Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động người nước ngoài

Chủ đề   RSS   
  • #88084 13/03/2011

    BeToan89
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:24/11/2010
    Tổng số bài viết (977)
    Số điểm: 17101
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 151 lần


    Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động người nước ngoài

    Chào các bạn:

    Ông A, quốc tịch Đức, làm việc cho chi nhánh công ty B - một công ty có trụ sở chính tại Hoa Kỳ - tại Hà Nội. Sau 8 năm làm việc với hai bản HĐLĐ ký với chi nhánh, ông A. nghỉ việc theo đúng quy định tại Điều 37, BLLĐ nhưng không được chi nhánh công ty B thanh toán trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 42, BLLĐ. Ngày 14/04/2008, ông A. khởi kiện chi nhánh Công ty B. ra Tòa án nhân dân thành phố H. yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp về trợ cấp thôi việc.

    Vậy cho mình hỏi trong trường hợp trên thì Tòa án nhân dân thành phố H có giải quyết được không? Và giải quyết như thế nào?

    Mong các bạn góp ý.

    Betoan1989@yahoo.com

    *Khi là chính mình, bạn không có bất cứ điều gì phải sợ.

     
    21805 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn BeToan89 vì bài viết hữu ích
    kienanls (22/03/2011)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #88474   15/03/2011

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    Trả lời : Theo quy định của bộ luật lao động thì tranh chấp giữa ông A và chi nhánh công ty B thuộc phạm vi điều chỉnh của bộ luật này.

    #0000ff; font-family: verdana;">Điều 3. #0000ff; font-family: verdana;">Công dân Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, tại các cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế đóng trên lãnh thổ Việt Nam và người nước ngoài làm việc trong các doanh nghiệp, tổ chức và cho cá nhân Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam đều thuộc phạm vi áp dụng của Bộ luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.

    Theo quy định của bộ luật tố tụng dân sự thì trường hợp bạn nêu ra thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án nhân dân cấp huyện

    #0000ff; font-family: verdana;">Điều 33.#0000ff; font-family: verdana;"> Thẩm quyền của Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

    #0000ff; font-family: verdana;">1. Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Toà án nhân dân cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:

    #0000ff; font-family: verdana;">a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 25 và Điều 27 của Bộ luật này;

    #0000ff; font-family: verdana;">b) Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều 29 của Bộ luật này;

    #0000ff; font-family: verdana;">c) Tranh chấp về lao động quy định tại khoản 1 Điều 31 của Bộ luật này.

    #0000ff; font-family: verdana;">2. Toà án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu sau đây:

    #0000ff; font-family: verdana;">a) Yêu cầu về dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 26 của Bộ luật này;

    #0000ff; font-family: verdana;">b) Yêu cầu về hôn nhân và gia đình quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 28 của Bộ luật này.

    #0000ff; font-family: verdana;">3. Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân dân cấp huyện.

    #0000ff; font-family: verdana;">Điều 31.#0000ff; font-family: verdana;"> Những tranh chấp về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án

    #0000ff; font-family: verdana;">1. Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động mà Hội đồng hoà giải lao động cơ sở, hoà giải viên lao động của cơ quan quản lý nhà nước về lao động quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoà giải không thành hoặc không giải quyết trong thời hạn do pháp luật quy định, trừ các tranh chấp sau đây không nhất thiết phải qua hoà giải tại cơ sở:

    #0000ff; font-family: verdana;">a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

    #0000ff; font-family: verdana;">b) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động và người sử dụng lao động; về trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;

    #0000ff; font-family: verdana;">c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;

    #0000ff; font-family: verdana;">d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về lao động;

    #0000ff; font-family: verdana;">đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp xuất khẩu lao động.

     
    Báo quản trị |  
  • #88480   15/03/2011

    nguyenbuibahuy
    nguyenbuibahuy
    Top 200
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (469)
    Số điểm: 3185
    Cảm ơn: 72
    Được cảm ơn 67 lần


    Tôi nhận thấy bạn có một tình huống rất hay.!!!

           Về vấn đề Tòa án Thành phố H có thẩm quyền thụ lý không bạn có thể tham khảo Điều 405, 410 và chương III bộ luật tố tụng dân sự và Khoản 4 Mục 1 Nghị quyết 01/2005/NQ-HĐTP.

           Về vấn đề pháp luật áp dụng để giải quyết tranh chấp trên thì căn cứ vào điều 758, điều 769 bộ luật dân sự, pháp luật việt nam sẽ được áp dụng.

