Thắc mắc cách tính thời hiệu trong quy định của Bộ luật TTDS 2004.

Chủ đề   RSS   
  • #104284 21/05/2011

    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Thắc mắc cách tính thời hiệu trong quy định của Bộ luật TTDS 2004.

    Chào cả nhà!

    Trong quá trình học môn tố tụng dân sự QQ có 1 thắc mắc nhỏ mong mọi người giải đáp giúp! cảm ơn mọi người !

    Chẳng là thế này trong quá trình lên lớp QQ và cô giáo có tranh luận nhau về vấn đề xác định thời hiệu cụ thể nó nằm ở Điều 169.

    Điều 169. Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện viết:

    1. Trong trường hợp đơn khởi kiện không có đủ các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 164 của Bộ luật này thì Toà án thông báo cho người khởi kiện biết để họ sửa đổi, bổ sung trong một thời hạn do Toà án ấn định, nhưng không quá ba mươi ngày; trong trường hợp đặc biệt, Toà án có thể gia hạn, nhưng không quá mười lăm ngày.

    2. Trong trường hợp người khởi kiện đã sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo đúng quy định tại khoản 2 Điều 164 của Bộ luật này thì Toà án tiếp tục việc thụ lý vụ án; nếu họ không sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu của Toà án thì Toà án trả lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho người khởi kiện




    Vấn đề này đã được hướng dẫn tại nghị quyết số: 02/2006/NQ-HĐTP:


    8. Về Điều 169 của BLTTDS viết:

    8.1. Khi nhận đơn khởi kiện hoặc sau khi nhận đơn khởi kiện, xét thấy đơn khởi kiện không có đủ các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 164 của BLTTDS, thì tuỳ theo yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện mà Toà án yêu cầu người khởi kiện sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện trong một thời hạn do Toà án ấn định, nhưng không quá ba mươi ngày, kể từ ngày người khởi kiện nhận được văn bản của Toà án yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện. Trong trường hợp đặc biệt, Toà án có thể gia hạn thêm, nhưng không quá mười lăm ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn do Toà án ấn định nêu trên.



    Cô giáo lấy 1 ví dụ thế này : ngày 1/1/2010 A nộp đơn khởi kiện đến ngày 4/1/2010 thì Tòa án gọi A đến và yêu cầu A về bổ sung đơn khởi kiện(có văn bản đầy đủ). Tòa ấn định cho A là 30 ngày. Cô giáo hỏi ngày cuối cùng kết thúc thời hạn là ngày nào?


    QQ trả lời là ngày 3/2/2010 vì tháng 1 có 31 ngày, thời hạn ở đây là 30 ngày, ngày xác định thời hạn là ngày 4/1/2010 như vậy ngày bắt đầu thời hạn là ngày 5/1/2010.=> ngày kết thúc thời hạn ở đây là ngày 3/2/2010.


    Cô giáo cho rằng ngày kết thúc thời hạn là ngày 2/2/2010 vì cô xác định ngày bắt đầu ở đây là ngày 4/1/2010.


    QQ phản biện lại rằng là, cách tính thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc được áp dụng theo quy đinh của BLDS 2005 nên ngày đầu tiên của thời hạn không được tính mà tính từ ngày tiếp theo của thời hạn.


    Cô giáo thì căn cứ vào NQ 02 và bảo là "
    kể từ ngày người khởi kiện nhận được văn bản của Tòa yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn kiện," và tính từ ngày đó.

    Cuối cùng QQ cũng không chịu và bảo lưu quan điểm của mình là ngày đầu tiên của thời hạn không được tính. Nhưng không tranh luận tiếp.

    Xin hỏi cả nhà trong trường hợp trên thời điểm kết thúc là thời điểm nào? mong nhận được câu trả lời của mọi người!   Cảm ơn mọi người!

    Thân!


    Cập nhật bởi QuyetQuyen945 ngày 21/05/2011 10:47:03 SA
     
    10268 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #104289   21/05/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    BLDS 2005 viết:
    Điều 152. Thời điểm bắt đầu thời hạn
    1. Khi thời hạn được xác định bằng phút, giờ thì thời hạn được bắt đầu từ thời điểm đã xác định.
    2. Khi thời hạn được xác định bằng ngày, tuần, tháng, năm thì ngày đầu tiên của thời hạn không được tính mà tính từ ngày tiếp theo của ngày được xác định.
    3. Khi thời hạn bắt đầu bằng một sự kiện thì ngày xảy ra sự kiện không được tính mà tính từ ngày tiếp theo của ngày xảy ra sự kiện đó.


    Tất nhiên, BLTTDS 2004 cũng đã quy định rõ ràng:
    BLDS 2005 viết:
    Điều 158. Áp dụng quy định của Bộ luật dân sự về thời hạn

    Cách tính thời hạn tố tụng,
    quy định về thời hạn tố tụng, thời điểm bắt đầu, kết thúc thời hạn tố tụng trong Bộ luật này được áp dụng theo các quy định tương ứng của Bộ luật dân sự



    Theo tinh thần của điều luật, ngày đầu tiên của thời hạn là ngày người khởi kiện nhận được văn bản của Tòa án yêu cầu bổ sung sửa đổi đơn kiện tức ngày 04/01/2010 và ngày này không đuợc tính mà tính từ ngày tiếp theo của ngày được xác định đó tức ngày 05/01/2010

    Có lẽ, bạn khéo léo nhắc nhở cô giáo của bạn về điều 158, BLTTDS 2004 là ổn !

    Nếu đến vậy mà còn không được thì cũng không biết làm sao. Có lẽ nhờ đến tiếng nói của thầy cô giáo bên luật dân sự là tốt nhất!

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Im_lawyerx0 vì bài viết hữu ích
    QuyetQuyen945 (21/05/2011)
  • #104305   21/05/2011

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chào QQ,

    Anh cũng đồng ý với em, vì về mặt logic của toán học thì điểm bắt đầu là điểm 0 chứ không ai lại bắt đầu từ điểm 1. Do đó ngày nhận được yêu cầu phải xem là 0 qua hết ngày hôm sau mới tính là 1 ngày (chứ nếu lỡ có nội dung nào luật quy định một ngày thì nó lại kết thúc ngay khi mới bắt đầu à ).

    Nhưng mà quyết định của giáo viên là quyết định cuối cùng trong thi cử  thôi chịu khó nhịn đi em nhé .

    Thân.

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Unjustice vì bài viết hữu ích
    QuyetQuyen945 (21/05/2011)
  • #104368   21/05/2011

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Chào mọi người !

    Nếu đã cho nó là đúng, thì sao phải sợ cái gì, chẳng nhẽ vì điểm thấp mà có thể làm trái với những gì mình đã cho nó là đúng - và nó chắc chắn đúng !?

    Vậy có thể đảm bảo sẽ không có ngoại lệ đối với những trường hợp khác ( !? ) nếu về sau làm công tác tư pháp sao !

    Riêng tớ mà đã nhận định một vấn đề gì, và sự thật của nó đúng là như thế thì không bao giờ tớ thay đổi quan điểm của mình chỉ vì những sức ép như vậy.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #126093   25/08/2011

