[Thắc mắc] chuyển giao nghĩa vụ dân sự !

Chủ đề   RSS   
  • #307494 20/01/2014

    thobeo238

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/11/2013
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 175
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 1 lần


    [Thắc mắc] chuyển giao nghĩa vụ dân sự !

    Cho em xin ý kiến.
    Tại sao ki chuyển gia quyền yêu cầu không cần sự đồng ý của người có nghĩa vụ và khi chuyển giao nghĩa vụ dân sự thì cần sự đôngf ý của người có nghĩa vụ ?

     
    14498 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #307612   20/01/2014

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    Bạn thử suy nghĩ lý do trường hợp sau thì sẽ có cách trả lời câu hỏi của bạn.

    Tại sao khi bạn mang tiền cho tôi thì bạn không cần hỏi xem tôi có đồng ý hay không. Nhưng khi bạn muốn tôi trả nợ giùm bạn thì bạn phải hỏi ý kiến tôi trước ?

     

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    thobeo238 (04/03/2014) TCKHThuanchau (27/01/2015)
  • #307647   21/01/2014

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Chào bạn.

    Từ điển mở Wiktionary : http://vi.wiktionary.org/wiki/quy%E1%BB%81n

    Danh từ

    quyền

    1. Cái mà luật pháp, xã hội, phong tục hay lẽ phải cho phép hưởng thụ, vận dụng, thi hành... và, khi thiếu được yêu cầu để có, nếu bị tước đoạt có thể đòi hỏi để giành lại.

    Quyền ứng cử và bầu cử.

    Khi bị hành hung ai cũng có quyền tự vệ.

    Ngày trước địa chủ muốn thủ tiêu đến cả quyền sống của nông dân.

    1. Sức mạnh được vận dụng khi thực hiện chức năng trong một lĩnh vực nhất định.

    Quyền của sĩ quan chỉ huy ngoài mặt trận.

    Quyền lập pháp.

    Quyền của nhà vua phong kiến không có giới hạn.

    Từ điển mở Wiktionary http://vi.wiktionary.org/wiki/ngh%C4%A9a_v%E1%BB%A5

    nghĩa vụ

    1. Việc pháp luật hay đạo đức bắt buộc phải làm đối với xã hội, đối với người khác.

    Lao động là nghĩa vụ của mỗi người.

    Nghĩa vụ công dân.

    Thóc nghĩa vụ (kng. ; thóc nộp thuế nông nghiệp).

    1. (Kng.) . Nghĩa vụ quân sự (nói tắt).

    Đi nghĩa vụ.

    Khám nghĩa vụ (khám sức khoẻ để thực hiện nghĩa vụ quân sự).

    Điều 280. Nghĩa vụ dân sự

    Nghĩa vụ dân sự là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc khác hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có quyền).

     

    Như vậy thì người có quyền là người  được “cho phép” thụ hưởng lợi ích nên họ có thể thực hiện hay không thực hiện việc cho phép mà không bắt buộc làm. Vì vậy pháp luật cho phép người người có quyền được chuyễn giao quyền.

    Trái lại, người có nghĩa vụ thì “bắt buộc phải làm” vì lợi ích của người có quyền khi người có quyền yêu cầu.

    Khi người có nghĩa vụ chuyễn giao nghĩa vụ cho người khác thực hiện thì người thay thế để thực hiện nghĩa vụ có thể thực hiện không tốt bằng người có nghĩa vụ hoặc không thể thực hiện được nghĩa vụ, vì vậy sẽ làm ảnh hưởng đến lợi ích của người có quyèn. Do đó “khi chuyển giao nghĩa vụ dân sự thì cần sự đồng ý của người có quyền” ( bạn viết nhầm quyền thành nghĩa vụ”.

    Ví dụ : một chủ doanh nghiệp vay tiền của ngân hàng nhưng sau đó chuyễn giao nghĩa vụ trả tiền cho một công nhân của xí nghiệp mình thì ngân hàng sẽ không thể thu được nợ.

    Một thanh niên chuyễn giao nghĩa vụ quân sự cho cha của mình thì quân đội sẽ không thể chiến đấu được.

    Trân trọng.

    Cập nhật bởi hungmaiusa ngày 21/01/2014 08:00:08 SA
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hungmaiusa vì bài viết hữu ích
    thobeo238 (04/03/2014)
  • #312367   04/03/2014

    guitarvnb
    guitarvnb

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2012
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    xin góp ý với bạn như sau :

    khi giao kết hợp đồng,bên có quyền - đó là quyền đối nhân,quyền lợi của họ chỉ được thỏa mãn qua hành vi thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ,từ đó suy ra nếu chuyển giao nghĩa vụ cho 1 chủ thể khác mà chủ thể này khả năng thực hiện nghĩa vụ thấp hơn. ví dụ như nghèo hơn chẳng hạn..,như thế sẽ ảnh hưởng đên quyền lợi của bên có quyền,nên cần phải có sự đồng ý của bên có quyền. còn với chuyển giao nghĩa vụ,bạn cũng thử lập luận tương tự để hiểu rõ vấn đề hơn nhé.

    Chúc bạn học tốt :)

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn guitarvnb vì bài viết hữu ích
    huengo94 (21/05/2014)
  • #324217   21/05/2014

    huengo94
    huengo94

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:20/05/2014
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 15
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 2 lần


    chào bạn, mình nghĩ như sau: chuyển giao quyền yêu cầu không cần có sự đồng ý của người có nghĩa vụ vì trong mọi trường hợp thì người có nghĩa vụ đều phải thực hiện nghĩa vụ của mình. còn chuyển giao nghĩa vụ dân sự cần phải có sự đồng ý của người có quyền vì trước hết là để đảm bảo quyền và lợi ích cho chủ thể có quyền. người có quyền được quyền biết trước được người được chuyển giao nghĩa vụ có khả năng thực hiện nghĩa vụ không, nếu người đó không có khả năng thì rõ ràng là gây bất lợi cho chủ thể mang quyền, thứ 2 là pháp luật nó quy định như thế nên phải như thế, hehe :3

     
    Báo quản trị |