           Căn cứ vào khoản 2 điều 133, điều 42Bộ luật lao động thì công ty có nghĩa vụ trợ cấp cho ông A.
         Đây là ý kiến cá nhân, mong bạn trao đổi thêm.

    Nguyễn Bùi Bá Huy - nguyenbuibahuy@gmail.com

    Công Ty Luật TNHH Sài Gòn Á Châu - www.saigon-asialaw.com

     
    Báo quản trị |  
  • #88507   15/03/2011

    hiyatuongda
    hiyatuongda
    Top 100
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2010
    Tổng số bài viết (689)
    Số điểm: 13555
    Cảm ơn: 605
    Được cảm ơn 540 lần


    Chào ntdieu, bahuy và BeToan

    Nhờ 1 người bạn mà Hiya đọc được bài viết về vấn đề này và ý kiến của chuyên gia này như sau:

    Vấn đề này có trên thực tế và Tòa án Tp H ra Quyết định đình chỉ vụ án, bởi lẽ, ông A là người nước ngoài làm việc cho Chi nhánh công ty B cũng là công ty nước ngoài không thuộc đối tượng điều chỉnh của BLLD 1994 được sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006, 2007. Căn cứ theo quy định tại Điều 3 BLLD:

    "Điều 3. Công dân Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, tại các cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế đóng trên lãnh thổ Việt Nam và người nước ngoài làm việc trong các doanh nghiệp, tổ chức và cho cá nhân Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam đều thuộc phạm vi áp dụng của Bộ luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác."

    Vậy, người nước ngoài làm việc cho doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài tại VN không được đề cập đến trong danh sách đối tượng điều chỉnh của BLLD VN. Tuy nhiên, để giải quyết như thế nào thì cần phải căn cứ vào điều ước quốc tế, song phương hoặc đa phương mà VN và các nước trên là thành viên tham gia ký kết.

    Các bạn tiếp tục góp ý kiến nhé!
    Thân ái,
    D.T.L

    Cập nhật bởi hiyatuongda ngày 15/03/2011 11:24:24 PM sửa lỗi

    Clear Thinking!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hiyatuongda vì bài viết hữu ích
    ntdieu (16/03/2011)
  • #88526   16/03/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Hiyatuongda đã chính xác trong  trường hợp này.
     
    Báo quản trị |  
  • #88581   16/03/2011

    BeToan89
    BeToan89
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:24/11/2010
    Tổng số bài viết (977)
    Số điểm: 17101
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 151 lần


    Ntdieu:
    Trả lời : Theo quy định của bộ luật lao động thì tranh chấp giữa ông A và chi nhánh công ty B thuộc phạm vi điều chỉnh của bộ luật này.

    #0000ff; font-family: verdana;">Điều 3. #0000ff; font-family: verdana;">Công dân Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, tại các cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế đóng trên lãnh thổ Việt Nam và người nước ngoài làm việc trong các doanh nghiệp, tổ chức và cho cá nhân Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam đều thuộc phạm vi áp dụng của Bộ luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.

    Theo quy định của bộ luật tố tụng dân sự thì trường hợp bạn nêu ra thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án nhân dân cấp huyện

    nguyenbuibahuy
    Tôi nhận thấy bạn có một tình huống rất hay.!!!

           Về vấn đề Tòa án Thành phố H có thẩm quyền thụ lý không bạn có thể tham khảo Điều 405, 410 và chương III bộ luật tố tụng dân sự và Khoản 4 Mục 1 Nghị quyết 01/2005/NQ-HĐTP.

           Về vấn đề pháp luật áp dụng để giải quyết tranh chấp trên thì căn cứ vào điều 758, điều 769 bộ luật dân sự, pháp luật việt nam sẽ được áp dụng.

           Căn cứ vào khoản 2 điều 133, điều 42Bộ luật lao động thì công ty có nghĩa vụ trợ cấp cho ông A.

    Betoan:
     xin cảm ơn cac bạn đã tham gia góp ý:

    Riêng betoan thì có ý kiên giống bạn Hyatuongda hơn,

    Mình xin có ý kiến thế nà nhé

    Tại Điều 3 BLLĐ quy định các trường hợp người Việt Nam lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế đóng trên lãnh thổ Việt Nam và người nước ngoài làm việc cho doanh nghiệp, cá nhân Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam, nhưng không quy định về trường hợp người nước ngoài làm việc cho các cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế, các chi nhánh doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế đóng trên lãnh thổ Việt Nam; đồng thời Điều 131 BLLĐ cũng chỉ quy định chung chung là người nước ngoài lao động tại Việt Nam thì được pháp luật lao động Việt Nam bảo vệ. Như vậy, căn cứ vào Điều 3 và Điều 131, thì những người nước ngoài làm việc cho các cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế, các chi nhánh doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế đóng trên lãnh thổ Việt Nam hoàn toàn không được pháp luật lao động Việt Nam bảo vệ.


