Chào bạn!
Trong trường hợp ông A để lại di chúc mà D không được hưởng phần di sản nào cả thì D vẫn sẽ được hưởng 1 phần di sản không phụ thuộc vào nội dung di chúc (vì D là vợ hợp pháp của A). phần này là 2/3 một suất thừa kế chia theo luật.
Thửa đất 150 m2 thì phần di sản để thừa kế của ông A là 75 m2.
1. Ông A để lại toàn bộ cho B. trong đó có 2 người thuộc hàng thừa kế 1 là B, C và D (vì C là con A nên vẫn là 1 suất thừa kế ở hàng 1 của A), C đã lập gia đình và cũng không bị hạn chế năng lực hành vi nên C không được hưởng theo điều 669 nữa.
Vậy theo điều 669 bà D sẽ được 2/3(75/3)= 16,6 m2.
B được :75-16,6 = 58,4 m2.
2. Theo cách viết của bạn thì ở trường hợp này mình hiểu có thể hiểu theo 2 cách:
một là ông A giao lại toàn bộ di sản của mình cho 2 vợ chồng B như vậy mỗi người được 1 nửa di sản mà A để lại.
Hai là A giao lại toàn bộ di sản cho gia đình B gồm có 3 người như vậy mỗi người sẽ được hưởng 1/3 di sản A để lại. Dù hiểu theo cách nào thì cũng chỉ có 3 suất thừa kế hàng 1 của ông A là D, C, B mà thôi.
Vì vậy nó lại giống trường hợp 1, D được 2/3 một suất thừa kế theo luật = 16,6 m2, còn laị 58,4 m2 thì chia cho gia đình B mỗi người 1 phần.
Bạn tham khảo phần thừa kế và điều 669 bộ luật dân sự để hiểu rõ hơn vấn đề nhé.
Cập nhật bởi hanghell ngày 16/08/2013 02:36:13 CH