Thắc mắc luật hình sự

Chủ đề   RSS   
  • #335222 25/07/2014

    CSB_Marine

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/07/2014
    Tổng số bài viết (11)
    Số điểm: 325
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 0 lần


    Thắc mắc luật hình sự

    Thứ 1, tại khoản 1 điều 93 Bộ luật hình sự quy định 1 số dấu hiệu định khung tăng nặng, thì tại

    e/ Giết người mà liền trước đó hoặc sau đó lại phạm 1 tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng....

     

    Mọi người có thể giải thích dùm em điều khoản này được không

     

     

    Thứ 2, mọi người có thể cho ví dụ về tội giết người, với lỗi cố ý gián tiếp được không ạ

     

    Cảm ơn mọi người

     
    3160 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #335243   26/07/2014

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    Hãy để trí tưởng tượng của bạn bay bổng đi :|

    Thử tưởng tượng như thế này nhé

    Vào lúc 8h A giết người

    Vào lúc 8h05 trong lúc chạy trốn A tông xe làm chết 1 người khác.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    CSB_Marine (27/07/2014)
  • #335249   26/07/2014

    Anlhk33-DLU
    Anlhk33-DLU
    Top 75
    Male
    Lớp 6

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2011
    Tổng số bài viết (834)
    Số điểm: 7872
    Cảm ơn: 215
    Được cảm ơn 338 lần


    Chào bạn

    Tôi sẽ giải thích cho bạn như sau:

    Thứ nhất: Giết người mà lin trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọnghoặc đặc biệt nghiêm trọng khác:

     Đây là trường hợp giết người mà liền trước hoặc ngay sau hành vi giết người, kẻ giết người đã phạm thêm một hoặc nhiều tội rất nghiêm trọng hoặc

    đặc biệt nghiêm trọng khác. Không có văn bản xác định như thế nào là “lin trước” hoặc “lin sau”. Tuy nhiên, theo thực tiễn xét xử, “lin trước” hoặc “lin sau” được xác định là trong khoảng thời gian vài giờ hoặc hai hành vi được thực hiện trong ngày. Nếu thời gian dài hơn thì không áp dụng tình tiết này.

    Thứ hai: Tôi sẽ đưa ra một trường hợp cho bạn thấy giết người với lỗi cố ý gián tiếp.

    A được người nhà đưa vào bệnh viện cấp cứu do bị bệnh nặng. B và C là hai bác sĩ trực ban đã bàn nhau sách nhiễu đòi hối lộ của gia đình A. khi cùng nhau có hành vi sách nhiễu này, cả B và C đều ý thức được rằng nếu không cấp cứu kịp thời, thì A có thể sẽ chết nhưng với mục đích muốn vòi tiền, nên B và C đã cố tình níu kéo, trì hoãn những thao tác nghề nghiệp cần thiết. Hành vi đó dẫn đến hậu quả là A bị thiệt mạng. Trường hợp này B và C là đồng phạm tội giết người với lỗi cố ý gián tiếp.

    Trân trọng!

    Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ đến với bạn.

    Hotline: 0989.422.798. Luật sư - Hãng luật Hai Nguyen & Cộng Sự. Lya BuilDing, phòng 12 A, Chung cư Viện chiến lược Bộ Công An, Nguyễn Chánh, Cầu Giấy, Hà Nội.

    Website: http://lamchuphapluat.vn/

    Tư vấn luật miễn phí: http: http://duongleuocan.blogspot.com/

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Anlhk33-DLU vì bài viết hữu ích
    CSB_Marine (27/07/2014)
  • #335309   26/07/2014

    luatsungothethem
    luatsungothethem
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2009
    Tổng số bài viết (2011)
    Số điểm: 13068
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 778 lần


    Ví dụ trong vụ án Cướp tài sản vào khung hình phạt của tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng sau đó bị nạn nhân chống trả đã giết chết nạn nhận và mục đích là giết người chứ không phải là chạy chốn dẫn đến hậu quả chết người.

    Cố ý gián tiếp được quy định tại Khoản 2 Điều 9 Bộ luật Hình sự

    Điều 9. Cố ý phạm tội

    Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:

    1. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xẩy ra;

     2. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xẩy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

    Ví dụ: A chém B vào những vị trí trọng yếu trên cơ thể nhằm tước đoạt tính mạng của B, khi chém xong B chưa chết, A để mặc làm B mất máu quá nhiều và dẫn đến bị chết, A biết rằng lúc đó nếu đưa đi cấp cứu kịp thời thì không chắc B đã chết nhưng A cứ bỏ mặc (vì nếu như là cố ý thì khi biết B chưa chết A sẽ tiếp tục đánh cho đến chết).

    Luật sư Ngô Thế Thêm - www.luatdoanhgia.com; www.luatdoanhgia.vn - 098.112.9988 - 0904.779997

    LUẬT DOANH GIA - Nền Tảng Pháp Lý Việt

    Email: luatsungothethem@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luatsungothethem vì bài viết hữu ích
    CSB_Marine (27/07/2014)
  • #335400   27/07/2014

    CSB_Marine
    CSB_Marine

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/07/2014
    Tổng số bài viết (11)
    Số điểm: 325
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 0 lần


    Cảm ơn mọi người

     
    Báo quản trị |