    Cái ví dụ trên cũng là một thực tế chứng mình cho điều này.





    Betoan1989@yahoo.com

    *Khi là chính mình, bạn không có bất cứ điều gì phải sợ.

     
    Báo quản trị |  
  • #88679   16/03/2011

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    Đúng là đọc kỹ điều 3 thì thấy hiyatuongda có lý
     
    Báo quản trị |  
  • #88687   16/03/2011

    nguyenbuibahuy
    nguyenbuibahuy
    Top 200
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (469)
    Số điểm: 3185
    Cảm ơn: 72
    Được cảm ơn 67 lần


               Vấn đề này mình cũng đã nhận thấy khi viết phản hồi trước đó. Quan hệ này có thuộc đối tượng điều chỉnh cảu BLLĐ không phụ thuộc vào giải thích điều 3 BLLĐ. Cụ thể là đoạn : "#0000ff; font-family: verdana;">#0000ff; font-family: verdana;"> ...và người nước ngoài làm việc trong các doanh nghiệp, tổ chứccho cá nhân Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam đều thuộc phạm vi áp dụng của Bộ luật này.....". Đúng là ghi thế này mổi người hiểu một kiểu. Vì không có giải thích chính thức.
              Tuy nhiên, nếu đọc điều 133:

    Điều 133

    1- Người nước ngoài làm việc từ đủ ba tháng trở lên cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam phải có giấy phép lao động do cơ quan quản lý nhà nước về lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp; thời hạn giấy phép lao động theo thời hạn hợp đồng lao động, nhưng không quá 36 tháng và có thể được gia hạn theo đề nghị của người sử dụng lao động.

    2- Người nước ngoài lao động tại Việt Nam được hưởng các quyền lợi và phải thực hiện các nghĩa vụ theo pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.
            Theo điều này thì Pháp Luật của ta cũng bảo vệ  người nước ngaoì làm việc tại Việt Nam đấy chứ.

    Nguyễn Bùi Bá Huy - nguyenbuibahuy@gmail.com

    Công Ty Luật TNHH Sài Gòn Á Châu - www.saigon-asialaw.com

     
    Báo quản trị |  
  • #88718   17/03/2011

    hiyatuongda
    hiyatuongda
    Top 100
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2010
    Tổng số bài viết (689)
    Số điểm: 13555
    Cảm ơn: 605
    Được cảm ơn 540 lần


    Chào Bahuy!

    Theo cách hiểu của Hiya,

    1. Một VBPL nào đó được ban hành thì VB có một đối tượng điều chỉnh nhất định và sẽ được quy định cụ thể trong VB đó. Và toàn bộ đối tượng mà VB đề cập đến về sau chỉ được hiểu là vẫn nằm trong phạm vi đối tượng điều chỉnh của VB đó. Do đó, quy định tại Điều 3 BLLĐ không điều chỉnh quan hệ giữa ông A và Công ty B thì toàn bổ Bộ luật này cũng không điều chỉnh. Vì vậy, Hiya vẫn giữ quan điểm như trên.

    2. Bahuy viết:
    "Vấn đề này mình cũng đã nhận thấy khi viết phản hồi trước đó. Quan hệ này có thuộc đối tượng điều chỉnh cảu BLLĐ không phụ thuộc vào giải thích điều 3 BLLĐ. Cụ thể là đoạn : "#0000ff; font-family: verdana;">#0000ff; font-family: verdana;"> ...và người nước ngoài làm việc trong các doanh nghiệp, tổ chứccho cá nhân Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam đều thuộc phạm vi áp dụng của Bộ luật này.....". Đúng là ghi thế này mổi người hiểu một kiểu. Vì không có giải thích chính thức."

    "1- Người nước ngoài làm việc từ đủ ba tháng trở lên cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam phải có giấy phép lao động do cơ quan quản lý nhà nước về lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp; thời hạn giấy phép lao động theo thời hạn hợp đồng lao động, nhưng không quá 36 tháng và có thể được gia hạn theo đề nghị của người sử dụng lao động."

    Theo Bahuy thì Hiya nghĩ Huy cho rằng Doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân tại Việt Nam thì bao gồm cả đại diện thương mại của nước ngoài tại VN , do đó, Huy cho rằng BLLĐ vẫn điều chỉnh trường hợp ông A đúng không?

    Theo NĐ 34/2008/NĐ-CP quy định về quản lý và tuyển dụng người nước ngoài làm việc tại VN và TT 08/2008 có đề cập đến: Người nước ngoài làm việc tại VN theo hình thức như thế nào? Và doanh nghiệp, tổ chức có sử dụng người nước ngoài bao gồm những doanh nghiệp, tổ chức nào?

    Và việc ông A người Đức làm việc cho hiện diện thương mại của công ty B tại VN không được gọi là người nước ngoài làm việc tại VN, trừ trường hợp ông A thuộc đối tượng di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện thương mại trên lãnh thổ VN và đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng.

    Hiya dẫn đến NĐ 34 và TT 08 là để chứng minh rằng không phải như Bahuy nói "Đúng là ghi như thế này mỗi người một kiểu" đâu. Mà mình phải thừa nhận một điều thực tế là BLLĐ chưa bảo vệ được ông A tại VN.

    Thân ái,
    D.T.L

    Clear Thinking!

     
    Báo quản trị |  
  • #88784   17/03/2011

    nguyenbuibahuy
    nguyenbuibahuy
    Top 200
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (469)
    Số điểm: 3185
    Cảm ơn: 72
    Được cảm ơn 67 lần


    hiyatuongda viết:


    Theo NĐ 34/2008/NĐ-CP quy định về quản lý và tuyển dụng người nước ngoài làm việc tại VN và TT 08/2008 có đề cập đến: Người nước ngoài làm việc tại VN theo hình thức như thế nào? Và doanh nghiệp, tổ chức có sử dụng người nước ngoài bao gồm những doanh nghiệp, tổ chức nào?

    Và việc ông A người Đức làm việc cho hiện diện thương mại của công ty B tại VN không được gọi là người nước ngoài làm việc tại VN, trừ trường hợp ông A thuộc đối tượng di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện thương mại trên lãnh thổ VN và đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng.


         Chào Hiya!
            Mình không đồng ý với bạn ở đoạn này. Người nước ngoài lao động Làm việc cho chi nhánh của công ty nước ngoài  tại Việt Nam không chỉ có trường hợp di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp mà còn trường hợp tại điểm a :
    "a) Thực hiện hợp đồng lao động với doanh nghiệp, tổ chức tại Việt Nam theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam; "
          Chi nhánh của công ty nước ngoài vẫn là một tổ chúc tại Việt Nam.
    Ngoài ra, Hợp đồng lao động này được giao kết và thực hiện hoàn toàn tại Việt Nam nên Pháp luật việt nam sẽ được áp dụng. Các bên klhoong có quyền lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng này. Cơ sở Điều 769 BLDS.

    Cập nhật bởi nguyenbuibahuy ngày 17/03/2011 11:24:06 AM

    Nguyễn Bùi Bá Huy - nguyenbuibahuy@gmail.com

    Công Ty Luật TNHH Sài Gòn Á Châu - www.saigon-asialaw.com

     
    Báo quản trị |  
  • #88771   17/03/2011

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chào mọi người,

    Cái vụ này vui à nhen

    Theo quan điểm của mình, dựa trên nguyên tắc cơ bản tòa án VN có quyền tài phán đối với mọi hoạt động xảy ra trên lãnh thổ VN (trừ trường hợp có ký kết các cam kết hoặc hiệp định quốc tế) thì đúng ra tòa án VN có đủ thẩm quyền đứng ra phân xử vụ tranh chấp trên.

    Tuy nhiên quyền tài phán này có thể không được áp dụng nếu hai bên đã thỏa thuận trước đó sẽ áp dụng luật của quốc gia khác trong giải quyết tranh chấp lao động.

    Mà đề bài chỉ nói là có ký hợp đồng lao động thì đâu có biết được trong hợp đồng này nó nói cái gì trong đó. Biết đâu nó đồng ý áp dụng các khoản lợi ích cho người lao động căn cứ theo các qui định luật pháp của Đức hoặc Mỹ. Nay người lao động lại quay ra đòi trợ cấp thôi việc là quyền lợi theo qui định của pháp luật lao động VN nên bị tòa án VN từ chối xét xử là đúng rồi. 

    Bởi vì theo mình biết thì lao động nước ngoài khi sang VN làm việc theo dạng "biệt phái" hoặc "chỉ định" của công ty mẹ ở các quốc gia phát triển thì thường ký hợp đồng lao động với công ty mẹ theo các điều khoản qui định của luật tại các quốc gia này chứ ít khi áp dụng luật VN do có nhiều qui định có lợi hơn (Gặp các trường hợp này chắc chắn tòa án VN sẽ từ chối thụ lý khi có tranh chấp xảy ra).