    nguyennguyenbaoan
    nguyennguyenbaoan

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/08/2011
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Mình thì có ý kiến như sau:
    - Trước tiên mình không nói QQ đúng hay cô giáo đúng, mà phân tích thế này:
        + Nếu tính theo QQ, bắt đầu 05/01 và kết thúc là 03/02 thì trễ hơn cô giáo ngày bắt đầu cũng như ngày kết thúc là 01 ngày (cô giáo: bắt đầu 04/01 và kết thúc 02/02). 
        Lập luận tương tự, nếu tính theo cô giáo thì cô giáo sẽ sớm hơn (cách tính của) QQ hơn 01 ngày. 
    => Như vậy, về mặt thời hạn vẫn đủ 30 ngày.
        + Theo QQ, người nộp đơn phải đợi tới ngày hôm sau mới được bổ sung, mặc dầu nhà họ gần Tòa án và việc bổ sung có thể làm được ngay, như vậy có ảnh hưởng đến lợi ích được giải quyết vụ án của họ không?
        Tuy nhiên, họ sẽ có lợi hơn (so với cách tính của cô) 01 ngày để bổ sung, như vậy sẽ thuận lợi cho người ở xa Tòa án và việc bổ sung có thể không làm được ngay.
    => Như vậy, QQ và cả cô giáo đều có "lợi" và "bất lợi" cho đương sự.
    - Thứ hai, phân tích theo khía cạnh pháp luật thì thế này:
        + QQ áp dụng BLDS + BLTTDS (điều luật đã được đề cập ở trên), đây là cặp phạm trù nội dung - hình thức; theo đó muốn giải quyết vụ án dân sự phải theo quy trình của tố tụng dân sự - cặp phạm trù này không thể tách rời nhau.
    => Ủng hộ quan điểm của QQ.
        + Cô giáo áp dụng BLTTDS + NQ02 (đã đề cập ở trên), đây là cặp phạm trù cái chung - cái riêng; theo đó muống giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục tố tụng thì phải cần các quy định chi tiết  - cặp phạm trù này cũng không thể tách rời nhau.
    => Ủng hộ quan điểm của cô giáo.
    Nói tới đây, chắc có lẽ các bạn cho mình là ba phải, vì ủng hộ cả hai quan điểm để dung hòa. Vậy vấn đề nằm ở đâu các bạn?
    Quan điểm của mình:
    Trong trường hợp giải quyết vụ án DS theo thủ tục TTDS thì áp dụng các quy định của BLTTDS (văn bản cao nhất ưu tiên áp dụng), nếu BLTTDS không quy định hoặc quy định chưa rõ thì áp dụng văn bản dưới Luật (ở đây là NQ 02), nhưng có một điều nhầm lẫn ở đây là BLTTDS đã quy định vấn đề này rồi (dẫn chiếu qua BLDS) nhưng nhà làm Luật lại hướng dẫn lại (mà hướng dẫn này rõ ràng không phù hợp với văn bản Luật); Tuy nhiên, trong áp dụng pháp Luật người áp dụng PL thường áp dụng văn bản chuyên ngành của họ hơn (ví dụ nghành Tòa án thì thường áp dụng văn bản hướng dẫn của ngành Tòa án, ngành Viện kiểm sát hay Công an thì thường áp dụng văn bản hướng dẫn của ngành họ), nếu họ áp dụng VB hướng dẫn đó cũng không có gì là sai, cái sai ở đây chính là "ông" hướng dẫn đã bị sai, các bạn ạ!!!
    Mở rộng (zui tí thôi): nếu theo cách tính của QQ mà áp dụng qua luật TTHS thì bị can bị tạm giam sẽ kêu oan nhiều lắm đấy,hihi!(May là BLTTHS đã quy định cụ thể).
    Trong KHLHS, có một nguyên tắc - ưu tiên áp dụng Luật/quy định pháp luật chuyên ngành (luật riêng) hơn Luật/quy định pháp luật điều chỉnh chung (Luật chung). Không biết cái này có áp dụng bên DS không nhỉ??Bạn nào biết, cho mình chút ý kiến???Thks!
     
    Báo quản trị |  
  • #126123   26/08/2011

    Nguyenluc151
    Nguyenluc151

    Sơ sinh

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:23/10/2010
    Tổng số bài viết (25)
    Số điểm: 440
    Cảm ơn: 22
    Được cảm ơn 6 lần


    Chào bạn Nguyennguyenbaoan!

    Vấn đề này bạn có thể tham khảo thêm quy định sau để hiểu rõ:

    3. Về Điều 245 và Điều 252 của BLTTDS(Nghị quyết số 05/2006/NQ-HDTP)

    3.1. Thời điểm bắt đầu tính thời hạn kháng cáo bản án sơ thẩm là ngày tiếp theo của ngày được xác định. Ngày được xác định là ngày Toà án tuyên án đối với đương sự có mặt tại phiên toà sơ thẩm hoặc là ngày bản án sơ thẩm được giao hoặc được niêm yết đối với đương sự không có mặt tại phiên toà sơ thẩm.

    3.2. Thời điểm bắt đầu tính thời hạn kháng nghị bản án sơ thẩm là ngày tiếp theo của ngày được xác định. Ngày được xác định là ngày Toà án tuyên án, trong trường hợp Viện kiểm sát cùng cấp tham gia phiên toà sơ thẩm hoặc là ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được bản án sơ thẩm trong trường hợp Viện kiểm sát cùng cấp không tham gia phiên toà sơ thẩm.

    Ví dụ: Ngày 01-10-2005 Toà án xét xử sơ thẩm vụ án dân sự và cùng ngày 01-10-2005 Toà án tuyên án, thì ngày được xác định và thời điểm bắt đầu tính thời hạn kháng cáo, kháng nghị như sau:

    - Đối với đương sự có mặt tại phiên toà sơ thẩm, thì ngày được xác định là ngày 01-10-2005 và thời điểm bắt đầu tính thời hạn kháng cáo mười lăm ngày là ngày 02-10-2005.

    - Đối với đương sự không có mặt tại phiên toà sơ thẩm và giả sử ngày 15-10-2005 Toà án cấp sơ thẩm mới giao bản án sơ thẩm cho đương sự, thì ngày được xác định là ngày 15-10-2005 và thời điểm bắt đầu tính thời hạn kháng cáo mười lăm ngày là ngày 16-10-2005; nếu Toà án cấp sơ thẩm không thể giao trực tiếp bản án sơ thẩm cho đương sự mà phải niêm yết công khai và giả sử ngày niêm yết công khai tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của đương sự là ngày 16-10-2005, thì ngày được xác định là ngày 16-10-2005 và thời điểm bắt đầu tính thời hạn kháng cáo mười lăm ngày là ngày 17-10-2005.

    - Trường hợp đại diện Viện kiểm sát cùng cấp có tham gia phiên toà sơ thẩm, thì ngày được xác định là ngày 01-10-2005 và thời điểm bắt đầu tính thời hạn kháng nghị mười lăm ngày (đối với Viện kiểm sát cùng cấp), ba mươi ngày (đối với Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp) là ngày 02-10-2005.

    - Trường hợp đại diện Viện kiểm sát cùng cấp không tham gia phiên toà sơ thẩm và giả sử ngày 15-10-2005 Viện kiểm sát cùng cấp mới nhận được bản án của Toà án cấp sơ thẩm, thì ngày được xác định là ngày 15-10-2005 và thời điểm bắt đầu tính thời hạn kháng nghị mười lăm ngày (đối với Viện kiểm sát cùng cấp), ba mươi ngày (đối với Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp) là ngày 16-10-2005.

    3.3. Thời điểm bắt đầu thời hạn kháng cáo, kháng nghị quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Toà án cấp sơ thẩm là ngày tiếp theo của ngày được xác định. Ngày được xác định là ngày người có quyền kháng cáo, Viện kiểm sát cùng cấp nhận được quyết định đó.

    a) Trường hợp quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án được ban hành tại phiên toà sơ thẩm và Hội đồng xét xử giao ngay quyết định này cùng ngày cho đương sự có mặt tại phiên toà, đại diện Viện kiểm sát tham gia phiên toà (nếu có), thì ngày được xác định là ngày ban hành quyết định đó. Nếu ngày giao quyết định không cùng với ngày ban hành quyết định, thì ngày được xác định là ngày giao quyết định cho đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp.

    b) Trường hợp quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án được ban hành trước khi mở phiên toà sơ thẩm hoặc tại phiên toà sơ thẩm mà đương sự vắng mặt, thì ngày được xác định đối với đương sự là ngày quyết định đó được giao hoặc được niêm yết; đối với Viện kiểm sát cùng cấp và cấp trên trực tiếp là ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được quyết định đó.

    Cùng chia sẽ kiến thức của bạn với người khác, đó mới là đạo vĩnh hằng.

     
    Báo quản trị |  
  • #126353   26/08/2011

    nguyennguyenbaoan
    nguyennguyenbaoan

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/08/2011
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Nguyenluc151 muốn nói điều gì??
     
    Báo quản trị |  
  • #126389   26/08/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


    nguyennguyenbaoan viết:
    Nguyenluc151 muốn nói điều gì??


     Đơn giản thôi bạn à!
     Nghị quyết đã hướng dẫn, ngày tính thời hạn là ngày tiếp theo, chứ không phải là ngày xác định.
     Theo Nghị quyết:
     

    "3.2. Thời điểm bắt đầu tính thời hạn kháng nghị bản án sơ thẩm là ngày tiếp theo của ngày được xác định. Ngày được xác định là ngày Toà án tuyên án, trong trường hợp Viện kiểm sát cùng cấp tham gia phiên toà sơ thẩm hoặc là ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được bản án sơ thẩm trong trường hợp Viện kiểm sát cùng cấp không tham gia phiên toà sơ thẩm.

    Ví dụ: Ngày 01-10-2005 Toà án xét xử sơ thẩm vụ án dân sự và cùng ngày 01-10-2005 Toà án tuyên án, thì ngày được xác định và thời điểm bắt đầu tính thời hạn kháng cáo, kháng nghị như sau:

    - Đối với đương sự có mặt tại phiên toà sơ thẩm, thì ngày được xác định là ngày 01-10-2005 và thời điểm bắt đầu tính thời hạn kháng cáo mười lăm ngày là ngày 02-10-2005"

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |