt rõ vụ việc với vụ án

    Tuy nhiên suy nghĩ của tôi cũng tương tự như ở bài viết bên trên của bạn thôi, nếu tòa án không chịu giải quyết việc dân sự thì chỉ cần kêu 1 trong số các con ông kia không đồng ý dẫn đến tranh chấp, khi đó nó trở thành vụ án dân dự, và tòa án sẽ phải giải quyết thôi. Khi tòa đồng ý nhận đơn rồi thì ông con kia làm bộ đồng ý là vui vẻ cả nhà thôi mà. Luật chưa có quy định thì ta vận dụng luật để làm đúng quy định, như vậy không gọi là lách luật.

     
    Báo quản trị |  
  • #129618   10/09/2011

    TaiNhan288
    TaiNhan288
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2011
    Tổng số bài viết (141)
    Số điểm: 1030
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 47 lần


    ntdieu viết:


    Hihi, đúng là tôi không được học hành đầy đủ nên đôi khi không phân biệt rõ vụ việc với vụ án




    Bác lại khiêm tốn quá rồi, tại bác chưa đọc kỷ thôi. cảm ơn bác vì đã có cùng quan điểm với em !

    Chúc bác cuối tuần vui vẻ!

    không gì là không thể

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TaiNhan288 vì bài viết hữu ích
    ntdieu (10/09/2011)
  • #129624   10/09/2011

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    TaiNhan288 viết:

    Bác lại khiêm tốn quá rồi, tại bác chưa đọc kỷ thôi. cảm ơn bác vì đã có cùng quan điểm với em !

    Chúc bác cuối tuần vui vẻ!


    Không phải tôi khiêm tốn đâu, trong lĩnh vực này tôi là người ít học thật mà. Vừa tham gia trả lời và cũng để học hỏi thêm.

    Tôi rất khâm phục những bài viết của bạn, chỉ mới tham gia có chục ngày nhưng bạn đã trở nên một thành viên nổi bật của diễn đàn rồi.  

    Nice weekend !!!
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    TaiNhan288 (10/09/2011)
  • #129583   10/09/2011

    caythongnoel
    caythongnoel
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:29/05/2011
    Tổng số bài viết (1582)
    Số điểm: 15903
    Cảm ơn: 225
    Được cảm ơn 534 lần


    Theo em cũng đồng ý với anh #33cccc;">ntdieu Tòa án  sẽ là cơ quan giải quyết vụ việc này. Thủ tục tư pháp áp dụng trong trường hợp tranh chấp nhận cha mẹ và con ( cơ quan tòa án  nhân dân có thẩm quyền giải quyết).

    Luật sư: Nguyễn Văn Xuyên

    Văn Phòng Luật Sư Quang Thượng

    Địa chỉ: 231/3A đường Chiến Lược, P. Bình Trị Đông, quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh.

    SĐT: 0901 20.26.27

    Hợp đồng - Đất đai, Nhà cửa - Hôn nhân, Thừa kế - Hình sự - Lĩnh vực Luật khác

     
    Báo quản trị |  
  • #129584   10/09/2011

    TaiNhan288
    TaiNhan288
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2011
    Tổng số bài viết (141)
    Số điểm: 1030
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 47 lần


    @cây thông nô en !

    bạn đã học đến luật TTDS chưa?

    không gì là không thể

     
    Báo quản trị |  
  • #129628   10/09/2011

    caythongnoel
    caythongnoel
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:29/05/2011
    Tổng số bài viết (1582)
    Số điểm: 15903
    Cảm ơn: 225
    Được cảm ơn 534 lần


    Mình học luật hôn nhân gia đình có nói đến vấn đề này.

    Luật sư: Nguyễn Văn Xuyên

    Văn Phòng Luật Sư Quang Thượng

    Địa chỉ: 231/3A đường Chiến Lược, P. Bình Trị Đông, quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh.

    SĐT: 0901 20.26.27

    Hợp đồng - Đất đai, Nhà cửa - Hôn nhân, Thừa kế - Hình sự - Lĩnh vực Luật khác

     
    Báo quản trị |