    Còn nếu như ký hợp đồng lao động theo qui định của luật VN và đồng ý áp dụng luật VN trong xử lý tranh chấp (thường áp dụng đối với các lao động nước ngoài dạng "ba lô") thì có lẽ tòa án VN sẽ không từ chối xét xử.

    Thân

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #88808   17/03/2011

    hiden_face
    hiden_face
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Bạc Liêu, Việt Nam
    Tham gia:28/05/2010
    Tổng số bài viết (303)
    Số điểm: 3851
    Cảm ơn: 102
    Được cảm ơn 121 lần


    Unjustice viết:
    Chào mọi người,

    Cái vụ này vui à nhen

    Theo quan điểm của mình, dựa trên nguyên tắc cơ bản tòa án VN có quyền tài phán đối với mọi hoạt động xảy ra trên lãnh thổ VN (trừ trường hợp có ký kết các cam kết hoặc hiệp định quốc tế) thì đúng ra tòa án VN có đủ thẩm quyền đứng ra phân xử vụ tranh chấp trên.

    Tuy nhiên quyền tài phán này có thể không được áp dụng nếu hai bên đã thỏa thuận trước đó sẽ áp dụng luật của quốc gia khác trong giải quyết tranh chấp lao động.

    Mà đề bài chỉ nói là có ký hợp đồng lao động thì đâu có biết được trong hợp đồng này nó nói cái gì trong đó. Biết đâu nó đồng ý áp dụng các khoản lợi ích cho người lao động căn cứ theo các qui định luật pháp của Đức hoặc Mỹ. Nay người lao động lại quay ra đòi trợ cấp thôi việc là quyền lợi theo qui định của pháp luật lao động VN nên bị tòa án VN từ chối xét xử là đúng rồi. 

    Bởi vì theo mình biết thì lao động nước ngoài khi sang VN làm việc theo dạng "biệt phái" hoặc "chỉ định" của công ty mẹ ở các quốc gia phát triển thì thường ký hợp đồng lao động với công ty mẹ theo các điều khoản qui định của luật tại các quốc gia này chứ ít khi áp dụng luật VN do có nhiều qui định có lợi hơn (Gặp các trường hợp này chắc chắn tòa án VN sẽ từ chối thụ lý khi có tranh chấp xảy ra).

    Còn nếu như ký hợp đồng lao động theo qui định của luật VN và đồng ý áp dụng luật VN trong xử lý tranh chấp (thường áp dụng đối với các lao động nước ngoài dạng "ba lô") thì có lẽ tòa án VN sẽ không từ chối xét xử.

    Thân
     
                 Em chào anh Hải!
       Em xin phép đc trao đổi vấn đề nhỏ này:
       Anh có viết: "Tuy nhiên quyền tài phán này có thể không được áp dụng nếu hai bên đã thỏa thuận trước đó sẽ áp dụng luật của quốc gia khác trong giải quyết tranh chấp lao động."
       Theo em thì việc chọn luật áp dụng giữa các bên không làm mất đi thẩm quyền tài phán của 1 quốc gia. Nếu các bên thỏa thuận chọn luật áp dụng mà vụ việc vẩn thuộc thẩm quyền của tòa án Việt Nam thì tòa án Việt Nam vẩn có thẩm quyền giải quyết và luật áp dụng để giải quyết nội dung vụ tranh chấp sẽ là luật do các bên lựa chọn nếu lựa chọn đó đáp ứng đủ điều kiện của việc chọn luật.
        Đó là ý kiến của em. Mong được trao đổi thêm!

    ngotungan1989@gmail.com

    When you cant be by my side...you are in my heart...

     
    Báo quản trị |  
  • #88787   17/03/2011

    hiyatuongda
    hiyatuongda
    Top 100
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2010
    Tổng số bài viết (689)
    Số điểm: 13555
    Cảm ơn: 605
    Được cảm ơn 540 lần


    Gửi anh Hải!

    Em đồng ý với anh Hải, nếu có thỏa thuận giữa các bên áp dụng theo qui định của luật VN và đồng ý áp dụng luật VN thì Tòa án VN vẫn có thẩm quyền giải quyết. Căn cứ vào hệ thuộc Luật do các bên ký kết hợp đồng lựa chọn (Lex voluntatis) trong tư pháp quốc tế, hệ thuộc này theo nguyên tắc: Các bên tham gia hợp đồng được tự do thỏa thuận lựa chọn hệ thống pháp luậ mà họ cho là hợp lý để giải quyết quan hệ hợp đồng, dựa trên ý chí tự nguyện và bình đẳng giữa các bên.

    Trong trường hợp, nếu 2 bên không có thỏa thuận thì căn cứ vào Điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương.

    Nhưng chúng em đang thắc mắc, trường hợp trên của ông A, hai bên không thỏa thuận và không có Điều ước quốc tế giữa các nước và ông A cũng chẳng thuộc đối tượng BLLĐ VN bảo vệ. Vậy lúc này, phải chẳng Tòa án đình chỉ là đúng và 1 thực tế là BLLĐ không bảo vệ được người lao động này.

    Và theo như em biết,

    Người lao động nước ngoài dạng "ba lô" vẫn thuộc đối tượng điều chỉnh của BLLĐ nên tranh chấp vẫn thuộc thẩm quyền của Tòa án VN và áp dụng BLLĐ, NĐ 34 và TT 08 để bảo vệ quyền và nghĩa vụ của người lao động này như anh ntdieu nêu ở trên. Bởi lẽ, họ là thuộc diện người nước ngoài làm việc trong các doanh nghiệp, tổ chức và cho cá nhân VN trên lãnh thổ VN nằm trong đối tượng điều chỉnh quy định tại Điều 3 BLLĐ.

    Thân ái,
    D.T.L
    P/s: Thanks anh Hải đã cùng trao đổi với tụi em./.

    Cập nhật bởi hiyatuongda ngày 17/03/2011 11:34:54 AM sửa

    Clear Thinking!

     
    Báo quản trị |  
  • #88795   17/03/2011

    hiyatuongda
    hiyatuongda
    Top 100
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2010
    Tổng số bài viết (689)
    Số điểm: 13555
    Cảm ơn: 605
    Được cảm ơn 540 lần


    Gửi Bahuy

    Đối tượng và phạm vi áp dụng của Thông tư này là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam và các doanh nghiệp, tổ chức tại Việt Nam có sử dụng người nước ngoài quy định tại Điều 1 của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP, cụ thể như sau:

    1. Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo các hình thức sau:

    a) Thực hiện hợp đồng lao động với doanh nghiệp, tổ chức tại Việt Nam  theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam;

    b) Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp có hiện diện thương mại tại Việt Nam;

    ........

    Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam nêu trên sau đây gọi chung là người nước ngoài.

    2. Doanh nghiệp, tổ chức có sử dụng người nước ngoài, bao gồm:(trong đây không nêu hiện diện thương mại tại VN)

    a) Doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, bao gồm:

    - Công ty nhà nước hoạt động theo Luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003 hiện nay tiếp tục hoạt động theo quy định tại Điều 166 của Luật Doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005.

    - Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh đã thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 1999 hiện nay tiếp tục hoạt động theo quy định tại khoản 1 Điều 170 của Luật Doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005.

    - Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp Giấy phép đầu tư theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, bao gồm:

    + Doanh nghiệp liên doanh;

    + Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài;

    + Công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo Nghị định số 38/2003/NĐ-CP ngày 15/4/2003 của Chính phủ về việc chuyển đổi một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần;

    + Dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh đã được cấp Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

    b) Các nhà thầu (thầu chính, thầu phụ) nước ngoài nhận thầu tại Việt Nam;

    c) Văn phòng đại diện, chi nhánh của các tổ chức kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, y tế;

    d) Các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp; tổ chức phi chính phủ;

    đ) Các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước;

    e) Các cơ sở y tế, văn hóa, giáo dục, thể thao (kể cả các cơ sở thành lập theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư), bao gồm:

    - Các cơ sở thể thao được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về thể dục, thể thao;

    - Các trường, trung tâm, cơ sở về giáo dục, đào tạo, dạy nghề được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về giáo dục, đào tạo, dạy nghề và pháp luật lao động;

    - Các bệnh viện, viện có giường bệnh, trung tâm y tế, trạm y tế, trung tâm phòng chống bệnh xã hội, trung tâm y tế dự phòng, trại điều trị và các cơ sở y tế được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về y tế Việt Nam;

    - Các cơ sở văn hóa được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.

    g) Văn phòng dự án nước ngoài hoặc quốc tế tại Việt Nam;

    h) Văn phòng điều hành của bên hợp doanh nước ngoài theo hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam;

    i) Các tổ chức hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam;

    k) Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã.

    Các doanh nghiệp, tổ chức nêu trên sau đây gọi chung là người sử dụng lao động.

    Bahuy tham khảo nhé!

    Thân ái,

    Clear Thinking!

     
    Báo quản trị |  
  • #89311   19/03/2011

    nguyenbuibahuy
    nguyenbuibahuy
    Top 200
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (469)
    Số điểm: 3185
    Cảm ơn: 72
    Được cảm ơn 67 lần


    hiyatuongda viết:

    2. Doanh nghiệp, tổ chức có sử dụng người nước ngoài, bao gồm:(trong đây không nêu hiện diện thương mại tại VN)

    c) Văn phòng đại diện, chi nhánh của các tổ chức kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, y tế;

    d

    Hihi... Bạn Hiya ơi...Ngay điểm c khoản 2 đã nêu lên hiện diện thương mại của tổ chức kinh tế.

    Nguyễn Bùi Bá Huy - nguyenbuibahuy@gmail.com

    Công Ty Luật TNHH Sài Gòn Á Châu - www.saigon-asialaw.com

     
    Báo quản trị |  
  • #89078   18/03/2011

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chào mọi người!

    Ở đây có hai vấn đề cần làm rõ:

    1 - Luật áp dụng trong diễn giải và giải thích hợp đồng

    2 - Cơ quan tài phán xử lý tranh chấp liên quan đến hợp đồng

    Ở phần trước đúng là anh chưa chuẩn. Trong trường hợp cả hai bên đã lựa chọn luật nước ngoài và cả cơ quan tài phán nước ngoài (thiếu phần này) để giải quyết tranh chấp dân sự thì chắc chắn tòa án VN sẽ không giải quyết. Vì đây là quan hệ dân sự không phải hình sự.

    Nếu lựa chọn luật nước ngoài mà lại chọn tòa án VN xử lý thì khi đó về lý thuyết thì tòa án VN sẽ thụ lý và sẽ xử theo luật nước ngoài. Nhưng trên thực tế cái này chắc cũng hổng được vì luật VN chưa có qui định. Nhưng trên thế giới có một số tòa án ở một số quốc gia chấp nhận thụ lý kiện tụng để xét xử theo luật của quốc gia khác (nhưng chỉ là luật được áp dụng phổ biến thôi ví dụ như luật của New York hoặc England & Wales).

    Nên tóm lại là ý của Hiden_face đúng nhưng chưa áp dụng được ở VN em nhé. Chắc chờ lớp tụi em lên làm thẩm phán thay thế lớp anh BachThanh (à mà quên anh BachThanh chỉ chuyên hình sự) có hiểu biết sâu rộng về luật thế giới đi làm trọng tài cho tranh chấp thế giới.

    @hiya

    Vì anh nghi ngờ là hợp đồng lao động ông A ký với công ty mẹ của CN B tại VN áp dụng các nội dung lương, thưởng theo luật của nước sở tại nơi công ty mẹ đóng, cơ quan tài phán chọn ở đó luôn. Việc ký hợp đồng lao động với CN B chỉ mang tính hình thức. Vì thế nên tòa VN mới từ chối thụ lý.

    Còn nếu như em nói hợp đồng không có đề cập đến 2 nội dung trên thì theo thông lệ tòa án VN phải đứng ra xét xử do hoạt động cung cấp và sử dụng lao động này diễn ra trên lãnh thổ VN. Nhưng nếu tòa án VN không chịu xét xử thì "gí súng bắt ổng xử"  hihi (Ổng hổng chịu thụ lý đơn thì tự xử với nhau thôi chứ biết làm sao bi giờ :)).

    Thân.

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #89354   20/03/2011

    hiyatuongda
    hiyatuongda
    Top 100
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2010
    Tổng số bài viết (689)
    Số điểm: 13555
    Cảm ơn: 605
    Được cảm ơn 540 lần


    Thanks cả nhà đã cùng trao đổi với hiya! Tuy nhiên, hiya vẫn giữ quan điểm của mình như trên.


    Chúc cả nhà cuối tuần dzui dze!

    Clear Thinking!

     
    Báo quản trị |  
  • #92923   05/04/2011

    trangmeo_9x
    trangmeo_9x

    Sơ sinh

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:05/04/2011
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chào các anh chị!

    E là mem mới, e có 1 vấn đề sau đây cần hỏi anh chị
    Công ty A có vốn đầu tư 100% nước ngoài, thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam. Khi có tranh chấp về hợp đồng lao động với công nhân thì tranh chấp này thuộc đối tượng điều chỉnh của công pháp quốc tế. Đúng hay sai? Giải thích?

    Tình huống trên em làm như sau:
    Khẳng định trên là sai. Việc giải quyết tranh chấp thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật nào chia làm 2 trường hợp

    Trường hợp 1: Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài toàn quyền thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, do nhà đầu tư nước ngoài tự quản lý và chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, có các quyền lợi và nghĩa vụ ghi trong giấy phép đầu tư---> vậy với trường hợp này thì nếu có xảy ra tranh chấp lao động thì do Điều ước quốc tế, song phương hoặc đa phương mà VN và các nước trên là thành viên tham gia ký kết.
    Trường hợp 2: Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, có tư cách pháo nhân theo pháp luật Việt Nam, được tổ chức và hoạt động theo các quy đinh của pháp luật Việt Nam---->trường hợp nếu có tranh chấp xảy ra thì căn cứ vào Điều 3 BLLĐ để giải quyết.

    Em mong anh chị có ý kiến trao đổi giúp e tình huống này. Em cám ơn ạ

     
    Báo quản trị |  
  • #93763   07/04/2011

    hiden_face
    hiden_face
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Bạc Liêu, Việt Nam
    Tham gia:28/05/2010
    Tổng số bài viết (303)
    Số điểm: 3851
    Cảm ơn: 102
    Được cảm ơn 121 lần


    trangmeo_9x viết:
    Chào các anh chị!

    E là mem mới, e có 1 vấn đề sau đây cần hỏi anh chị
    Công ty A có vốn đầu tư 100% nước ngoài, thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam. Khi có tranh chấp về hợp đồng lao động với công nhân thì tranh chấp này thuộc đối tượng điều chỉnh của công pháp quốc tế. Đúng hay sai? Giải thích?

    Tình huống trên em làm như sau:
    Khẳng định trên là sai. Việc giải quyết tranh chấp thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật nào chia làm 2 trường hợp

    Trường hợp 1: Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài toàn quyền thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, do nhà đầu tư nước ngoài tự quản lý và chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, có các quyền lợi và nghĩa vụ ghi trong giấy phép đầu tư---> vậy với trường hợp này thì nếu có xảy ra tranh chấp lao động thì do Điều ước quốc tế, song phương hoặc đa phương mà VN và các nước trên là thành viên tham gia ký kết.
    Trường hợp 2: Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, có tư cách pháo nhân theo pháp luật Việt Nam, được tổ chức và hoạt động theo các quy đinh của pháp luật Việt Nam---->trường hợp nếu có tranh chấp xảy ra thì căn cứ vào Điều 3 BLLĐ để giải quyết.

    Em mong anh chị có ý kiến trao đổi giúp e tình huống này. Em cám ơn ạ


                    Chào bạn!
            Theo mình thì câu "Công ty A có vốn đầu tư 100% nước ngoài, thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam. Khi có tranh chấp về hợp đồng lao động với công nhân thì tranh chấp này thuộc đối tượng điều chỉnh của công pháp quốc tế." là sai vì quan hệ trên không thể nào là đối tượng điều chỉnh của công pháp quốc tế. mà quan hệ trên nếu có thể thì ở góc độ nào đó nó thuộc sự điều chỉnh của tư pháp quốc tế. Qua phần trao đổi của bạn mình thấy bạn có tách bạch giữa luật Việt Nam và Điều ước quốc tế...và lập luận là công ty trên có phải là pháp nhân được thành lập theo pháp luật Việt Nam hay không, mình
    hiểu ý bạn nhưng hình như bạn chưa tách bạch được công pháp quốc tế và tư pháp quốc tế. Đó là ý kiến của mình! Rất mong được trao đổi thêm. Thân!
    Cập nhật bởi hiden_face ngày 07/04/2011 10:22:11 PM

    ngotungan1989@gmail.com

    When you cant be by my side...you are in my heart...

     
    Báo quản trị |  
  • #93009   05/04/2011

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    Chào trangmeo_9x :

    Nếu người lao động là người Việt Nam thì cho dù làm cho Cty 100% vốn nước ngoài cũng phải tuân theo luật lao động của VN. Như vậy không có việc áp dụng công pháp quốc tế ở đây.
     
    Báo quản trị |  
  • #93063   05/04/2011

    trangmeo_9x
    trangmeo_9x

    Sơ sinh

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:05/04/2011
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Cám ơn a ntdieu!
    Nhưng e nghĩ ở trường hợp này phải xác định cty A đó có tư cách pháp nhân ở VIệt Nam ko chứ ạ. Nếu có thig mới chịu sự điều chỉnh của PLVN, nếu ko thì phải xem xét về ĐƯQT chứ
     
    Báo quản trị |