Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai cần biết

Chủ đề   RSS   
  • #517991 11/05/2019

    lamkylaw
    Top 100
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/10/2018
    Tổng số bài viết (660)
    Số điểm: 14232
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 612 lần


    Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai cần biết

    Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai cần biết

    >>> 05 trường hợp được cấp GCN quyền sử dụng đất dù có vướng mắc

    >>> Diện tích tách thửa tối thiểu đối với đất ở của 63 tỉnh, thành [MỚI NHẤT]

     
    Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Vậy cơ quan nào sẽ xử lý vấn đề gì, mời bạn theo dõi nội dung dưới đây:

    Quy định tại điều 203 Luật đất đai 2013 mà Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

    1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

    Trong đó các loại giấy tờ quy định tại điều 100 cụ thể như sau:

    1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:

    a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

    b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

    c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;

    d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

    đ) Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;

    e) Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;

    g) Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ.

    2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật và đất đó không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.

    3. Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, văn bản công nhận kết quả hòa giải thành, quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; trường hợp chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật.

    4. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà chưa được cấp Giấy chứng nhận thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; trường hợp chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật.

    5. Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ; đất nông nghiệp quy định tại khoản 3 Điều 131 của Luật này và đất đó không có tranh chấp, được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

    2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

    a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

    b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

    3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

    a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

    b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

    4. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.

     

     
    34157 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn lamkylaw vì bài viết hữu ích
    admin (11/04/2023) minhhung72 (15/05/2019) thoangnet (14/05/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #524285   30/07/2019

    Cho mình hỏi, trường hợp có tranh chấp đất đai thuộc trường hợp phải hòa giải ở UBND xã. Mình đã nộp hồ sơ để yêu cầu hòa giải, tuy nhiên phía xã không có động tĩnh gì, không có biên nhận đã nhận đơn yêu cầu hòa giải, cũng không có mời các bên lên để tiến hành hòa giải. Vậy mình phải làm như thế nào?

     
    Báo quản trị |  
  • #527306   01/09/2019

    ChanhLe96
    ChanhLe96
    Top 150
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/07/2019
    Tổng số bài viết (560)
    Số điểm: 4470
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 110 lần


    Camgiangsn viết:

    Cho mình hỏi, trường hợp có tranh chấp đất đai thuộc trường hợp phải hòa giải ở UBND xã. Mình đã nộp hồ sơ để yêu cầu hòa giải, tuy nhiên phía xã không có động tĩnh gì, không có biên nhận đã nhận đơn yêu cầu hòa giải, cũng không có mời các bên lên để tiến hành hòa giải. Vậy mình phải làm như thế nào?

     

    Trường hợp bạn đã làm đơn và gửi Ủy ban nhân dân xã yêu cầu tổ chức hòa giải nhưng vẫn chưa được tổ chức hòa giải, bạn gửi đơn khiếu nại lần 1 đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã về không thực trách nhiệm tổ chức hòa giải (Điều 204 Luật Đất đai năm 2013; Điều 7 Luật Khiếu nại năm 2011). Tuy nhiên bạn cần chú ý về thời hiệu được khiếu nại là 90 ngày kể từ thời điểm hết 45 ngày là thời hạn Ủy ban nhân dân xã phải tổ chức và tiến hành hòa giải. 
     
    Trường hợp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại (40 ngày kể từ ngày nộp đơn) hoặc không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, bạn có thể thực hiện khiếu nại lần 2 đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu (Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện) hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính đối với hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân xã. (Điều 7, Điều 28, Điều 33 Luật Khiếu nại năm 2011). 
     
    Trên đây là nội dung trả lời trường hợp bạn hỏi và hy vọng rằng sự tư vấn của tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp với tôi để được tư vấn cụ thể hơn.
     
    Báo quản trị |  
  • #524315   30/07/2019

    thuylinh2311
    thuylinh2311
    Top 75
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2017
    Tổng số bài viết (920)
    Số điểm: 9451
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 142 lần


    Đối với tranh chấp về đất đai thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp là UBND cấp huyện, cấp tỉnh hoặc TAND. Còn UBND xã thì chỉ có thẩm quyền hòa giải.
    Tại Điều 202 và Điều 203 Luật đất đai 2013 quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai như sau:

    - Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
     
    - Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
     
    - Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.
     
    Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
     
    1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
     
    2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
     
    a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
     
    b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;
     
     
    Báo quản trị |  
  • #543779   17/04/2020

    thanghi.info
    thanghi.info
    Top 150
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/02/2020
    Tổng số bài viết (501)
    Số điểm: 3255
    Cảm ơn: 41
    Được cảm ơn 98 lần


    Trường hợp việc giải quyết tranh chấp đất đai theo con đường tố tụng dân sự thì thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án. Theo quy định tại Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì Tòa án án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nơi có đất bị tranh chấp. Đa số do Tòa án cấp huyện giải quyết trừ một số trường hợp do Tòa án cấp tỉnh giải quyết như đương sự đang ở nước ngoài hoặc cần ủy thác tư pháp.

     
    Báo quản trị |  
  • #583761   30/04/2022

    anhhong58
    anhhong58
    Top 150
    Lớp 4

    Vietnam
    Tham gia:16/03/2022
    Tổng số bài viết (496)
    Số điểm: 5096
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 51 lần


    Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai cần biết

    Cảm ơn bạn vì đã chia sẻ thông tin vô cùng hữu ích về Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai.

    Tuy nhiên, cần lưu ý trước khi khởi kiện giải quyết tranh chấp tại Tòa án thì các bên cần tiến hành hòa giải cở sở tại UBND cấp xã nơi có đất đang tranh chấp.

     
     
    Báo quản trị |  
  • #584484   29/05/2022

    Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai cần biết

    Cảm ơn bạn vì bài viết mang đến thông tin rất hữu ích. Tranh chấp đất đai luôn là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm và xuất hiện rất nhiều trong đời sống. Do đó những người có tranh chấp về đất đai cần phải biết những quy định này để khởi kiện, giải quyết ở đúng nơi. 

     
    Báo quản trị |  
  • #585473   19/06/2022

    tlthuthao21899
    tlthuthao21899
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Bến Tre
    Tham gia:06/12/2019
    Tổng số bài viết (433)
    Số điểm: 3290
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 52 lần


    Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai cần biết

    Cảm ơn tác giả về bài viết hay và hữu ích này nhé. Trước khi đọc bài viết của bạn mình rất lăn tăn về vấn đề thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai, vì trong công việc mình gặp phải trường hợp về tranh chấp đất đai rất nhiều. Qua bài viết này mình học hỏi được nhiều kiến thức. Mong rằng sau này bạn sẽ chia sẻ nhiều bài viết hữu ích nữa nhé.

     
    Báo quản trị |  
  • #587196   30/06/2022

    chaann
    chaann
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:08/06/2022
    Tổng số bài viết (404)
    Số điểm: 3485
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 50 lần


    Cảm ơn những thông tin hữu ích của bạn. Tranh chấp đất đai được hiểu là sự tranh chấp, mâu thuẫn hay xung đột về mặt lợi ích, quyền lợi của các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai. Việc xác định thẩm quyền trong giải quyết tranh chấp đất đai sau khi qua giai đoạn hòa giải không thành sẽ do Tòa án giải quyết.

     
    Báo quản trị |  
  • #588390   27/07/2022

    Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai cần biết

    Bài viết của bạn rất hữu ích. Mình cảm ơn bạn đã dành thời gian để chia sẻ bài viết này đến mình, cũng như tất cả những người tham gia diễn đàn Dân luật. Nhờ có bài viết này mà mình đã có thêm được kiến thức pháp luật bổ ích về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
     
    Báo quản trị |