Tham gia giao thông không mang theo giấy tờ bị xử lý như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #461803 19/07/2017

    Lan2007

    Female
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:21/04/2014
    Tổng số bài viết (46)
    Số điểm: 839
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 20 lần


    Tham gia giao thông không mang theo giấy tờ bị xử lý như thế nào?

    Khi tham gia giao thông, người điều khiển xe có trách nhiệm phải mang đầy đủ giấy tờ xe theo quy định. Tuy nhiên, trong thực tế nhiều người quên mang theo, đối với việc quên giấy tờ xe, sẽ có hai trường hợp sẽ xảy ra khi bị xử phạt hành chính mà mức phạt có sự chênh lệch rất lớn về số tiền phạt như sau:

    Trường hợp 1: Người điều khiển xe có giấy tờ xe nhưng không mang theo

    Điều 21 Nghị định 46/2016/NĐ-CP về Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới

    2. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

    a) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực;

    b) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không mang theo Giấy đăng ký xe;

    c) Người điều khiển xe mô tô và các loại xe tương tự xe mô tô không mang theo Giấy phép lái xe, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 5, Điểm c Khoản 7 Điều này.

    3. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

    a) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy phép lái xe, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 7 Điều này;

    b) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy đăng ký xe;

    c) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định).

    4. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

    a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên;

    b) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực;

    Trường hợp hai: Người điều khiển xe không có giấy tờ xe

    Vẫn theo Điều 21 của Nghị định này quy định hình thức xử phạt cho trường hợp này như sau:

    5. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

    a) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;

    b) Có Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia.

    6. Phạt tiền từ 1.200.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe ô tô, máy kéo, các loại xe tương tự xe ô tô.

    7. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm một trong các hành vi sau đây:

    a) Có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển hoặc đã hết hạn sử dụng từ 06 (sáu) tháng trở lên;

    b) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;

     

    Tại thời điểm cảnh sát giao thông kiểm tra mà người điều khiển xe không có giấy tờ xe thì sẽ bị tạm giữ phương tiện, lập biên bản vi phạm hành chính và người vi phạm phải đến trụ sở mà cảnh sát giao thông lập biên bản đó để làm việc, trường hợp người vi phạm không đến sẽ được coi là không có giấy tờ xe theo Điều 78 Nghị định 46/2016/NĐ-CP:

    1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các Điều, Khoản, Điểm sau đây của Nghị định này và phải tuân thủ theo quy định tại Khoản 2 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính:

    [...]

    i) Khoản 1; Điểm a, Điểm c Khoản 4; Khoản 5; Khoản 6; Khoản 7 Điều 21;[...]

    2. Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt còn có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm một trong các hành vi quy định tại Nghị định này theo quy định tại Khoản 6, Khoản 8 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chínhKhi bị tạm giữ giấy tờ theo quy định tại Khoản 6 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ.

     

    Cập nhật bởi Lan2007 ngày 19/07/2017 05:14:13 CH

    NGUYỄN THỊ HƯƠNG - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.vietkimlaw.com)

    M: 043.212.3044 - E: m5.vietkimlaw@gmail.com

    01658.243.874

    Ad: Tầng 5, SHB Building, 34 Giang Văn Minh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    3033 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận