Tết Tết Tết Tết đến rồi...

Chủ đề   RSS   
  • #12212 28/01/2010

    PhanAnhCuong
    Top 75
    Lớp 4

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2008
    Tổng số bài viết (865)
    Số điểm: 5415
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    Tết Tết Tết Tết đến rồi...

    Tết Tết Tết Tết đến rồi...

    Một vài góc phố Hải Phòng chiều thứ Bẩy, 17/1/2009 tức 22 tháng chạp:

     

    Mai vàng Nam bộ trên hè phố Hải Phòng

    Thưa các bạn, khắp nơi trên đất nước, không khí TẾT đã tràn ngập. Huyện Hà Quảng Cao Bằng quê bạn Thăng, những gia đình nghèo ở xã Trường Hà hôm nay cũng đã nhận ngôi nhà Đại Đoàn kết để chuẩn bị đón Xuân! Tỉnh đã chuẩn bị 3000 suất quà cho 3000 hộ nghèo đón TẾT! Hai ngày nữa, Bến Tre cũng khánh thành cây cầu mới cho bà con về đón xuân.
    Tôi mở topic này để anh em mình "tám" chuyện Tết nhất.

    Mở đầu, tôi xin đưa chuyện PHÁO!
    Các bạn thấy thế nào về chuyện cấm pháo? Riêng tôi thì tôi vô cùng cảm ơn bác Sáu Dân về cái Chỉ thị 406 năm nào...

     
    41069 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

3 Trang 123>
Thảo luận
  • #12213   18/01/2009

    PhanAnhCuong
    PhanAnhCuong
    Top 75
    Lớp 4

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2008
    Tổng số bài viết (865)
    Số điểm: 5415
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    Chỉ thị 406 của bác Sáu Dân ban hành năm 1995 phải không nhỉ? Tôi nhớ, những năm chưa có Chỉ thị 406, cứ vào khoảng đầu tháng chạp hàng năm là bắt đầu đì đùng pháo nổ. Kể ra, có tiếng pháo cũng vui, cũng rộn rã khi Tết đến, Xuân về. Thế nhưng, hồi đó, cũng từ đầu tháng chạp trở đi, ngày nào trên ti vi cũng loan tin chỗ này có người chết, chỗ kia có người bị thương. Rất nhiều người phát hoảng lên vì pháo!
    Chỉ thị 406 ra đời! Cho đến tận bây giờ, tôi chưa thấy 1 văn bản quy phạm pháp luật nào vừa ban hành mà lại được người dân đón nhận vui vẻ và chấp hành nghiêm túc, tự giác như Chỉ thị 406. Bác Sáu Dân làm được rất nhiều việc cho đất nước, cho người dân. Nếu được "bình xét" thì tôi lựa chọn Đường tải điện 500 KV Bắc -Nam và Chỉ thị 406 là 2 thành tích lớn nhất của bác Sáu khi bác giữ chức Thủ tướng.

    Thật tiếc là mấy năm nay, đặc biệt là Tết âm lịch năm vừa rồi, không ít người bắt đầu vi phạm lệnh cấm pháo. Năm ngoái, trên 1 diễn đàn khác, tôi cũng đã đưa vấn đề đốt pháo để thảo luận. Thật lạ là anh em thành viên trong nước thì đa phần ủng hộ lệnh cấm pháo của nhà nước nhưng anh em  thành viên người Việt định cư bên Mỹ thì lại phản đối. Họ cho rằng đó là phong tục ngàn đời của người Việt, không nên và không thể bỏ được! Tôi từng sống nhiều năm ở châu Âu và tôi thấy người dân bên đó khi thấy người Việt mình đốt pháo, họ tỏ vẻ khinh thường thế nào ấy. Dường như họ cho rằng đốt pháo tức là dân VN khoái cái mùi thuốc súng, không biết trọng sinh mạng... Vậy là anh em chúng tôi cũng không khoái đốt pháo nữa. Còn ở Mỹ thì lại khác! Dân VN thoải mái đốt pháo ở khu chợ người Việt mà chính quyền cũng như người dân Mỹ không hề tỏ vẻ khó chịu? Chị TN2008 hiện đang sống ở Đức. Tôi muốn hỏi chị, người Việt bên đó hồi này có đốt pháo đón Tết cổ truyền không?

    Còn ở VN tết năm nay sẽ thế nào đây? Bên ngành Công an năm nay nghe chừng kiên quyết lắm. Mấy ngày nay, từ trên Bộ xuống cấp tỉnh thành, quận huyện, phường xã đang quán triệt rất mạnh, rằng sẽ kiên quyết xử lý thật nghiêm! Tôi rất mừng là cậu cả nhà tôi tối nay đọc tin trên báo về vụ xử tù một chú rể trong Thanh Hoá về hành vi đốt pháo trong ngày cưới (về tội gấy rối trật tự công cộng) đã bình luận: "Tinh tướng, tù là đúng!"
    Các bạn nghĩ sao?
     
    Báo quản trị |  
  • #12214   18/01/2009

    TN2008
    TN2008
    Top 500
    Female
    Sơ sinh

    Vĩnh Long, Việt Nam
    Tham gia:22/10/2008
    Tổng số bài viết (134)
    Số điểm: 385
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 1 lần


    Tiếc quá không về ăn Tết được...

    Huyện Hà Quảng Cao Bằng quê bạn Thăng, những gia đình nghèo ở xã Trường Hà hôm nay cũng đã nhận ngôi nhà Đại Đoàn kết để chuẩn bị đón Xuân! Tỉnh đã chuẩn bị 3000 suất quà cho 3000 hộ nghèo đón TẾT! Hai ngày nữa, Bến Tre cũng khánh thành cây cầu mới cho bà con về đón xuân.
    Hôm nay tôi cũng được xem tin tức này qua VTV4

    Qua hình ảnh của anh PhanAnhCuong tôi nhớ VN vô cùng, bông hoa đẹp quá chừng, cái Tết này nửa là đã 17 năm rồi chúng tôi không về ăn Tết được. Lần đầu và cũng là lần sau cùng mà gia đình tôi ăn Tết ở VN là năm 1992, lúc đó VN còn cho phép đốt pháo, nhưng em tôi bảo đừng ở SG sẽ bị gộp thở vì khói pháo, nên kéo nhau về quê ăn Tết, không đốt pháo.

    "Thật lạ là anh em thành viên trong nước thì đa phần ủng hộ lệnh cấm pháo của nhà nước nhưng anh em thành viên người Việt định cư bên Mỹ thì lại phản đối."

    Tôi thấy lạ là tại sao họ lại phản đối, theo tôi biết thì ở bên Mỹ cũng cấm không cho người dân đốt pháo bừa bãy mà, đến nổi đêm Tết Tây 31.12. còn không được phép đốt mà. Chỉ có những nơi xin phép và chỉ được bắn pháo bông thôi. Nên bạn của con tôi từ Mỹ sang đây chơi để được đốt pháo thoải máy, lạ thật... (trừ gia đình tôi, chúng tôi lâu rồi không mua pháo, thay gì đem tiền đi đốt, gởi giúp người nghèo có ý nghĩa hơn).
    Theo tôi ở VN cấm là đúng, nhiều người đốt không ý thức, sau Tết cứ nghe là bao nhiêu căn nhà bị cháy.

    Bên Đức Tết cổ truyền của người Á Châu mình không được coi là ngày Lễ, nhưng chính quyền cũng cho các nơi đông đảo của người VN tổ chức đón năm mới đốt pháo, nhưng người tổ chức phải đặt đơn xin phép đốt pháo ngoại lệ. Những nhà hàng Á Châu cũng được phép đốt pháo đêm 30.12. (có giấy phép, không thì bị phạt nặng đấy).

    "Tôi từng sống nhiều năm ở châu Âu và tôi thấy người dân bên đó khi thấy người Việt mình đốt pháo, họ tỏ vẻ khinh thường thế nào ấy. Dường như họ cho rằng đốt pháo tức là dân VN khoái cái mùi thuốc súng, không biết trọng sinh mạng..."

    Anh đã ở đâu vậy? Bên Tây Đức tôi chưa gặp trường hợp đó. Những người ở đây rất thích nghe tiếng pháo chuột nổ giòn tai, không như nơi nào mà anh đã ở.
    Chỉ có lúc tường Berlin sụp đổ và sau đó liên tục báo chí, TV nói bắt những người buôn thuốc lá lậu, nên mổi khi nói mình là người Việt thì họ nói "Mafia buôn thuốc lá", "một con sâu làm sầu nồi canh" nhưng đó chỉ 1 số nhỏ của những người Việt thành đạt trên xứ lạ quê người.

    Lúc nước mình còn chiến tranh và sau 1975 thì nếu nói đến người Vietnam thì họ cứ nói "à Vietnam bang, bang". Tôi rất ghét những người đó, khi tôi rành tiếng Đức mới nói cho họ biết là nước tôi không chỉ có chiến tranh thôi đâu, có những cái đẹp mà mọi người đến Vietnam sẽ thấy. Giờ rất nhiều người đi du lịch Vietnam và khen nước VN đẹp, cây cối vẫn xanh. Họ cứ nghĩ, vì VN đã qua mấy chục năm chiến tranh chắc điêu tàng, chứ không như đã nhìn thấy tận mắt. Bởi vậy đừng tin những gì người ta nói, mà hãy thấy tận mắt, tai nghe rồi hãy thẩm định đúng hay sai.

    Tôi kể các bạn nghe 1 câu chuyện, 1 số người VN ở bên này, bay với Vietnam Airlines nói rằng, Tiếp Viên Hàng Không VN tiếp đãi khách không được tốt, không lịch sự, sắp đáp không cho đi Toilette nữa v.v.v...Thật thất cười, không cho đi Toilette thì đúng rồi, các Airlines khác cũng yêu như vậy mà, nhưng vì họ không hiểu tiếng anh, nên không biết đấy thôi, nay được nghe tiếng Việt thì lấy làm lạ. Nên chuyến về VN vừa qua chúng tôi bay với Vietnam Airlines, để xem có như đã nói không. Nhưng chúng tôi không thấy có gì là phải phê bình cả, không những được tiếp đãi như những Airlines khác mà còn được ăn phở hoặc mì gói, nếu có yêu cầu (Airlines khác làm gì có mì gói, phở mà ăn chứ). Gà nhà đá gà nhà thiệt chẵng hay tí nào cả.
    Có nhiều người mới qua đây vài năm, về VN lên giọng Việt Kiều, không biết tiếng Việt nữa, nhưng tiếng Đức thì cũng không rành, nói toàn tiếng "bồi". Nhiều người bảo, con họ không thích về VN, tụi nó chê dơ, muổi nhiều quá (bên này mùa Hè cũng bị muổi đốt như chơi), họ quên nói cho con họ biết mình là người da vàng, tóc đen, mủi tẹt là người VN.

    Chúng tôi hoàn toàn không còn quốc tịch Vietnam, nhưng con tôi vẫn nói nó là người Vietnam. Vẫn thích về Vietnam, nhưng buồn một chuyện là ở nước ngoài có quốc tịch nước sở, nhưng cũng không hẵng là người nước đó, về Vietnam cũng không hẵng là người Vietnam, tôi rất buồn khi nghe từ "yếu tố người nước ngoài", vì qua đó không biết mình thuộc về đâu. Vài tâm sự riêng của tôi.
    Giờ các con tôi đã lớn, vợ chồng tôi chắc trong tương lai cũng phải về ăn Tết 1 lần. Tôi đã về VN bao nhiêu lần, nhưng chưa ra được Hà Nội một lần, rất tiếc...

     
    Báo quản trị |  
  • #12215   18/01/2009

    PhanAnhCuong
    PhanAnhCuong
    Top 75
    Lớp 4

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2008
    Tổng số bài viết (865)
    Số điểm: 5415
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    Chào chị TN2008  ! Trước đây tôi từng sống ở Nga, chị ạ. Luật pháp ở Nga cũng cấm pháo nổ nhưng anh em người VN chúng tôi hồi đó có một số người mang được pháo sang, mang "vụng" và đốt "vụng" thôi! Tuy vậy, sau khi thấy cái nhìn không thiện cảm của những người dân Nga, chúng tôi thấy xấu hổ và không khoái đốt pháo nữa. Còn ở Mỹ, tôi biết, luật pháp ở Mỹ lại tuỳ thuộc theo từng bang. Hình như tại Cali được đốt pháo thoải mái. Tôi không biết họ có phải xin phép không nhưng thấy có cả khu chợ người Việt tổ chức đón Tết tập thể, pháo nổ mù trời!

    Còn ở Việt Nam Tết này có những quy định mới, chính xác thì phải gọi là Hướng dẫn mới của các cơ quan pháp luật Trung ương! Tôi cảm ơn cái Hướng dẫn mới này vì nó bảo vệ đa số người dân khỏi phải vạ lây, khỏi phải chứng kiến cái "thú vui" đốt pháo của 1 vài tay chơi ngông:

     

    BỘ CÔNG AN-VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO-TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
    -------

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
    --------------

    Số: 06/2008/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC

    Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2008

     

    THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

    HƯỚNG DẪN VIỆC TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ ĐỐI VỚI CÁC HÀNH VI SẢN XUẤT, MUA BÁN, VẬN CHUYỂN, TÀNG TRỮ, SỬ DỤNG TRÁI PHÉP PHÁO NỔ VÀ THUỐC PHÁO

    Để việc truy cứu trách nhiệm hình sự đúng và thống nhất đối với các hành vi sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép pháo nổ và thuốc pháo, Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn như sau:

    I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

    1. Giải thích từ ngữ

    a) “Pháo nổ” (không phân biệt xuất xứ hoặc nơi sản xuất) là loại sản phẩm bên trong có chứa thuốc pháo và khi có yếu tố ngoại lực tác động thì gây tiếng nổ;

    b) “Thuốc pháo” (không phân biệt xuất xứ hoặc nơi sản xuất) là chất có khả năng gây ra một phản ứng hóa học nhanh, mạnh, tỏa nhiệt, sinh khí và tạo ra tiếng nổ;

    c) “Trọng lượng pháo nổ” bao gồm: vỏ pháo, thuốc pháo, dây cháy chậm, ống phóng pháo và các bộ phận khác gắn liền với pháo thành phẩm;

    d) “Sử dụng trái phép pháo nổ” được hướng dẫn trong Thông tư này bao gồm: đốt, ném, đập, phóng, phụt hoặc dùng bất cứ hình thức nào khác gây nổ pháo (sau đây gọi chung là “đốt pháo nổ”).

