Chào bạn!
Trước hết, Tôi xin thông cảm và chia sẽ với bạn về trường hợp của bạn.
Tôi xin trả lời bạn về hiệu lực của di chúc bằng miệng (mẹ cháu muốn dành 1/2 nhà cho chị em nhưng khi mẹ cháu mất đã không có viết di chúc mà khi ấy có họ hàng 2 bên làm chứng cho lời nói ấy)
Khoản 1 Điều 651 BLDS 2005 quy định “Trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng”. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 652 để di chúc miệng được coi là hợp hợp pháp “nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực”. Như vậy, trong trường hợp của mẹ bạn, tuy mẹ bạn có di chúc miệng thể hiện ý chí chia cho chị em bạn ½ ngôi nhà nhưng do lời nói của mẹ bạn không được khi chép lại và công chứng, chứng thực trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nói ra nên lời nói (di chúc miệng) của mẹ bạn sẽ không được coi là hợp pháp và không có giá trị pháp lý.
Căn cứ theo quy định tại Điều 675 BLDS 2005 thì trường hợp của mẹ bạn do không có di chúc hợp pháp nên di sản sẽ được chia theo pháp luật.
Theo đó, căn nhà là tài sản chung của bố mẹ bạn (bạn chỉ đề cập đến căn nhà, nên tôi sẽ giới hạn di sản trong phạm vi là căn nhà) nên mẹ bạn được sở hữu ½ giá trị căn nhà đó. Căn cứ theo Điều 676 BLDS thì hàng thừa kế thứ nhất gồm của mẹ bạn gồm: Bố của bạn, ông ngoại, bà ngoại của bạn và hai chị em bạn được hưởng toàn bộ di sản của mẹ (tức ½ căn nhà). Do đó, trong trường hợp này bạn có quyền yêu cầu bố mình chia di sản của mẹ hoặc yêu cầu để bạn và chị gái của bạn được đứng tên đồng chủ sở hữu trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Bạn hỏi: Liệu sau này bố và dì 2 xảy ra mâu thuẫn và li dị thì nhà cháu có bị chia làm 2 ko? bởi nhà này do bố mẹ cháu vất vả mới có được ngày hôm nay liệu có vì người nữa đến mà 1 nửa sẽ là của dì ấy?
Tôi xin trả lời bạn như sau: Bạn cần xem bố bạn có đăng ký kết hôn với vợ 2 không? Nếu không thì bạn chẳng cần để tâm làm gì. Trường hợp có đăng ký kết hôn thì căn cứ theo Điều 27, Điều 32 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì căn nhà được xem là tài sản có trước thời kỳ hôn nhân của bố bạn, trừ trường hợp bố bạn và dì 2 của bạn có thoả thuận nhập tài sản là căn nhà vào khối tài sản chung của vợ, chồng theo quy định tại Điều 27 Luật Hôn nhân gia đình, được hướng dẫn bởi Nghị định 70 hoặc bố bạn thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ mang tên cả bố bạn và dì hai thì lúc này căn nhà mới thuộc sở hữu chung của hai vợ chồng. Và nếu thuộc sở hữu chung của vợ chồng thì về nguyên tắc khi ly hôn mỗi người được hưởng một nửa, nhưng có tính đến công sức đóng góp của mỗi bên.
Để an toàn, bạn cần yêu cầu bố đăng ký sang tên theo hướng căn nhà thuộc sở hữu chung của bố bạn và 2 chị em bạn.
Chúc bạn thành công!
Nếu chưa rõ, hoặc cần trao đổi thêm bạn có thể liên hệ với mình qua Email: nguyentienphatdhl@gmail.com