Thắc mắc về luật thương mại/ Bài dự thi số 3 của Khatvongttk

Chủ đề   RSS   
  • #74915 23/12/2010

    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Thắc mắc về luật thương mại/ Bài dự thi số 3 của Khatvongttk

    Các loại hình công ty thì có tư cách pháp nhân, vậy các loại hình như Doanh nghiệp tư nhân, Hợp tác xã, hộ gia đình thì tư cách pháp lý của mấy loại hình kinh doanh này là gì nhỉ ?

    Khái niệm chủ thể kinh doanh, khác gì so với khái niệm thương nhân nhỉ ?

    Mong nhận được câu trả lời của các bạn. Cám ơn !

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    12493 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #74925   23/12/2010

    khatvongttk
    khatvongttk
    Top 200
    Lớp 5

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/12/2010
    Tổng số bài viết (468)
    Số điểm: 6163
    Cảm ơn: 486
    Được cảm ơn 150 lần


    1, - Chủ thể kinh doanh là tất cả các thực thể tiến hành hành vi kinh doanh trên thực tế tiến hành cá hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên, có đăng kí kinh doanh.

    - Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt dộng thương mại một cách độc lập thường xuyên và có đăng kí kinh doanh.

    Theo mình, Thương nhân là một khái niệm hẹp hơn chủ thể kinh doanh. Một thương nhân đồng thời lài 1 chủ thể kinh doanh nhưng điều ngược lại thì chưa chắc đúng.

    Tất cả những thực thể tiến hành các hành vi kinh doanh có đăng kí kinh doanh thì được gọi là chủ thể kinh doanh, ví dụ hộ gia đình có đăng kí kinh doanh nhưng không được gọi là thương nhân

    2, bạn nói các loại hình công ty có tư cách pháp nhân là chưa đúng ví dụ CÔNG TY DỰ PHẦN không có tư cách PN.

    theo điều 84 BLDSVN 2005 thì:

    Điều 84. Pháp nhân

    Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
    1. Được thành lập hợp pháp;
    2. Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;
    3. Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;
    4. Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.

    - DNTN không có tư cách PN, do không phù hợp khoản 2,3 của điều 84: do DNTN là thực thể kinh doanh trong đó cá nhân thực hiện các hoạt động kinh doanh, một mình và hưởng thụ mọi lợi ích cũng như chịu trách nhiệm vô hạn với các nghĩa vụ tài sản. Một thể nhân thì đương nhiên không thể có cơ cấu tổ chức chặt chẽ.

    theo khoản 1 điều 141 LDN 2005: "DNTN là DN có 1 cá nhân làm chủ và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của DN"

    Theo định nghĩa trên thì tài sản của DNTN và tài sản của chủ DN tư nhân là một, chủ DNTN phải chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình thì không đảm bảo được Khoản 3 "tài sản độc lập với cá nhân"

    ==> DNTN không có tư cách PN

    - Về HTX theo điều 1 Luật HTX nêu rõ: HTX hoạt động như một loại hình DN, có tư cách PN , Tự chịu trách nhiệm về các nghĩ vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ.

    ==> HTX có tư cách PN.

    - Về hộ gia đình: HGĐ không phải là PN. tuy nó là một cộng đồng người có tài sản chung , làm kinh tế chung nhưng hoàn toàn khác với PN:

    + về sở hữu HGĐ là cộng đồng sỏ hữu tức nhiều người thực hiện quyền làm chủ trên tài sản chung trong khi PN là loại sở hữu một chủ PN là chủ sở hữu duy nhất với tài sản của mình.

    + về hệ quả của phương thức sở hữu: tài sản của HGĐ không tách bạch với tài sản của các thành viên. Còn tài sản của PN độc lập với tài sản riêng của các thành viên.

    + Về nghĩa vụ tài sản: HGĐ chịu trách nhiệm vô hạn trong khi PN và các thành viên chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trên phần vốn góp của mình.

     ==> HGĐ không thỏa mãn khoản 3 điều 84 #5c7996;">BLDSVN 2005
    và các đặ điểm của PN theo #5c7996;">BLDSVN 2005 .
    HGĐ không có tư cách PN

    =====> DNTN, HTX tham gia kinh doanh với tư cách một loại hình DN.