    2. Nguyên tắc xử lý

    a) Những hành vi phạm tội liên quan đến sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép pháo nổ và thuốc pháo hoặc chiếm đoạt pháo nổ và thuốc pháo phải được phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 (sau đây gọi tắt là BLHS);

    b) Trong mọi trường hợp, pháo nổ, thuốc pháo và nguyên liệu, dụng cụ dùng để sản xuất pháo nổ, thuốc pháo phải bị tịch thu. Việc phát hiện, thu giữ vật chứng, xử lý vật chứng là pháo nổ, thuốc pháo phải thực hiện theo đúng quy định tại Điều 75 và Điều 76 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003;

    c) Đối với các hành vi sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép các loại pháo khác (không phân biệt xuất xứ hoặc nơi sản xuất nhưng thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của Chính phủ) thì cũng được xử lý như đối với các hành vi sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép pháo nổ được hướng dẫn trong Thông tư này.

    II. VIỆC TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ ĐỐI VỚI CÁC HÀNH VI ĐỐT PHÁO NỔ

    1. Người nào đốt pháo nổ thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội “gây rối trật tự công cộng” theo khoản 1 Điều 245 BLHS:

    a) Đốt pháo nổ ở nơi công cộng, những nơi đang diễn ra các cuộc họp, những nơi tập trung đông người;

    b) Đốt pháo nổ ném ra đường, ném vào người khác, ném vào phương tiện khác đang lưu thông, ném từ trên cao xuống, đốt pháo nổ mang theo xe đang chạy;

    c) Đốt pháo nổ gây thiệt hại sức khỏe, tài sản của người khác nhưng mức độ thiệt hại chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự về một tội khác;

    d) Đốt pháo nổ với số lượng tương đương từ 1kg đến dưới 5 kg đối với pháo thành phẩm hoặc tương đương từ 0,1 kg đến dưới 0,5 kg đối với thuốc pháo;

    e) Đốt pháo nổ với số lượng dưới 1 kg pháo thành phẩm hoặc dưới 0,1 kg đối với thuốc pháo và đã bị xử lý hành chính về hành vi đốt pháo nổ hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

    2. Người nào đốt pháo nổ thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 245 BLHS:

    a) Đã bị kết án về tội “gây rối trật tự công cộng” theo mục 1 phần II Thông tư này;

    b) Lôi kéo, kích động trẻ em hoặc lôi kéo, kích động nhiều người cùng đốt pháo;

    c) Cản trở, hành hung người can ngăn (gồm người thi hành công vụ, người bảo vệ trật tự công cộng hoặc người khác ngăn chặn không cho đốt pháo nổ);

    d) Đốt pháo nổ với số lượng tương đương từ 5kg trở lên đối với pháo thành phẩm hoặc tương đương từ 0,5 kg thuốc pháo trở lên.

    3. Người nào đốt pháo nổ gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác thì ngoài việc truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội “gây rối trật tự công cộng” theo Điều 245 BLHS, người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội danh khác quy định trong Bộ luật này, tương xứng với hậu quả nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác do hành vi đốt pháo gây ra. Ví dụ: Nếu đốt pháo nổ gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe người khác đến mức phải xử lý hình sự thì vừa bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội “gây rối trật tự công cộng” quy định tại Điều 245 BLHS, vừa bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội “cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác” quy định tại Điều 104 BLHS.

    III. VIỆC TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ ĐỐI VỚI CÁC HÀNH VI SẢN XUẤT, MUA BÁN, VẬN CHUYỂN, TÀNG TRỮ PHÁO NỔ, THUỐC PHÁO

    1. Về tội danh

    a) Người nào sản xuất hoặc chiếm đoạt pháo nổ; chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt thuốc pháo, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội “chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ” quy định tại Điều 232 BLHS;

    b) Người nào mua bán trái phép qua biên giới pháo nổ, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội “buôn lậu” quy định tại Điều 153 BLHS;

    c) Người nào vận chuyển trái phép qua biên giới pháo nổ, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội “vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới” quy định tại Điều 154 BLHS;

    d) Người nào có hành vi mua bán hoặc tàng trữ, vận chuyển trái phép pháo nổ với mục đích buôn bán ở trong nước thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội “buôn bán hàng cấm” quy định tại Điều 155 BLHS.

    2. Về số lượng vật phạm pháp để làm căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự

    2.1. Người nào sản xuất hoặc chiếm đoạt pháo nổ có số lượng từ 2 kg đến dưới 30 kg; chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt thuốc pháo có số lượng từ 1 kg đến dưới 15 kg hoặc dưới số lượng đó, nhưng đã bị xử lý hành chính hoặc gây hậu quả nghiêm trọng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 232 BLHS; nếu vận chuyển, mua bán trái phép qua biên giới thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm c khoản 2 Điều 232 BLHS.

    2.2. Người nào sản xuất hoặc chiếm đoạt pháo nổ; chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt thuốc pháo có số lượng dưới đây thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo các khoản 2, 3 và 4 tương ứng của Điều 232 BLHS:

    a) Pháo nổ có số lượng từ 30 kg đến dưới 90 kg; thuốc pháo có số lượng từ 15 kg đến dưới 75 kg (khoản 2 Điều 232 BLHS);

    b) Pháo nổ có số lượng từ 90 kg đến dưới 300 kg; thuốc pháo có số lượng từ 75 kg đến dưới 200 kg (khoản 3 Điều 232 BLHS);

    c) Pháo nổ có số lượng từ 300 kg trở lên; thuốc pháo có số lượng từ 200 kg trở lên (khoản 4 Điều 232 BLHS).

    2.3. Người nào mua bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép pháo nổ có số lượng từ 10 kg đến dưới 50 kg (được coi là số lượng lớn) hoặc dưới số lượng đó, nhưng đã bị xử phạt hành chính, hoặc gây hậu quả nghiêm trọng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 tương ứng của Điều 153, Điều 154 hoặc Điều 155 BLHS.

    2.4. Người nào mua bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép pháo nổ có số lượng từ 50 kg đến dưới 150 kg (được coi là số lượng rất lớn) thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 tương ứng của Điều 153, Điều 154 hoặc Điều 155 BLHS.

    2.5. Người nào mua bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép pháo nổ có số lượng từ 150 kg trở lên (được coi là số lượng đặc biệt lớn) thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 3 tương ứng của Điều 153, Điều 154 hoặc Điều 155 BLHS.

    2.6. Một người cùng lúc phạm nhiều tội quy định tại một trong các điều 153, 154, 155 và 232 BLHS hoặc cùng một lúc phạm nhiều tội quy định tại nhiều điều luật khác nhau (ví dụ: vừa phạm tội quy định tại Điều 232, vừa phạm tội quy định tại Điều 153 hoặc phạm cả 4 tội quy định tại các Điều 153, 154, 155 và 232 BLHS), thì phải bị xét xử với mức hình phạt cao của khung hình phạt quy định cho mỗi tội.

    IV. HIỆU LỰC THI HÀNH

    1. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo; các hướng dẫn trước đây của Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao trái với Thông tư này đều bãi bỏ.

    2. Các cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Tòa án các cấp phải phối hợp chặt chẽ trong điều tra, truy tố, xét xử để xử lý nghiêm minh, kịp thời những hành vi phạm tội liên quan đến sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép pháo nổ, thuốc pháo hoặc chiếm đoạt pháo nổ, thuốc pháo theo quy định của BLHS và quy định hướng dẫn trong Thông tư này.

