Chào bạn
Tôi trả lời vấn đề của bạn theo quan điểm "
chủ quan" và "
phiến diện" như sau:
Ở VN chưa có 1 quy định cụ thể nào về hoạt động vận động bầu cử, tuy nhiên, trên thực tế thì hoạt động VĐBC này tất yếu vẫn phải diễn ra.
Lấy trọng tâm là hoạt động bầu cử ĐB Quốc hội, thì
Hoạt động VĐBC thực tế ở VN có mấy điểm đặc trưng sau:
- 1. Chủ thể Vận động bầu cử: là các Ứng viên được các cơ quan Nhà nước lựa chọn và phải lọt vào "Mắt Xanh" của Ủy ban Mặt trận tổ quốc
- 2. Về đối tượng Vận động: ko phải là các Cử tri trực tiếp - những người dân bỏ phiếu - mà là các "Đại Cử tri" nằm trong UB Mặt trận Tổ quốc, các thành viên của HĐND
- 3. Nội dung chương trình Vận Động bầu cử - tức là Cam kết về Chương trình hành động nếu đắc cử: Không hề Có - hoặc có mà Cử tri thực tế Không biết (thay vào đó có thể là vận động theo kiểu VN vận động, đàm phán với các thành viên để gia nhập WTO vậy).
Hoặc có thì cũng chỉ chung chung kiểu: "
Xin hứa sẽ hết mình phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân - "Trung với Đảng, hiếu với dân, Vì nước quên thân, vì dân phục vụ......làm sao cho Dân giàu, nước mạnh, xã hội Công bằng, Dân chủ, Văn minh" Trong khi các nước phát triển nội dung Vận động tranh cử luôn thể hiện Mục tiêu tranh cử rất cụ thể rõ ràng: ví dụ Ứng cử viên tranh cử Tống thống Mỹ năm 2008 khi tranh cử đều cam kết và giải trình về Phương án vượt qua Khủng hoảng Kinh tế, giải quyết tình hình Chính trị ở I Rắc, giải quyết nạn nhập cư bất hợp pháp, mở rộng ảnh hưởng tại các khu vực mới....
Hoặc khi các đại biểu ứng cử Hạ viện Mỹ - luôn có mục tiêu cụ thể hơn như: Hành động vì môi trường tại Bang A, Bang B, hành động cho việc Cấm sử dụng Vũ khí cá nhân, hành động cho cải cách vấn đề An sinh Xã hội...
- 4. Hình thức vận động bầu cử: Nước ngoài thường công khai - VN có vẻ vận động dưới hình thức "Vận Động Kín"
- 5. Kết quả Vận động bầu cử: có thể là thường được các "Thành viên WTO" biết trước.
- 6. Hoạt động sau đắc cử: Do khi VĐBC ko có cam kết cụ thể và chính thức về hoạt động sau đắc cử - do đó, cũng chẳng có hoạt động nào mang tính trách nhiệm cả -ko thấy hiệu quả rõ rệt.
- 7. Hậu quả của Vận động Bầu cử láo - vận động sai sự thật, không đạt hiệu quả như đã cam kết - hiện tượng "ôm chặt ghế" thì nhiều và văn hóa "từ chức" quá ít:
Tại các nước phát triển, mọi hoạt động Vận động Tranh cử đều có những cam kết về hiệu quả tác dụng sau đắc cử.
Gắn với các cam kết này là sự tuân thủ Nguyên Tắc "Tự giác Từ chức" nếu không thực hiện được cam kết.
Tuy nhiên, ở VN, do Cam kết là ko rõ ràng, trách nhiệm cũng hết sức mờ nhạt - cam kết chung chung thì Trách nhiệm cũng chung chung.
Do đó, "
Văn hóa Từ chức" ko có cơ may tồn tại, thậm chí, khi trách nhiệm đã có vẻ rõ ràng, thì hiện tượng "
thoái thác trách nhiệm" và "
ôm chặt ghế" lại hết sức phổ biến.
- 8. Vai trò của Cử tri: Ở mọi quốc gia, dưới mọi góc độ từ lý thuyết đến thực tế thi "Cử Tri" chính là Cốt Lõi của 1 Cuộc Vận động Tranh Cử.
Tuy nhiên, ở VN thì "
Cái Cốt Lõi" này gần như bị "
Rút" đi vậy - giống như hiện tượng phổ biển ở VN là hiện tượng "
rút ruột công trình".
Điều này, nếu thử làm 1 cuộc thống kê khách quan đối với những người đã từng Tham gia bỏ phiếu bầu cử QH, hoặc bầu cử HĐND thì tôi chắc rằng, kết quả là đại đa số họ không hề biết gì về Chương trình hành động - hay Cam kết sau đắc cử của các Vị mà họ đã bỏ phiếu bầu, thậm chí họ còn không biết người mình bỏ phiếu là Ai nữa.
Về các cơ sở pháp lý: Bạn có thể nghiên cứu chi tiết tại Luật bầu cử Đại biểu Quốc Hội, Luật Bầu cử HĐND
Về thực trạng thì tôi đã trình bày kết hợp ở trên.
----------------------------------------
Như đã nói ở trên, các nhận định này của tôi chỉ mang tính "
chủ quan" và "
phiến diện" - có thể đúng, có thể sai. Vì vậy, các nhận định này của tôi chỉ nhằm cho bạn sử dụng để tham khảo, còn việc nhận định đúng sai thì bạn cần thiết phải suy xét cho kỹ lưỡng trên cơ sở các nguồn căn cứ và thông tin khác.
Thân!Ls.Đỗ Hữu Đĩnh - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (Đoàn Luật sư TP Hà Nội)
ĐT: (024)32.899.888 - E: info@vietkimlaw.com - Www.vietkimlaw.com