    Cả 3 hình thức DNTN, HTX và HGĐ  tham gia kinh doanh với tư cách là chủ thể kinh doanh. Trong đó HGĐ và HTX là các chủ thể đặc thù của PLVN

    codonminhtoi_cham_90@yahoo.com

    Luật mà thi hành không nghiêm sẽ sinh ra luật rừng, luật rừng sinh ra xã hội rừng => thảm hoạ

    WHERE THERE IS A WILL, THERE IS A WAY

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn khatvongttk vì bài viết hữu ích
    lanhuong_kl (11/01/2015)
  • #74947   23/12/2010

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    khatvongttk viết:

    Tất cả những thực thể tiến hành các hành vi kinh doanh có đăng kí kinh doanh thì được gọi là chủ thể kinh doanh, #ff0000;">ví dụ hộ gia đình có đăng kí kinh doanh nhưng không được gọi là thương nhân
    ....
    DNTN, HTX tham gia kinh doanh với#ff0000;"> tư cách một loại hình DN.
    cả 3 hình thức DNTN, HTX và HGĐ  #ff0000;">tham gia kinh doanh với tu cach là chủ thể kinh doanh.
    Trong đó HGĐ và HTX là các #ff0000;">chủ thể đặc thù của PLVN


    Bạn có thể nói rõ hơn những cái mình bôi đỏ được không. Cám ơn !

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #74932   23/12/2010

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Chào khatvongttk. Cám ơn bạn đã trả lời câu hỏi của mình. Xung quanh bài mà bạn trả lời, mình có một số thắc mắc sau:

    Bạn nói:"Chủ thể kinh doanh là tất cả các thực thể tiến hành hành vi kinh doanh trên thực tế tiến hành cá hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên, có đăng kí kinh doanh."....."Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt dộng thương mại một cách độc lập thường xuyên và có đăng kí kinh doanh."

    Như vậy cả chủ thể kinh doanh và thương nhân đề tiến hành hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh. Điều 3 Luật Doanh nghiệp1999 thì “kinh doanh là việc thực hiện một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi”. Tuy định nghĩa này không còn có giá trị pháp lý, nhưng vẫn có giá trị tham khảo. Căn cứ vào đó, thì chủ thể kinh doanh cũng nhằm mục đích sinh lợi, thương nhân cũng nhằm mục đích sinh lợi. Vậy tại sao hai cái này không phải là một nhỉ !?

    Bạn nói "hộ gia đình có đăng kí kinh doanh nhưng không được gọi là thương nhân", mình thấy điều này có vẻ không chính xác lắm. Bạn có thể giải thích rõ hơn không.

    Bạn nói "CÔNG TY DỰ PHẦN không có tư cách pháp nhân", loại hình công ty này hình như không được thừa nhận trong các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam thì phải, mình đang muốn nói trong luật DN của VN thôi.

    Bạn nói "PN và các thành viên chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trên phần vốn góp của mình". Điều này không đúng với công ty hợp danh.

    Bạn nói "DNTN, HTX và HGĐ  tham gia kinh doanh với tu cach là chủ thể kinh doanh." Nói thế này thì có vẻ chung quá vì cái nào mà chả có tư cách là chủ thể kinh doanh. Mình muốn hỏi xem là nó tham gia với tư cách cụ thể nào. Ví dụ như công ty TNHH tham gia kinh doanh với tư cách là pháp nhân, cá nhân tham gia kinh doanh với tư cách là thể nhân.

    Mong nhận được câu trả lời của bạn. Cám ơn!

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #74944   23/12/2010

    khatvongttk
    khatvongttk
    Top 200
    Lớp 5

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/12/2010
    Tổng số bài viết (468)
    Số điểm: 6163
    Cảm ơn: 486
    Được cảm ơn 150 lần


    Chào boyluat

    T noi Chủ thể kinh doanh là một khái niệm rộng hơn khái niệm thương nhân, nhiều quan điểm cho rằng nên đồng nhất 2 khái niệm này nhưng theo quan điểm của tớ thì không

    Có nhiều chủ thể KD không phải là thương nhân.

    Trong bài viết T không có câu nào nói "hộ gia đình có đăng kí kinh doanh nhưng không được gọi là thương nhân",  bạn đọc kĩ nha.

    Công ty dự phần không có trong LDN 2005 nhưng nó là công ty thực tế và được ghi nhận, nó có trong khoa học, trong nghiên cứu và thuật ngữ này được sử dung rất nhiều nhất là phương diện học thuật.

    Về tính PN của CTy HD: Theo tờ trình của Chính Phủ về LDN 2005: "Thừa nhận tư cách pháp nhân của công ty hợp danh. Điều này, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động kinh doanh của loại hình doanh nghiệp được coi là khá mới và chưa phổ biến này ở Việt Nam"

    Câu chuyện của các nhà làm luật hay đó chỉ là ý chí chủ quan của các nhà làm luật?

    Trong công ty HD ngoài thành viên HD (ít nhất là 2 thành viên chịu trách nhiệm vô hạn) còn có thành viên hợp vốn.

    Thực ra theo tính cần thiết nên nhà làm luật công nhận từ các PN của công ty HD, còn vấn đề này vẫn là tranh cái của nhiều luật gia.

    Có thẻ nói: công ty HD là kiểu "nửa đực nửa cái" nửa hợp lý nửa không hợp lý.