    3. Đối với các trường hợp đang điều tra, truy tố, xét xử các hành vi phạm tội liên quan đến sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép pháo nổ, thuốc pháo, hoặc chiếm đoạt pháo nổ, thuốc pháo thì được thực hiện theo Thông tư này.

    4. Đối với các trường hợp bị kết án đúng theo các văn bản hướng dẫn trước đây về các hành vi phạm tội liên quan đến sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép pháo nổ, thuốc pháo hoặc chiếm đoạt pháo nổ, thuốc pháo đã có hiệu lực pháp luật thì không căn cứ vào hướng dẫn trong Thông tư này để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm, trừ trường hợp có những căn cứ kháng nghị khác.

    5. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc cần phải giải thích hoặc hướng dẫn bổ sung, đề nghị báo cáo cho Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao để có sự giải thích hoặc hướng dẫn bổ sung kịp thời./.

     

    KT. BỘ TRƯỞNG
    BỘ CÔNG AN
    THỨ TRƯỞNG
    THƯỢNG TƯỚNG




    Lê Thế Tiệm

    KT. VIỆN TRƯỞNG
    VIỆN KIỂM SÁT
    NHÂN DÂN TỐI CAO
    PHÓ VIỆN TRƯỞNG




    Hoàng Nghĩa Mai

    KT. CHÁNH ÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
    PHÓ CHÁNH ÁN
    THƯỜNG TRỰC




    Đặng Quang Phương

     
    Báo quản trị |  
  • #12216   18/01/2009

    PhanAnhCuong
    PhanAnhCuong
    Top 75
    Lớp 4

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2008
    Tổng số bài viết (865)
    Số điểm: 5415
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    Bây giờ xin chuyển đề tài: Chuyện nhậu!
     
    Ngày xưa, cái thời tôi còn bé tí, ở quê tôi có tục lệ: "Đánh đụng" lợn! Từ tháng 10, tháng 11 âm lịch là cả làng đã râm ran bàn tán chuẩn bị Tết. Câu chuyện rôm rả nhất là mọi người hỏi han nhau: Năm nay nhà ông "đụng" lợn nhà ai? (Tức là 3 hoặc 4 gia đình chung nhau mổ một con lợn để đón Tết). Lũ trẻ chúng tôi thường cố dậy sớm 29 hoặc 30 Tết vác rá đến nơi mà ngươì lớn mổ lợn. Rồi khệ nệ cùng người lớn bê phần về nhà mình, tíu tít phụ giúp người lớn chuẩn bị bữa cỗ tất niên...
    Ngày ấy tuy nghèo khó nhưng tôi thấy vui lạ. Còn bây giờ, càng ngày không khí tết nhất có vẻ như càng mai một. Nhiều gia đình mãi chiều 30 tết chạy ra đầu ngõ, quăng ra chút tiền là có đủ cả bánh chưng, bánh tét, mứt kẹo, giò chả...

    Trên LawSoft tôi đã có 1 vài bạn hiện sống ở vùng cao như Thăng ở Cao Bằng, Xmen ở Lai Châu, Lucy ở Vĩnh Phúc... Này các bạn, năm nay thì không kịp nữa rồi nhưng sang năm anh em mình canh ty ... kinh doanh hàng tết thử chút coi. Cái anh Lợn Cắp nách (Lợn mường) đang trở thành khoái khẩu của bà con dưới xuôi. Các bạn lo thu gom, gần tết tớ thuê xe lên chở về Hải Phòng. Anh em Hải Phòng có ai chung... ý tưởng kinh doanh với tớ khô ô ô ô ng?
     
    Báo quản trị |  
  • #12217   18/01/2009

    PhanAnhCuong
    PhanAnhCuong
    Top 75
    Lớp 4

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2008
    Tổng số bài viết (865)
    Số điểm: 5415
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    Một vài hình ảnh Tam Đảo- Vĩnh Phúc- quê bạn tôi Lucy:

    Và đây là đặc sản vùng cao: Lợn Cắp nách, mỗi con chừng 10 kg, to nhất cũng chỉ 20 kg. Anh em tôi cùng nhân viên nhà hàng ... thui lợn: 

     
    Báo quản trị |  
  • #12218   18/01/2009

    Xmen-8711
    Xmen-8711
    Top 25
    Male
    Lớp 12

    An Ninh, Việt Nam
    Tham gia:24/01/2008
    Tổng số bài viết (2728)
    Số điểm: 19317
    Cảm ơn: 942
    Được cảm ơn 1057 lần


    Tết

    Nói đến bác Sáu Dân còn nhiều nữa chứ bác PhanAnhCuong nhỉ, đơn cử như Nhà máy lọc dầu Dung Quất (Quảng Ngãi) chẳng hạn.
    Trở về đến chủ đề nhậu nhé!
    Nói đến Nhậu không thể thiếu thứ "Tửu". Trong những ngày qua phương tiện thông tin đại chúng loan tin toàn rượu dởm. Anh em ở dưới xuôi cẩn thận nha, chúng tớ trên này toàn uống rượu Mông pê (rượu của người HMông nấu bằng Ngô khoái phải biết) chẳng lo vấn đề gì cả.
    Đã nhậu thì không thể thiếu mồi. Thủ tướng Chính phủ lo cho nhân dân nên chỉ đạo các cơ quan liên quan vừa có Công điện về vệ sinh an toàn thực phẩm nè

    THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
    -------

    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------

    Số: 81/CĐ-TTg

    Hà Nội, ngày 15 tháng 01 năm 2009

     

    CÔNG ĐIỆN

    THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

     Điện:

    - Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
    - Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
    - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
    - Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
    - Hội Nông dân Việt Nam;
    - Đài Truyền hình Việt Nam;
    - Đài Tiếng nói Việt Nam;
    - Thông tấn xã Việt Nam;
    - Báo Nhân dân.

     

    Hàng năm, vào dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm của người dân tăng cao, đi liền với đó là các nguy cơ ô nhiễm thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm cũng tăng cao. Để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhân dân trong dịp Tết Kỷ Sửu, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm như dịch cúm gia cầm, lở mồm long móng, dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm... đang có nguy cơ bùng phát trở lại, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:

    1. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

    - Chỉ đạo Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương và các Sở, Ban, ngành tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật, thực hành về vệ sinh an toàn thực phẩm, vận động nhân dân thay đổi các phong tục tập quán sinh hoạt, chế biến, ăn uống lạc hậu trong các ngày lễ, Tết nhằm giảm nguy cơ ô nhiễm thực phẩm và ngộ độc thực phẩm; khuyến cáo người dân không ăn thịt gia súc, gia cầm ốm, chết, không rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm dịch, không ăn tiết canh và thức ăn chưa được nấu chín.

    - Chỉ đạo các cơ quan Quản lý thị trường, Công an, Hải quan, Bộ đội biên phòng đặc biệt tại các tỉnh biên giới, tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về nhập khẩu, vận chuyển, lưu thông thực phẩm giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

    - Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, chú trọng đến việc sử dụng nguyên liệu, phụ gia thực phẩm và ghi nhãn, quảng cáo thực phẩm.

    - Tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý triệt để các vùng có dịch cúm gia cầm, dịch tiêu chảy cấp.

    - Chỉ đạo Đài Truyền thanh, Truyền hình địa phương, các báo trên địa bàn đẩy mạnh việc thông tin tuyên truyền về các nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng khi sử dụng thực phẩm không bảo đảm vệ sinh an toàn và không ngăn chặn kịp thời các bệnh dịch.

    2. Bộ Y tế:

    - Chỉ đạo, phối hợp các Bộ, ngành triển khai công tác kiểm tra, thanh tra toàn diện về vệ sinh an toàn thực phẩm tại các tỉnh, thành phố trọng điểm.

    - Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai và hướng dẫn tuyến dưới tuyên truyền đầy đủ, kịp thời các biện pháp bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

    3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

    - Chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan truyền thông tuyên truyền, giáo dục nông dân, các cơ sở trồng trọt, chăn nuôi, các tổ chức, cá nhân thu gom, sơ chế, giết mổ, chế biến, bảo quản nông sản, thuỷ sản thực phẩm thực hiện tốt các quy định bảo đảm về an toàn thực phẩm.

    - Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất, chế biến các thực phẩm có mức tiêu thụ cao trong dịp Tết như rau, quả, thịt gia súc, gia cầm, thuỷ sản.

    4. Bộ Công Thương:

    - Chỉ đạo tăng cường kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh chống các hành vi vi phạm về sản xuất, vận chuyển, buôn bán thực phẩm giả, thực phẩm không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

    - Tăng cường phối hợp với lực lượng Hải quan, Bộ đội biên phòng và các đơn vị liên quan, đặc biệt tại các tỉnh biên giới, nhằm kiên quyết ngăn chặn nhập khẩu thực phẩm lậu, thực phẩm kém chất lượng và xử lý triệt để, nghiêm minh các hành vi vi phạm.

    5. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an:

    - Chỉ đạo các lực lượng Công an, Bộ đội biên phòng phối hợp với lực lượng Hải quan và các cơ quan của địa phương kiểm soát, ngăn chặn và xử lý kiên quyết việc nhập thực phẩm trái phép qua biên giới.

    6. Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và các phương tiện thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương tăng thời lượng phát sóng, thực hiện tuyên truyền, giáo dục tạo ý thức cho người dân phải biết tự bảo vệ sức khỏe, tính mạng của mình và không gây nguy cơ bệnh dịch, thiệt hại về người cho cộng đồng dân cư, đặc biệt vào dịp Tết, phản ánh kịp thời kết quả thực hiện công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ Sửu 2009.

    7. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể và các tổ chức xã hội phối hợp triển khai có hiệu quả các hoạt động bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ Sửu 2009.

    Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm trực tiếp trước nhân dân của địa phương mình và trước Chính phủ về việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nói chung và đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ Sửu 2009.

    Giao Bộ Y tế theo dõi, tổng hợp kết quả thực hiện và báo cáo kịp thời lên Thủ tướng Chính phủ và tổng kết công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Kỷ Sửu trong tháng 02 năm 2009./.

     

     

    Nơi nhận:
    - Như trên;
    - Ban Bí thư Trung ương Đảng;
    - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
    - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
    - Văn phòng Chủ tịch nước;
    - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
    - Văn phòng Quốc hội;
    - VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ: TH, KTTH, TKBT, KTN, ĐP, PL;
    - Lưu: Văn thư, KGVX (5b). xh 30

    KT. THỦ TƯỚNG
    PHÓ THỦ TƯỚNG




    Nguyễn Thiện Nhân



     
    Báo quản trị |  
  • #12219   18/01/2009

    Xmen-8711
    Xmen-8711
    Top 25
    Male
    Lớp 12

    An Ninh, Việt Nam
    Tham gia:24/01/2008
    Tổng số bài viết (2728)
    Số điểm: 19317
    Cảm ơn: 942
    Được cảm ơn 1057 lần


    Tết

    Còn nữa. Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định xuất gạo dự trữ Quốc gia để hỗ trợ các tỉnh cứu đói giáp hạt và tến nguyên đán nữa này. Đồng bào năm nay đón tết quá zui rồi

    THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
    ------

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    -------------

    Số: 75/QĐ-TTg

    Hà Nội, ngày 15 tháng 01 năm 2009

     

    QUYẾT ĐỊNH

    VỀ VIỆC XUẤT GẠO DỰ TRỮ QUỐC GIA ĐỂ HỖ TRỢ CÁC TỈNH CỨU ĐÓI GIÁP HẠT VÀ TẾT NGUYÊN ĐÁN

    THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

    Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
    Xét đề nghị của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (công văn số 124/BLĐTBXH-BTXH ngày 14 tháng 01 năm 2009), Ủy ban nhân dân các tỉnh: Thái Nguyên, Tuyên Quang, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Nam,

    QUYẾT ĐỊNH

    Điều 1. Bộ Tài chính xuất không thu tiền 16.350 tấn (mười sáu ngàn ba trăm năm mươi) gạo từ nguồn dự trữ quốc gia để hỗ trợ các tỉnh: Thái Nguyên: 300 tấn, Tuyên Quang: 550 tấn, Ninh Bình: 2.000 tấn, Thanh Hóa: 3.000 tấn, Nghệ An: 5.000 tấn, Hà Tĩnh: 3.000 tấn, Quảng Trị: 1.500 tấn, Quảng Nam: 1.000 tấn.

    Ủy ban nhân dân các tỉnh: tiếp nhận số gạo nêu trên và hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng.

    Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

    Điều 3. Các Bộ trưởng Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động - Thương binh và Xã hội; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh: Thái Nguyên, Tuyên Quang, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Nam chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

     

     

    Nơi nhận:
    - Như Điều 3;
    - Thủ tướng, các PTT: Nguyễn Sinh Hùng, Nguyễn Thiện Nhân, Hoàng Trung Hải;
    - Cục Dự trữ Quốc gia;
    - VPCP: BTCN, các PCN: Văn Trọng Lý, Phạm Văn Phượng, Trần Quốc Toản, các Vụ: KTTH, ĐP, KGVX, TKBT, TTĐT, TH;
    - Lưu: VT, KTN (3).

    THỦ TƯỚNG




    Nguyễn Tấn Dũng

     
    Báo quản trị |  
  • #12220   19/01/2009

    TN2008
    TN2008
    Top 500
    Female
    Sơ sinh

    Vĩnh Long, Việt Nam
    Tham gia:22/10/2008
    Tổng số bài viết (134)
    Số điểm: 385
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 1 lần


    Về vệ sinh an toàn thực phẩm

    Thông tin này không biết từ đâu, gởi giây chuyền vào họp thư của tôi. Không rỏ người gởi là ai. Gởi các bạn đọc. Các bạn nghĩ sao?

    Tin trên Internet thông báo :        
    * Các thực phẩm từ VN có chất pha , ướp độc hại: Sea food ( cua,tôm,cá... ) bột ngũ cốc, bánh tráng .. 
    ............................
     
    Báo quản trị |  
  • #12221   19/01/2009

    PhanAnhCuong
    PhanAnhCuong
    Top 75
    Lớp 4

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2008
    Tổng số bài viết (865)
    Số điểm: 5415
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    Thưa chị TN2008! Hàng ngày trong hộp thư của tôi cũng vô khối những tin nhắn dạng spam. Trên mạng cũng vô khối những thông tin bịa đặt, không thể kiểm chứng. Ta quan tâm làm gì? Nếu ta loan truyền những thông tin chưa kiểm chứng đó thì hoá ra ta tiếp tay cho họ à?
    Ở nơi chị sinh sống có nhiều người Việt không hả chị? Bà con mình có tổ chức đón Tết tập thể không hả chị?
     
    Báo quản trị |  
  • #12222   19/01/2009

    TN2008
    TN2008
    Top 500
    Female
    Sơ sinh

    Vĩnh Long, Việt Nam
    Tham gia:22/10/2008
    Tổng số bài viết (134)
    Số điểm: 385
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 1 lần


    Tôi có linh cảm là sẽ bị xóa. Mà đúng thiệt, tôi thành thật xin lổi, tôi không có ý tiếp tay cho ai đâu.
    Bên này cộng đồng người Việt cũng tổ chức đón Tết, có ca, múa, nhạc kịch...Nhưng không được như bên Berlin. Quan niệm khác nhau,
    Cộng đồng bên đó phần đông là ở miền Bắc, còn bên này phần đông là miền Nam...(sang1980), anh hiểu tôi nói gì chứ?
    Còn ở ngoài Bắc ăn Tết ra sau nhỉ?
     
    Báo quản trị |  
  • #12223   20/01/2009

    PhanAnhCuong
    PhanAnhCuong
    Top 75
    Lớp 4

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2008
    Tổng số bài viết (865)
    Số điểm: 5415
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    Hải Phòng chiều 24 Tết

    Chị TN2008! Mong chị thông cảm nha! Đưa những thông tin không rõ nguồn gốc lên LawSoft, lỡ các doanh nghiệp đó kiện cáo thì chúng mình mất vui ngày Tết, phải không chị?

    Ngoài Bắc ăn tết ra sao?

    Đây, Hải Phòng chiều 24 Tết:

     

     

    Cây đào rừng giá 50.000.000 đồng!!! Tôi đã đo chu vi đoạn giữa của thân cây được 4 gang tay, chừng 80 cm! Đại gia nào sẽ rinh cây đào này đây?

     

    Mai vàng Nam bộ trung bình 5 triệu đồng/ chậu:

     

    Anh thương binh Nguyễn Trung Nhiệm từ Kiến An vượt hơn 10 km trên xe ba bánh vào trung tâm TP mua chậu Đào:

    Chụp ảnh hả? Từ từ để tớ bỏ mũ bảo hiểm ra đã! Tạo dáng tí!

     

    Hồng Luận- Hoa tươi cao cấp:

     

    Tại Quảng trường Nhà hát lớn thành phố:

     

    Quán hoa- một công trình duyên dáng do người Pháp xây dựng phía trước Nhà Hát lớn:

     

     

    Thiếu uý Cảnh sát giao thông Vũ Quang Lâm: Nghỉ tết hả? Cũng vẫn như mọi năm thôi, công an bọn em cứ phải sau mồng 5 Tết mới được thay nhau đón Xuân cùng gia đình:

     

    Các anh công nhân Cty Công viên gắn những chậu hoa cuối cùng trên vườn hoa trước Nhà hát lớn: 

     

    Đường Điện Biên Phủ tại Ngã Sáu:

     

    Một công trình đang hoàn thiện tại đầu Đại lộ Lê Hồng Phong (Đường Ngã Năm- Sân bay Cát Bi):

    Đại lộ Lê Hồng Phong- con đường trung tâm Khu đô thị mới Ngã Năm- Sân bay Cát Bi từ vài năm nay trở thành 1 trung tâm hoa Tết:

     

    Phong Lan- chậu nhỏ nhất (3 bông) giá 700.000 đồng, chậu to nhất 25 triệu đồng:

     

    Giống Đào mới, 1 cây tí xíu giá 170.000 đồng:

     

    Nguyễn Văn Duy- người bán quất tết tại đây đã 4 năm nay miệng dẻo quẹo:

    Dạ, quất của em toàn là đẹp cỡ Thuý Vân, Thuý Kiều cả. Bên tay trái là dãy Thuý Vân (nhỏ nhất) giá bán từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng/ cây. Còn bên tay phải là dãy Thuý Kiều (cây to và đẹp hơn) giá bán từ 700.000 đồng đến 1 triệu hai trăm ngàn/cây:    

    Cây quất nhỏ nhất của Duy giá 200 ngàn:

    Cây đào giá 8 triệu đồng:

     

    Ngay bên cạnh nơi bán đào có 1 anh bán ... rượu dừa với giá bán lẻ 32.000 đồng/quả, còn nếu được đựng trong 1 giỏ quà tết thì 80.000 đồng/1 giỏ 2 quả; 120.000 đồng/1 giỏ 3 quả. Loại rượu dừa này mới xuất hiện ở Hải Phòng. Người ta khoan 1 lỗ nhỏ ở sọ dừa rồi bơm rượu vào, ủ chừng 2 tháng trước khi dùng:


     
    Báo quản trị |  
  • #12224   20/01/2009

    TN2008
    TN2008
    Top 500
    Female
    Sơ sinh

    Vĩnh Long, Việt Nam
    Tham gia:22/10/2008
    Tổng số bài viết (134)
    Số điểm: 385
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 1 lần


    Tôi cũng nghĩ như anh, không biết có ai kiện mình không đây, cám ơn anh nhiều nha. Vui nhộn quá nhỉ, nhưng giá cả còn đắt hơn bên đây nữa đó.
     
    Báo quản trị |  
  • #12225   20/01/2009

    PhanAnhCuong
    PhanAnhCuong
    Top 75
    Lớp 4

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2008
    Tổng số bài viết (865)
    Số điểm: 5415
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    Vâng, tôi cũng cho rằng giá cả như vậy là quá đắt. Cây Đào rừng ông chủ hét tới 50 triệu đồng! Quá thể! Cả một gia tài với nhiều người! Không biết có đại gia nào chịu nổi cái giá ấy không? Quả thật, từ nhỏ tới giờ, tôi chưa từng thấy 1 cây đào nào to đến vậy, chu vi thân cây 80 cm! Cái cây đào nho nhỏ mà anh thương binh Nguyễn Trung Nhiệm đã mua trên kia giá cũng là 850.000 đồng!

    Tuy vậy bà xã tôi nhận định: Mấy hôm nay mới là những ngày đầu tiên của mùa kinh doanh tết, các ông chủ, bà chủ đang nói thách để thăm dò thị trường. Một hai hôm nữa, hàng kém chạy thì họ mới buộc phải hạ xuống giá thực!

    Mà chị ở Đức và anh em ở các địa phương khác tình hình tết nhất đến đâu rồi? Gửi ảnh lên cho bà con LawSoft "tận mắt" chứng kiến chút coi!!!!!
     
    Báo quản trị |  
  • #12226   20/01/2009

    PhanAnhCuong
    PhanAnhCuong
    Top 75
    Lớp 4

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2008
    Tổng số bài viết (865)
    Số điểm: 5415
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    Qua các phương tiện thông tin đại chúng, ngồi tại 1 nơi cũng có thể nắm các tin tức trên toàn cầu, ví dụ như chị TN2008 đã nói trên kia:

    "Huyện Hà Quảng Cao Bằng quê bạn Thăng, những gia đình nghèo ở xã Trường Hà hôm nay cũng đã nhận ngôi nhà Đại Đoàn kết để chuẩn bị đón Xuân! Tỉnh đã chuẩn bị 3000 suất quà cho 3000 hộ nghèo đón TẾT! Hai ngày nữa, Bến Tre cũng khánh thành cây cầu mới cho bà con về đón xuân.
    Hôm nay tôi cũng được xem tin tức này qua VTV4"

    Hôm qua, ngày 19/1/2009, chắc chị cũng đã biết tin này:

    Thông xe cầu Rạch Miễu về xứ dừa Bến Tre:

    Cây cầu nằm trên quốc lộ 60 này sẽ mở ra cơ hội phát triển cho tình Bến Tre vốn bị cô lập từ nhiều năm nay.

    Công trình cầu Rạch Miễu nằm ở vị trí cách phà Rạch Miễu 1 km về phía thượng lưu. Tổng chiều dài 8.246 m, trong đó phần cầu chính dài hơn 2.868 m.

    Khởi công ngày 30/4/2002, cầu Rạch Miễu là công trình cầu dây văng đầu tiên do Việt Nam tự thiết kế, thi công, trong đó phần thiết kế - giám sát do Tổng công ty tư vấn thiết kế (Bộ Giao thông vận tải) đảm nhiệm. Cầu Rạch Miễu có tổng chiều dài hơn 8 km trong đó phần cầu chính dài gần 3 km, bề rộng mặt cầu là 15m. Tổng trị giá đầu tư cầu khoảng 1.400 tỉ đồng, trong đó 58% vốn ngân sách nhà nước và 42% vốn BOT.

    Từ 19/1/2009, cây cầu này xoá bỏ thế cô lập của tỉnh Bến Tre, nối Bến Tre với các tỉnh Tiền Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Long An, TP HCM, tạo đà cho việc kêu gọi đầu tư thúc đẩy kinh tế xã hội của khu vực.

    Trước đây, khi chưa có cầu, người dân buộc phải đi qua phà Rạch Miễu để tới xứ dừa Bến Tre, vào ngày lễ tết tình trạng kẹt phà diễn ra kinh niên làm thông thương từ tỉnh này tới vùng đồng bằng sông Cửu Long bị tắc nghẽn. Nếu như trước đây khi muốn qua xứ dừa Bến Tre, người dân phải mất đến hơn nửa tiếng, thậm chí hàng giờ xếp hàng qua phà Rạch Miễu thì giờ đây chỉ cần 5-7 phút đi xe máy.

    Thế nhưng, tôi vẫn khoái xem tin tức và ảnh của anh em bạn bè của tôi- thành viên LawSoft thực hiện hơn! Cây nhà lá vườn mà!

     
    Báo quản trị |  
  • #12227   20/01/2009

    TN2008
    TN2008
    Top 500
    Female
    Sơ sinh

    Vĩnh Long, Việt Nam
    Tham gia:22/10/2008
    Tổng số bài viết (134)
    Số điểm: 385
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 1 lần


    Bên này vẫn còn mùa đông, nên rất lạnh ai cũng rút trong nhà, còn tổ chức đón Tết thì chỉ ở một Hội Trường nào đó do Hội người Viêt tổ chức và đến ngày đó bà con mới đến mua vé vào xem thôi. Các em nhỏ thì được nhận lì xì, đến tối mạnh ai về nhà đó. Nói chung Tết VN bên này buồn lắm.
    Cây Đào rừng với giá 50 Tr. không biết sao ông chủ đó mang về được nhỉ, đã bảo là cây rừng thì thuộc về thiên nhiên, thì đương nhiên là phải ở đó chứ? Không bị phạt sao? Hay là rừng đó là của ông ta?  
    Nói thật nha, tôi sử dụng thành thạo vi tính, nhưng với tiếng Đức và làm việc thôi, chứ nạp hình lên Lawsoft, tôi mù tich, đọc hướng dẫn tiếng Việt tôi cũng không hiểu luôn (học được 3 tháng lớp 8 thôi), tiếng anh thì biết chút ít thôi. Vì bên này sử dụng vi tính toàn bằng tiếng Đức. Thông cảm nha.
     
    Báo quản trị |  
  • #12228   27/01/2009

    PhanAnhCuong
    PhanAnhCuong
    Top 75
    Lớp 4

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2008
    Tổng số bài viết (865)
    Số điểm: 5415
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    Nói chuyện Đào rừng, "không biết sao ông chủ đó mang về được nhỉ, đã bảo là cây rừng thì thuộc về thiên nhiên, thì đương nhiên là phải ở đó chứ? Không bị phạt sao?" Cái này tôi không rõ lắm, chúng ta phải hỏi chuyên gia lâm nghiệp X-men vậy? Tuy nhiên, theo suy nghĩ của tôi, những cây đào rừng này mang được từ Sa Pa (Lào Cai) hay từ các vùng núi khác về đến Hà Nội, Hải Phòng... phải qua rất nhiều công đoạn: Người dân trên đó vào rừng tìm rồi chặt hoặc đào cả gốc mang về (nghe nói học sinh trung học trên Lào Cai bỏ cả học hành- cái này thì cần phê phán); các nhà buôn thu gom, vận chuyển về xuôi rồi bán lại cho những người trực tiếp bán hàng mà tôi chụp ảnh trên kia. Trước đây, người dân xứ bắc thường thích bích đào trồng ngay dưới xuôi, đặc biệt là ở làng đào nổi tiếng Nhật Tân, Hà Nội. Dăm năm lại đây, mốt chơi đào thay đổi, cứ chuộng đào rừng, đặc biệt là đào rừng Sa Pa! Cây càng to, càng ra dáng cổ thụ thì càng ... mốt. Cành đào cũng quý nhưng nếu có cả cây, tức phải có rễ thì càng đắt. Cành thì chơi vài ngày tết là vứt đi nhưng cây thì sau tết lại có người chuyên đi mua gom rồi bán lại cho các ông chủ vườn chăm sóc suốt 1 năm để tết năm sau lại mang đi bán. 

    À, về chuyện giá cả cây đào, chiều tối hôm qua, 25 Tết, tôi có việc đi qua nơi bán đào và thấy cây đào 50 triệu vẫn còn đó! Tôi vội nên không dừng lại hỏi ông chủ xem đã có ai trả giá như thế nào.
    Thôi, tôi lại phải đi bây giờ!
     
    Báo quản trị |  
  • #12229   21/01/2009

    trathainguyen
    trathainguyen
    Top 500
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/09/2008
    Tổng số bài viết (155)
    Số điểm: 989
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 10 lần


    Tết bây giờ........

    Ngày còn là trẻ con, mỗi khi tết đến xuân về là mình cảm thấy háo hức.Tết là lúc được nghỉ học, tết được mua sắm quần áo mới, tết được ăn nhiều bánh kẹo...và tết còn được nhận tiền lì xì nữa chứ..Những suy nghĩ trẻ con đó rùi cũng qua đi khi mỗi ngày mỗi lớn, nhận ra sự vất vả của người lớn, sự đắn đo của mẹ khi đi chọn hàng tết. Các mặt hàng phong phú nhưng mẹ vẫn phải cân nhắc mua gì cho vừa với túi tiền. Mỗi mùa xuân đến, thấy bố mẹ ngày một già đi, những sự vất vả hằn sâu trong đôi mắt.Tôi thật sự xót xa, thấy mình vẫn chưa báo hiếu được gì cho bố mẹ

    http://www.sungroup.com.vn

     
    Báo quản trị |  
  • #12230   21/01/2009

    bazensolo
    bazensolo

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/12/2008
    Tổng số bài viết (13)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tình hình này Miền Nam không có đào chơi Tết rồi....

    Miền Bắc cũng phải lên rừng bẻ đào về bán thì Tết này đào có vào nam được không các Bác nhể? Giá cả thế này e phải trốn về Nội, Ngoại ăn ké mấy ngày Tết thôi
     
    Báo quản trị |  
  • #12231   21/01/2009

    lethigam_ms
    lethigam_ms
    Top 200
    Lớp 1

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:03/04/2008
    Tổng số bài viết (423)
    Số điểm: 2783
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 82 lần


    Món Bánh chưng!

    Bánh chưng của mẹ!

    Tết, món không thể thiếu là bánh chưng. Đôi khi, bánh chưng bây giờ chỉ là cho có lễ, vì đó là món cổ truyền, chứ ăn thì không phải ai cũng ghiền. Thế nhưng, cho dù đi đâu, làm gì, ở đâu và ăn cái gì thì bánh chưng của mẹ tôi luôn là nhất!

    Món bánh chưng ở quê tôi nhỏ thôi, đủ để bỏ lọt vào cái dĩa chỉ bằng bàn tay xoè ra. Thường thì nó đi liền 1 cặp, một cái nếu một người ăn khoẻ có thể ăn hết. Nhân dịp tết, xin giới thiệu món bánh chưng của ….mẹ tôi.

    Chuẩn bị và nguyên liệu:

    Gạo nếp vo sạch, tới khi có nước trong thì thôi, đặc biệt là không được ngâm lâu trong nước. Để ráo.

    Đậu xanh lọc sạch vỏ, cũng vo cho đến khi nước trong (như vậy để lâu không bị hư)

    Gia vị gồm hành tím, tiêu, thịt heo, muối, mì chính (bột ngọt), dầu hoặc mỡ đều dùng được.

    Lạt buộc (bằng tre hóp chẻ mỏng).

    Lá chuối hột (ở quê tôi vẫn gọi là chuối đá hoặc chuối sứ, do hột của nó cứng)

    Gạo nếp sau khi để ráo, cho chút muối vào trộn đều. Nếu muốn bánh chưng xanh hơn thì lấy một ít lá rau ngót giã nhuyển, vắt lấy nước cốt và trộn vào nếp. Loại phụ gia này vừa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm lại vừa thơm, ngon và bổ nữa.

    Đậu sau khi rửa sạch, bỏ vào nồi nấu. Khi sôi khoảng 4-5 phút, nhớ chắt nước và để lửa than. Để đậu ngon và nhuyễn thì đậu phải chín nhừ, khô, không nhão, không cháy. Trộn gia vị khi đậu đang nóng. Và khi cho gia vị vào trộn xong thì đậu tơi ra, không còn nguyên hạt nữa và ….có một mùi thơm thật đặc biệt.

    Lá chọn kích cỡ vừa phải, sao cho phù hợp với kích cỡ của bánh định gói. Nếu nhỏ quá sẽ lòi nếp ra ngoài trong quá trình nấu => nước vô và hư bánh. Nếu lớn quá, lá sẽ làm cho bánh cộm lên, trông rất xấu.

    Gói bánh:

    Dùng hai miếng lá úp hai mặt trái vào nhau, sao cho gân lá vuông góc nhau. Dùng 1 cái chén để đong gạo nếp (đảm bảo kích cỡ bánh bằng nhau). Theo đó, cứ 1 lớp gạo nếp, rồi cho thịt heo, và nhân đậu vào giữa, đổ tiếp lớp gạo nếp nữa. Ở đây gói bằng tay, không dùng khuôn. Cách gói thì như chúng ta vẫn gói quà.

    Theo cách gói này thì hai bàn tay sẽ ép gạo nếp chặt hơn. Khi gấp mỗi đầu của bánh, có thể dùng tay nén chặt gạo lại và tạo góc vuông.

    Hai chiếc bánh sẻ được áp hai mặt có mép gấp lá vào nhau và buộc bằng 2 sợt lạt vuông góc nhau. Thành 1 cặp bánh chưng rồi đó!

    Xếp bánh và nấu:

    Bánh phải xếp theo chiều dựng, sao cho khe của hai chiếc bánh vuông góc với đáy nồi. Như vậy, hơi nóng sẽ len vào giữa khác khe này, bánh sẽ chín đều.

    Nước luôn bảo đảm cao hơn lớp bánh cuối cùng là 0,5 – 1 tấc. Lúc đầu có thể cho lửa lớn, khi nước sôi, có thể nhỏ lửa, nhưng phải đảm bảo lửa đều.

    Duy trì tình trạng trên trong vòng 08 tiếng liên tục.

    Dọn bánh và…ăn:

    Khi nấu, lá bánh có thể đã chín. Do vậy, để bánh vẫn duy trì màu xanh của lá, khi vớt bánh ra, cần gói thêm một lớp lá nữa và lấy lạt mới buộc. Lá sẽ giữ màu xanh cho tới khi...bóc ra ăn.

    Khi dọn bánh, chưng ở bàn thờ hoặc cúng, có thể để nguyên bánh, không bóc lá và chỉ cần 1 chiếc.

    Khi bóc bánh để ăn, có thể dùng lạt buộc nó tước nhỏ ra để cắt (lạt sau khi đã nấu rất dai). Dùng lạt hoặc cước cắt bánh sẽ không bị bể. Cắt bánh xong bỏ lên dĩa vẫn như chưa cắt vậy.

    Bánh có thể ăn kèm với dưa món, kim chi đều tuyệt.

    Bánh này vừa dẻo, vừa dai, vừa thơm, vừa béo chứ không nhão như bánh gói bằng khuôn. Bảo quản ở nhiệt độ thường của miền Trung (không phải bỏ tủ lạnh đâu nhá), được cả tháng lận đó!

    Có ai muốn thử không? Đặt tui nấu cho hoặc …. mời tui về nhà sống, tui nấu cho ăn, miễn phí luôn!

    Chúc mọi người sang năm mới KHOẺ để HẠNH PHÚC, KHOẺ để THÀNH CÔNG – AN KHANG – THỊNH VƯỢNG!

     Ôi, thèm quá trời. Năm nay không được ăn bánh chưng nhà! Hic

     



     
    Báo quản trị |  
  • #12232   21/01/2009

    lethigam_ms
    lethigam_ms
    Top 200
    Lớp 1

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:03/04/2008
    Tổng số bài viết (423)
    Số điểm: 2783
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 82 lần


    Chúc mừng năm nmới đến các đồng chí đang làm nhiệm vụ đặc biệt!

    Hôm trước, nhắn tin cho một đồng chí làm trong lực lượng CSGT, đồng chí này "vui vẻ"  thông báo kế hoạch ăn tết " Theo tinh thần chung thì ngày mùng 04 sẽ tiến hành đón ăn tết nguyên đán. Khoẻ, lúc đó không ai giành"
    Tinh thần này không phải riêng "đồng chí bạn" của tui mà hầu như của chung của các đồng chí đang làm công tác đặc biệt.
    Thay mặt cho tất cả người dân Việt Nam, xin cảm ơn các đồng chí. Chúng tôi ăn thay, chơi thay cho, các đồng chí cứ yên tâm làm nhiệm vụ!
    Xin chúc các đồng chí KHOẺ Để hoàn thành nhiệm vụ, KHOẺ để HẠNH PHÚC, KHOẺ để THÀNH CÔNG – AN KHANG – THỊNH VƯỢNG!

    @ Có đồng chí nào muốn nghe Happy New Year đêm giao thừa không, tui gọi?
     
    Báo quản trị |