Thắc mắc về việc phân chia tài sản chung sau khi ly hôn

Chủ đề   RSS   
  • #45593 09/03/2010

    phamhong65

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/03/2009
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Thắc mắc về việc phân chia tài sản chung sau khi ly hôn

    Thưa LS, xin LS tư vấn trường hợp của tôi như sau : Tôi có thu nhập ổn định, chồng tôi không đi làm và không có TN đã nhiều năm. Tôi muốn ly hôn và nuôi 2 con (18t và 11t) đồng thời không nhận cấp dưỡng. Vậy sau ly hôn tôi có được hưởng hơn 50% tài sản chung hay không? Luật có điều khỏan nào để giúp những người phụ nữ không bị thiệt thòi khi người chồg không có trách nhiệm? Tôi biết chồg tôi không thể cấp dưỡng cho con vì anh ta không có nghềnghiệp gì và sống thiếu trách nhiệm đã từ lâu.
    Xin cảm ơn LS!
     
    7027 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #53574   15/06/2010

    xuantruong111
    xuantruong111

    Sơ sinh

    Bắc Giang, Việt Nam
    Tham gia:09/06/2010
    Tổng số bài viết (45)
    Số điểm: 185
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    Theo những quy định của pháp luật về hôn nhân gia đình quy định:
    "Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết. Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó.
    Việc chia tài sản chung được giải quyết theo các nguyên tắc sau đây: Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập".
     Pháp luật quy định như vậy còn việc xem xét công sức đóng góp như thế nào còn tùy vào quan điểm đánh giá của tòa.
    Còn theo quan điểm của tôi pháp luật hôn nhân gia đình là đạo luật rất tiến bộ nó đã góp phần khôngnhỏ bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ trong xã hội rồi. Vì quan hệ hôn nhân là quan hệ rất đặc thù, rất nhạy cảm nên pháp luật không thể can thiệp một cách thô bạo bằng những biện pháp cưỡng chế để bảo vệ người phụ nữ được.
    Trên đây là những quan điểm của tôi chị có thể tham khảo.
     
    Báo quản trị |