Tên của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài được quy định ra sao?

Chủ đề   RSS   
  • #603049 05/06/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần


    Tên của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài được quy định ra sao?

    Hiện nay cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài nở rộ tại Việt Nam, nhất là các trường đại học nổi tiếng như RMIT hay Greenwich Việt Nam. Nhìn vào tên của các trường đại học này có tên khá đặc biệt. Vậy cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài được quy định ra sao?

    ten-cua-co-so-giao-duc-co-von-dau-tu-nuoc-ngoai

     

    1. Quy định về việc đặt tên cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài

    Căn cứ Điều 29 Nghị định 86/2018/NĐ-CP quy định việc đặt tên cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động tại Việt Nam như sau:

    - Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập và hoạt động dưới hình thức trường hoặc trung tâm và được đặt tên theo quy định sau:

    + Đối với trường, tên phải bao gồm các yếu tố cấu thành được sắp xếp theo trật tự: “Trường”, “Cấp học hoặc trình độ đào tạo” và tên riêng.

    + Đối với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, tên phải bao gồm các yếu tố cấu thành được sắp xếp theo trật tự: “Trung tâm giáo dục hoặc đào tạo”, “Ngành hoặc nhóm ngành đào tạo chính” và tên riêng.

    + Đối với phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thì tên phải bao gồm các yếu tố cấu thành được sắp xếp theo trật tự: “Phân hiệu”, “Tên cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài” và “tại tỉnh, thành phố.

    - Tên riêng của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài không được đặt trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của cơ sở giáo dục đã đăng ký, với tên của doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư; không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam.

    - Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài có tên giao dịch bằng tiếng Việt và tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh (hoặc bằng một ngôn ngữ nước ngoài thông dụng khác) với nội dung tương đương.

    - Bộ trưởng Bộ GD&ĐT xem xét, quyết định việc đặt tên một số cơ sở giáo dục mang tính đặc thù.

    2. Thời hạn hoạt động của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài

    Cụ thể tại Điều 30
    Nghị định 86/2018/NĐ-CP quy định thời hạn hoạt động của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài không quá 50 năm, tính từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nhưng không dài hơn thời hạn thuê đất.

    Theo đó, trình tự cho phép thành lập được quy định như sau:

    - Việc cho phép thành lập cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện theo trình tự sau đây:

    + Cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

    + Cấp quyết định cho phép hoạt động giáo dục và thông báo trên trang thông tin điện tử của cơ quan cấp phép.

    - Việc cho phép cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, tổ chức quốc tế liên chính phủ được phép hoạt động tại Việt Nam thành lập cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện theo trình tự sau đây:

    + Cấp quyết định cho phép thành lập;

    + Cấp quyết định cho phép hoạt động giáo dục và thông báo trên trang thông tin điện tử của cơ quan cấp phép.

    - Việc cho phép thành lập cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện theo trình tự sau đây:

    + Cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

    + Cấp quyết định cho phép thành lập;

    + Cấp quyết định cho phép hoạt động giáo dục và thông báo trên trang thông tin điện tử của cơ quan cấp phép.

    - Việc cho phép mở phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện theo trình tự sau đây:

    + Cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

    + Cấp quyết định cho phép thành lập phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học;

    + Cấp quyết định cho phép hoạt động và thông báo trên trang thông tin điện tử của cơ quan cấp phép.

    3. Quyền và nghĩa vụ của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài

    - Được bảo hộ các quyền và lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

    - Chịu sự quản lý hành chính theo lãnh thổ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; hoạt động và chịu sự quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật Việt Nam.

    - Thực hiện công khai cam kết về chất lượng giáo dục, điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục và thu, chi tài chính. Chịu trách nhiệm bồi hoàn cho người học các khoản chi phí người học đã nộp trong trường hợp cung cấp chương trình đào tạo không bảo đảm chất lượng giáo dục như cam kết.

    - Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người học, cán bộ, giảng viên, giáo viên và người lao động trong trường hợp chấm dứt hoặc buộc phải chấm dứt hoạt động trước thời hạn.

    - Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam tại cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài.

    - Trước ngày 30 tháng 11 hàng năm, báo cáo cơ quan quản lý nhà nước trực tiếp về tình hình phát triển toàn diện của cơ sở và giải trình đầy đủ khi được cơ quan quản lý nhà nước yêu cầu. Báo cáo bao gồm các nội dung chính:

    Việc thực hiện quyết định cho phép hoạt động, cơ cấu tổ chức, giáo viên, giảng viên, số lượng tuyển sinh, công tác tổ chức giảng dạy và học tập, kết quả học tập của học sinh, sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh, số lượng tốt nghiệp, tỷ lệ tốt nghiệp, văn bằng được cấp, báo cáo tài chính, những khó khăn, thuận lợi trong quá trình triển khai, đề xuất, kiến nghị. Việc báo cáo thực hiện bằng hình thức trực tuyến và văn bản.

    - Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.

     
    231 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    admin (26/06/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận