Thẩm quyền của TTCP và chủ tịch nước

Chủ đề   RSS   
  • #211579 05/09/2012

    beauiifulqueen9xbn

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/09/2012
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 95
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Thẩm quyền của TTCP và chủ tịch nước

    cho e hỏi tại sao luật quy định thủ tướng CP không có quyền bổ nhiệm, bãi nhiệm ,miễn nhiệm mà cái đó lại do chủ tich nước quyết định ah? E xin cảm ơn mọi người 

     
    11761 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #211584   05/09/2012

    longquochan
    longquochan
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2012
    Tổng số bài viết (799)
    Số điểm: 7274
    Cảm ơn: 215
    Được cảm ơn 446 lần


    Thẩm quyền của TTCP và chủ tịch nước

    Bạn ơi theo Hiến Pháp thì thủ tướng là do chủ tịch nước giới thiệu lên Quốc Hội sau đó Quốc Hội bầu mà.Chủ tịch nước chỉ có quyền giới thiệu thôi.Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất,đại diện cho ý chí của nhân dân,trong khi đó thủ tướng là người đứng đầu Chính Phủ,là người đại diện cho bộ máy nhà nước.Vì vậy việc bầu như vậy mới đảm bảo được sự công bằng và thể hiện được ý chí của nhân dân.:D

    Tư vấn pháp luật miễn phí qua gmail: hoangtunglkd.neu@gmail.com.

    Hãy nhớ rằng những gì bạn biết chỉ là một hạt cát, còn những điều bạn chưa biết mới đúng là một đại dương.

    Không phải lúc nào bạn cố gắng cũng thành công,nhưng phải luôn cố gắng để không hối tiếc khi thất bại !!!

     
    Báo quản trị |  
  • #211761   06/09/2012

    Cesc-ie
    Cesc-ie

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:06/09/2012
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Thẩm quyền của TTCP và chủ tịch nước

    Có thể cho e hỏi chi tiết hơn 1 chút được không ạ?

    Vì sao Thủ tướng Chính phủ lại không được bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Bộ trưởng mà lại do Chủ tịch nước?

    (E đã trả lời thầy là do Hiến pháp quy định thế nhưng thầy yêu cầu chính xác và chi tiết hơn, e không rõ phải chi tiết như thế nào ngoài việc đưa ra các điều khoản trong HP92 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch nước cũng như Thủ tướng Chính phủ ạ)

    E cảm ơn trước ạ :)

    Born to be Culé...:)

     
    Báo quản trị |  
  • #212356   08/09/2012

    longquochan
    longquochan
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2012
    Tổng số bài viết (799)
    Số điểm: 7274
    Cảm ơn: 215
    Được cảm ơn 446 lần


    Cesc-ie viết:

    Có thể cho e hỏi chi tiết hơn 1 chút được không ạ?

    Vì sao Thủ tướng Chính phủ lại không được bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Bộ trưởng mà lại do Chủ tịch nước?

    (E đã trả lời thầy là do Hiến pháp quy định thế nhưng thầy yêu cầu chính xác và chi tiết hơn, e không rõ phải chi tiết như thế nào ngoài việc đưa ra các điều khoản trong HP92 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch nước cũng như Thủ tướng Chính phủ ạ)

    E cảm ơn trước ạ :)

    Chào bạn  Cesc-ie

    Mình xin đính chính lại tí là Bộ trưởng không phải do chủ tịch nước bổ nhiệm mà là do thủ tướng giới thiệu sau đó Quốc Hội bầu.bạn có thể xem thêm quyền hạn của chủ tịch nước và thủ tướng trong HP 1992.

    Về câu hỏi tại sao thủ tướng lại không có quyền bổ nhiệm bộ trưởng bởi Bộ Trưởng là do cơ quan quyền lực là Quốc hội bầu ra vì vậy việc kiểm tra giám sát các hoạt động của Bộ trưởng cũng như cách chức cũng phải thuộc thẩm quyền của Quốc Hội.Thủ tướng là người đứng đầu CP là cơ quan hành pháp,thực hiện thực thi pháp luật theo nghị quyết của QH.Như vậy là có thể thấy rõ có sự tách bạch giữa cơ quan quyền lực và cơ quan hành chính.Thủ tướng chỉ có quyền  bổ nhiệm Thứ trưởng....

    Tư vấn pháp luật miễn phí qua gmail: hoangtunglkd.neu@gmail.com.

    Hãy nhớ rằng những gì bạn biết chỉ là một hạt cát, còn những điều bạn chưa biết mới đúng là một đại dương.

    Không phải lúc nào bạn cố gắng cũng thành công,nhưng phải luôn cố gắng để không hối tiếc khi thất bại !!!

     
    Báo quản trị |  
  • #211994   06/09/2012

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    Suy diễn từ bài trả lời của LS Tòng, không lẽ các vị ĐBQH năm 1992 sợ rằng Chính phủ trở thành một đám bè phái với nhau sao

     
    Báo quản trị |  
  • #211995   06/09/2012

    daongocduc278
    daongocduc278

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:26/04/2012
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 2 lần


    ntdieu viết:

    Suy diễn từ bài trả lời của LS Tòng, không lẽ các vị ĐBQH năm 1992 sợ rằng Chính phủ trở thành một đám bè phái với nhau sao

    em cũng giống ý của bác :))

     
    Báo quản trị |  
  • #212000   06/09/2012

    leanhthu
    leanhthu
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/11/2008
    Tổng số bài viết (1840)
    Số điểm: 17440
    Cảm ơn: 654
    Được cảm ơn 1146 lần


       Chào bạn! Theo mình bạn nên tham khảo Luật tổ chức chính phủ quy định cụ thể tại Điều 20 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của thủ tướng chính phủ bạn nhé.

    Để được giải đáp mọi thắc mắc vui lòng liên hệ, LS. Lê Văn Thư - SĐT: 0977184216 ; Công ty Luật TNHH Thành Thái

    Trụ sở: Tổ 13, Phường Yên Nghĩa, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội

    Tel: SĐT 0977184216, Email: luatthanhthai@gmail.com; facebook: https://www.facebook.com/luatthanhthai.vn/; skype: leanhthu307

    Trân trọng!

     
    Báo quản trị |  
  • #212174   07/09/2012

    congtyluatdanviet
    congtyluatdanviet

    Mầm

    Bắc Giang, Việt Nam
    Tham gia:05/01/2012
    Tổng số bài viết (73)
    Số điểm: 505
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 36 lần


     Luật sư Chu Văn Hành - Công ty luật Dân Việt xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:

    Theo quy định tại Điều 20 - Luật tổ chức Chính phủ năm 2001 quy định nhiệm và quyền hạn của thủ tướng chính phủ như sau:

    1- Lãnh đạo công tác của Chính phủ, các thành viên Chính phủ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp:

    - Quyết định các chủ trương, biện pháp cần thiết để lãnh đạo và điều hành hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành chính Nhà nước từ trung ương đến cơ sở;

    - Quy định chế độ làm việc với thành viên Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

    - Chỉ đạo, phối hợp hoạt động của các thành viên Chính phủ, quyết định những vấn đề có ý kiến khác nhau giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

    - Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện những quyết định của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ và Thủ tướng ở các ngành, các cấp;

    2- Triệu tập và chủ toạ các phiên họp của Chính phủ;

    3- Đề nghị Quốc hội thành lập hoặc bãi bỏ các Bộ, cơ quan ngang Bộ; trình Quốc hội và trong thời gian Quốc hội không họp, trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn đề nghị về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ;

    4- Thành lập Hội đồng, uỷ ban thường xuyên hoặc lâm thời để giúp Thủ tướng nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết những vấn đề quan trọng liên ngành;

    5- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thứ trưởng và chức vụ tương đương; phê chuẩn việc bầu cử các thành viên Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; miễn nhiệm, điều động, cách chức Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; phê chuẩn việc miễn nhiệm, bãi nhiệm các thành viên khác của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

    6- Thi hành các biện pháp cải tiến lề lối làm việc, hoàn thiện bộ máy quản lý Nhà nước, đề cao kỷ luật, ngăn ngừa và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, quan liêu, hách dịch, cửa quyền trong bộ máy và viên chức Nhà nước;

    7- Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những quyết định, chỉ thị, thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và các văn bản của các cơ quan Nhà nước cấp trên;

    8- Đình chỉ việc thi hành những nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và các văn bản của các cơ quan Nhà nước cấp trên, đồng thời đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ;

    9- Cho phép thành lập và quản lý việc tuân theo pháp luật của các Hội, các tổ chức phi Chính phủ;

    10- Thực hiện chế độ báo cáo trước nhân dân về những vấn đề quan trọng thông qua những báo cáo của Chính phủ trước Quốc hội, trả lời của Chính phủ đối với chất vấn của đại biểu Quốc hội, phát biểu của Thủ tướng với cơ quan thông tin đại chúng.

    Điều 21

    Thủ tướng Chính phủ ký các Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ, ra quyết định, chỉ thị và hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó đối với tất cả các ngành, các địa phương và cơ sở.

    Các Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ, quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực thi hành trong phạm vi cả nước.

    Theo quy định tại Điều 103 - Hiến pháp năm 1992, được sửa đổi bổ, sung ngày 25 tháng 12 năm 2001 quy định Chủ tịch nước có 12 nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

    1- Công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh;

    2- Thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân và giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh;

    3- Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

    4- Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội hoặc của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ;

    "4- Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ;"

    5- Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội hoặc của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, công bố quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh, công bố quyết định đại xá;

    6- Căn cứ vào nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, ra lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ; ban bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương;

    "6- Căn cứ vào nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, ra lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, công bố tình trạng khẩn cấp; trong trường hợp Uỷ ban thường vụ Quốc hội không thể họp được, ban bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương;"

    7- Đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét lại pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về các vấn đề quy định tại điểm 8 và điểm 9, Điều 91 trong thời hạn mười ngày kể từ ngày pháp lệnh hoặc nghị quyết được thông qua; nếu pháp lệnh, nghị quyết đó vẫn được Uỷ ban thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành mà Chủ tịch nước vẫn không nhất trí, thì Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất;

    "7- Đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét lại pháp lệnh trong thời hạn mười ngày kể từ ngày pháp lệnh được thông qua; nếu pháp lệnh đó vẫn được Uỷ ban thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành mà Chủ tịch nước vẫn không nhất trí, thì Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất;"

    8- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh án, Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

    9- Quyết định phong hàm, cấp sĩ quan cấp cao trong các lực lượng vũ trang nhân dân, hàm, cấp ngoại giao và những hàm cấp Nhà nước khác; quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương và danh hiệu vinh dự Nhà nước;

    "9- Quyết định phong hàm, cấp sĩ quan cấp cao trong các lực lượng vũ trang nhân dân, hàm, cấp đại sứ, những hàm, cấp nhà nước trong các lĩnh vực khác; quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương, giải thưởng nhà nước và danh hiệu vinh dự nhà nước;"

    10- Cử, triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam; tiếp nhận đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ngoài; tiến hành đàm phán, ký kết điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với người đứng đầu Nhà nước khác; quyết định phê chuẩn hoặc tham gia điều ước quốc tế, trừ trường hợp cần trình Quốc hội quyết định;

    "10- Cử, triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam; tiếp nhận đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ngoài; tiến hành đàm phán, ký kết điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với người đứng đầu Nhà nước khác; trình Quốc hội phê chuẩn điều ước quốc tế đã trực tiếp ký; quyết định phê chuẩn hoặc gia nhập điều ước quốc tế, trừ trường hợp cần trình Quốc hội quyết định;"

    11- Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, cho thôi quốc tịch Việt Nam hoặc tước quốc tịch Việt Nam;

    12- Quyết định đặc xá.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn congtyluatdanviet vì bài viết hữu ích
    vanhuonggl (20/06/2014)
  • #212223   07/09/2012

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    Có lẽ LS Chu Văn Hành nên đọc kỹ câu hỏi

    Cả hai bạn  đều không hỏi "Luật quy định thế nào", mà họ muốn biết "Tại sao lại có quy định như thế"

     
    Báo quản trị |