Chào bạn,
Không có thuật ngữ "Mở di chúc" mà chỉ có thuật ngữ "Công bố di chúc" qui định tại điều 647 Bộ luật dân sự 2015, theo đó nếu người lập di chúc bằng văn bản nhưng không giao cho ai lưu giữ mà giao cho tổ chức hành nghề công chứng lưu giữ thì Công chứng viên đã công chứng di chúc là người Công bố di chúc sau thời điểm "mở thừa kế", tức sau khi người lập di chúc mất.
Trường hợp người lập di chúc có chỉ định người công bố di chúc thì người này có nghĩa vụ phải công bố di chúc, thông thường khi chỉ định người công bố di chúc thì người lập di chúc cũng giao di chúc cho người này lưu giữ (là người tin tưởng nhất trong những người được hưởng thừa kế), trường hợp người lập di chúc không chỉ định hoặc có chỉ định nhưng người được chỉ định từ chối công bố thì những người thừa kế còn lại thoả thuận cử người công bố di chúc. Như vậy, ngoài Công chứng viên ra thì người được chỉ định hoặc người được cử công bố di chúc phải là một trong những người được thừa kế.
Bởi các lẻ nêu trên, việc công bố di chúc có ý nghĩa thông báo cho tất cả những người thuộc diện được hưởng thừa kế của người để lại di sản biết nội dung di chúc để trong trường hợp cần thiết thì họ thực hiện quyền khởi kiện yêu cầu nhà nước bảo vệ quyền lợi cho mình.
Khi làm thủ tục xin cấp GCN cho phần di sản được hưởng thừa kế, nếu muốn thì được đồng thời làm thủ tục nhập phần tài sản này vào khối tài sản chung của vợ chồng và vợ/chồng sẽ được cùng đứng tên trên GCN, không được uỷ quyền cho vợ/chồng đứng tên một mình vì bản chất đây là tài sản riêng, muốn cho tặng toàn bộ cho ai phải có GCN trước sau đó phải làm thủ tục đúng qui định thì người được cho tặng mới được đứng tên 1 mình.
Trân trọng
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557
231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM