Chào bạn Bible và anh nguyenkhanhchinh
Theo em hiểu thì ý của bạn được cụ thể hóa trong điều 93 BLDS quy định cụ thể như sau
Điều 93. Trách nhiệm dân sự của pháp nhân
1. Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân.
2. Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của mình; không chịu trách nhiệm thay cho thành viên của pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do thành viên xác lập, thực hiện không nhân danh pháp nhân.
3. Thành viên của pháp nhân không chịu trách nhiệm dân sự thay cho pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do pháp nhân xác lập, thực hiện.
Như vậy từ k2 chúng ta có thể ngầm hiểu rằng Pháp nhân chỉ chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình mà không phải chịu trách nhiệm khác do các thành viên vượt quá thẩm quyền khi tham gia vào giao dịch dân sự
Tương tự k3 có quy định các thành viên của pháp nhân sẽ không phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình với bên thứ 3 mà chỉ chịu trách nhiệm bằng số tài sản góp vốn trong pháp nhân.
Tuy nhiên việc bạn dùng ngôn ngữ pháp lý trong TH này có thể nói là chưa được chính xác mà phải nói là thành viên của pháp nhân luôn chịu trách nhiệm hữu hạn với số tài sản góp vào pháp nhân
Vấn đề thứ 2 của bạn đó là việc công ty hợp danh có tư cách pháp nhân mà tại sao lại phải chịu trách nhiệm vô hạn?
Đối với công ty hợp danh có 2 loại thành viên bạn à.Nếu bạn để ý kỹ hơn một tí là sẽ nhận ra ngay thôi.
Cụ thể tại điểm b và c k1 điều 130 LDN 2005 có quy định
Điều 130. Công ty hợp danh
1. Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:
a) Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh); ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn;
b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
c) Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
2. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
3. Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
Như vậy có thể thấy rằng trong công ty hợp danh có 2 loại thành viên đó là thành viên hợp danh người trực tiếp đứng ra điều hành,thực hiện các giao dịch cho công ty và chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản của mình.Trong khi đó thành viên góp vốn chỉ góp vốn vào công ty hợp danh và chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn bằng số tài sản đã góp vào công ty hợp danh.
Để hiểu chi tiết hơn bạn có thể tham khảo luật DN 2005
Thân ái!
Tư vấn pháp luật miễn phí qua gmail: hoangtunglkd.neu@gmail.com.
Hãy nhớ rằng những gì bạn biết chỉ là một hạt cát, còn những điều bạn chưa biết mới đúng là một đại dương.
Không phải lúc nào bạn cố gắng cũng thành công,nhưng phải luôn cố gắng để không hối tiếc khi thất bại !!!