    T đã nói là chủ thể kinh doanh, không chung đâu bạn ag, sự phân biệt tư cách PN hay thể nhân có thể rạch roi với đa số các trường hợp nhưng cái gì cũng có ngoại lệ cái gì cũng chỉ là tương đối. DNTN thì theo T có tư cách cá nhân kinh doanh.

    CÒn HGĐ và HTX thì là hai chủ thể đặc thù của PLVN được pháp luật thừa nhận đưa vào PL vì tính đặc thù KT_XH của nước ta, còn bàn về nó là PN hay thể nhân thì không nên, đã đặc thù thì phân tách như thế có vẻ gì đó.

    Ý kiến của T là không PN mà cũng không cá nhân bạn ag. Ý kiến của T các bạn cho ý kiến nha.!
    Cm thêm cho bài của mình nhé!
    Thân!

    Cập nhật bởi khatvongttk ngày 23/12/2010 10:03:27 PM

    codonminhtoi_cham_90@yahoo.com

    Luật mà thi hành không nghiêm sẽ sinh ra luật rừng, luật rừng sinh ra xã hội rừng => thảm hoạ

    WHERE THERE IS A WILL, THERE IS A WAY

     
    Báo quản trị |  
  • #307125   16/01/2014

    anyanytony
    anyanytony

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/11/2012
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 185
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    luật doanh nghiệp năm 1990 cho rằng công ty hợp danh không có tư cách pháp nhân. Nhưng luật thuế lại quy định cho nó là một chủ thể có quyền đối với tài sản của mình mà đã là chủ thể có quyền thì là chủ thể của pháp luật và là được gọi chung quy là người( người thể nhân hay pháp nhân).

    thứ hai việc xuất phát quan điểm về pháp nhân giữa bộ luật dân sự và bộ luật doanh nghiệp là khác nhau. trước tiên là mình xin khẳng định rằng ở Việt Nam không có các học thuyết về pháp nhân, nhưng có thể vận dụng các học thuyết áp dụng pháp nhân để giải thích được quan điểm giữa BLDS và luật doanh nghiệp:

    học thuyết giả tưởng pháp nhân: quan niệm chỉ có con người mới có nhân tính và ý chí, do đó mới là chủ thể của các quyền hay chủ thể của pháp luật , do nhu cầu quẩn lý các tổ chức của con người (được nhìn nhận là không có nhân tính và ý chí), các học giả theo học thuyết này xem tổ chức có tư cách pháp nhân là chủ thể giả tưởng của pháp luật mô phỏng vị trí pháp lý của thể nhân. Và chính vì vậy mà BLDS chỉ coi pháp nhân có trách nhiệm hữu hạn  mà thôi

    còn quan điểm của luật doanh nghiệp thì lại xuất phát từ học thuyết thực tại về pháp nhân : khẳng định pháp nhân là những thực tại không kém gì thể nhân và có ý chí. Mà tài sản của công ty hợp danh ( liệt kê các loại tài  sản của công ty để chứng minh) thì độc lập tách biệt với tài sản của cá nhân.

    Theo mình chính vì những lẽ đó mà dẫn đến mâu thuẫn về pháp nhân giữa BLDS và luật doanh nghiệp năm 2005, và chính vì vậy mà công ty hợp danh coa tư cách pháp nhân

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #307126   16/01/2014

    anyanytony
    anyanytony

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/11/2012
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 185
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    bạn thắc mắc rằng DNTN, HGĐ hoạt động với tư cách pháp lý gì?. theo mình DNTN bản  chất là một thương nhân thể nhân hay nói cách khác là một cá nhân kinh doanh( theo mình thì DNTN là cánh tay nối dài sản nghiệp thương mại của chủ doanh nghiệp tư nhân, hay nói cách khác bản thân doanh nghiệp tư nhân là một phần sản nghiệp của chủ doanh nghiệp tư nhân ). còn HGĐ kinh doanh thì bản chất là hộ kinh doanh do hộ gia đình làm chủ là một thương nhân(hình như được quy định trong nghị định 43 hay sao đó mình không rõ), cơ chế vận hành và quản trị thì do BLDS điều chỉnh, và mình xin khẳng định hộ kinh doanh do hộ gia đình làm chủ  . còn hiện nay thì HTX không còn được coi là thương nhân nữa(nhắm vào bản chất của thương nhân và HTX để khẳng định cụ tể là kinh doanh để sinh lời, còn HTX thì có rấ nhiều mục đích, các bạn tham khảo luật HTX năm 2013 nhé).

    thương nhân và chủ thể kinh doanh thì có sự khác nhau, theo mình thì thương nhân là chủ thể chủ yếu của luật thương mại, mà chủ thể kinh doanh thì lại là một chế định khác thuộc về luật kinh doanh(luật kinh doanh không phải là một ngành luật, nó là tổng hợp các quy phạm pháp luật khác điều chỉnh các vấn đề kinh doanh ). theo mình là vây nhưng cũng không chắc lắm về vấn đề này

     
    Báo quản trị |