TẤT TẦN TẬT ĐIỂM MỚI CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG 2012

Chủ đề   RSS   

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #293561   26/10/2013

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    TẤT TẦN TẬT ĐIỂM MỚI CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG 2012 (Phần 2)

    STT

    Bộ Luật Lao động cũ

    Bộ Luật Lao động 2012

    11

    Các trường hợp được tạm hoãn thực hiện HĐLĐ.

    (Khoản 1 điều 35)

    Bổ sung thêm 2 trường hợp được tạm hoãn thực hiện HĐLĐ:

    - NLĐ phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc;

    - Lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chứng nhận tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi.

    (Khoản 3, 4 điều 32)

    12

    Hết thời gian tạm hoãn HĐLĐ đối với các trường hợp quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều 35, NSDLĐ phải nhận người lao động trở lại làm việc.

    (Khoản 2 điều 35)

    Quy định rõ thời hạn mà NSDLĐ phải nhận NLĐ trở lại làm việc.

    Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn HĐLĐ đối với các trường hợp quy định tại Điều 32, NLĐ phải có mặt tại nơi làm việc và NSDLĐ phải nhận NLĐ trở lại làm việc, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.

    (Điều 33)

    13

    Không quy định về việc sửa đổi, bổ sung HĐLĐ

    Quy định về việc sửa đổi, bổ sung HĐLĐ:

    - Trong quá trình thực hiện HĐLĐ, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung HĐLĐ thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 3 ngày làm việc về những nội dung cần sửa đổi, bổ sung.

    - Trong trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung HĐLĐ được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục HĐLĐ hoặc giao kết HĐLĐ mới.

    - Trong trường hợp hai bên không thoả thuận được việc sửa đổi, bổ sung nội dung HĐLĐ thì tiếp tục thực HĐLĐ đã giao kết.

    (Điều 35)

    14

    HĐLĐ chấm dứt trong những trường hợp sau đây:

    - Hết hạn hợp đồng;

    - Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng;

    - Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng;

    - NLĐ bị kết án tù giam hoặc bị cấm làm công việc cũ theo quyết định của Toà án;

    - NLĐ chết; mất tích theo tuyên bố của Toà án.

    (Điều 36)

    Bổ sung thêm các trường hợp chấm dứt HĐLĐ:

    - NLĐ đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội và tuổi hưởng lương hưu;

    - NLĐ chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết;

    - NSDLĐ là cá nhân chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; NSDLĐ không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;

    - NLĐ bị xử lý kỷ luật sa thải;

    - NLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 37;

    - NSDLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38; NSDLĐ cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhật, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã.

    (Điều 36)

    15

    NSDLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ.

    (Điều 38)

    *Bỏ quy định NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ khi:

    - NLĐ bị xử lý kỷ luật sa thải;

    - Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức chấm dứt hoạt động;

     Để thống nhất với điều 36.

    *Bổ sung quy định NSDLĐ đơn phưưong chấm dứt HĐLĐ khi:

    - NLĐ không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại điều 33 (sau 15 ngày tạm hoãn HĐLĐ)

    (Điều 38)

    16

    NSDLĐ không được đơn phương chấm dứt HĐLĐ.

    (Điều 39)

    Bổ sung thêm trường hợp NSDLĐ không được đơn phương chấm dứt HĐLĐ:

    - Nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

    (Điều 39)

    17

    Mỗi bên có thể từ bỏ việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ trước khi hết thời hạn báo trước. Khi hết thời hạn báo trước, mỗi bên đều có quyền chấm dứt HĐLĐ.

    (Điều 40)

    Bộ luật Lao động cũ quy định có sự mâu thuẫn vì đây là việc hủy bỏ việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ chứ không phải là chấm dứt HĐLĐ nên Bộ luật Lao động 2012 đã chỉnh sửa:

    Mỗi bên đều có quyền huỷ bỏ việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ trước khi hết thời hạn báo trước nhưng phải thông báo bằng văn bản và phải được bên kia đồng ý.

    (Điều 40)

    18

    Nghĩa vụ của NSDLĐ khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật.

    (Điều 41)

    Bổ sung thêm quy định: phải trả tiền bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm Y tế trong những ngày NLĐ không được làm việc.

    (Khoản 1 điều 42)

    19

    Quy định khoản tiền bồi thường thêm ít nhất bằng hai tháng lương.

    (Khoản 3 điều 42)

    20

    Bổ sung thêm quy định: Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong HĐLĐ mà NLĐ vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 điều 42, hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

    (Khoản 4 điều 42)

    (Còn tiếp)

    Cập nhật bởi phamthanhhuu ngày 26/10/2013 10:37:18 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #293636   26/10/2013

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    TẤT TẦN TẬT ĐIỂM MỚI CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG 2012 (Phần 3)

    STT

    Bộ Luật Lao động cũ

    Bộ Luật Lao động 2012

    21

    Trong trường hợp NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ thì phải bồi thường chi phí đào tạo (nếu có) theo quy định của Chính phủ.

    (Khoản 3 điều 41)

    Cụm từ “bồi thường chi phí đào tạo” sửa thành “hoàn trả chi phí đào tạo”.

    Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho NSDLĐ theo quy định tại Điều 62.

    (Khoản 3 điều 43)

    22

    Không quy định về nghĩa vụ của NSDLĐ trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế.

    Bổ sung quy định về nghĩa vụ của NSDLĐ trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế.

    (Điều 44)

    23

    Không quy định về nghĩa vụ của NSDLĐ khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã.

    Bổ sung quy định về nghĩa vụ của NSDLĐ khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã.

    (Điều 45)

    24

    Không quy định về phương án sử dụng lao động

    Bổ sung quy định về phương án sử dụng lao động

    (Điều 46)

    25

    Không quy định về thời gian mà NSDLĐ phải báo trước cho NLĐ khi HĐLĐ XĐTH hết hạn.

    Ít nhất 15 ngày trước ngày HĐLĐ XĐTH hết hạn, NSDLĐ phải thông báo bằng văn bản cho NLĐ biết thời điểm chấm dứt HĐLĐ.

    (Khoản 1 điều 47)

    26

    Trợ cấp thôi việc mới chỉ là “ghi nhận” còn văn bản hướng dẫn Bộ luật Lao động mới quy định chi tiết.

    Dành 1 điều để quy định rõ về Trợ cấp thôi việc.

    (Điều 48)

    27

    Trợ cấp mất việc làm chỉ là “ghi nhận” còn văn bản hướng dẫn Bộ luật Lao động mới quy định chi tiết.

    Dành 1 điều để quy định rõ về Trợ cấp mất việc làm.

    (Điều 49)

    28

    Không quy định về HĐLĐ vô hiệu

    Bổ sung quy định về HĐLĐ vô hiệu.

    * HĐLĐ vô hiệu toàn bộ khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    - Toàn bộ nội dung của HĐLĐ trái pháp luật;

    - Người ký kết HĐLĐ không đúng thẩm quyền;

    - Công việc mà hai bên đã giao kết trong HĐLĐ là công việc bị pháp luật cấm;

    - Nội dung của HĐLĐ hạn chế hoặc ngăn cản quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của NLĐ.

    * HĐLĐ vô hiệu từng phần khi nội dung của phần đó vi phạm pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến các phần còn lại của hợp đồng.

    * Trong trường hợp một phần hoặc toàn bộ nội dung của HĐLĐ quy định quyền lợi của NLĐ thấp hơn quy định trong pháp luật về lao động, nội quy lao động, thoả ước lao động tập thể đang áp dụng hoặc nội dung của HĐLĐ hạn chế các quyền khác của NLĐ thì một phần hoặc toàn bộ nội dung đó bị vô hiệu.

    (Điều 50)

    29

    Không quy định về "quấy rối tình dục"

    Cấm quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

    (Khoản 2 điều 8)

    30

    NLĐ làm việc theo HĐLĐ XĐTH, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ trước thời hạn khi bị quấy rối tình dục.

    (Điểm c khoản 1 điều 37)

    31

    Lao động là người giúp việc gia đình có nghĩa vụ tố cáo với cơ quan có thẩm quyền nếu NSDLĐ có hành vi quấy rối tình dục.

    (Khoản 4 điều 182)

    32

    Nghiêm cấm NSDLĐ có hành vi quấy rối tình dục đối với lao động là người giúp việc gia đình.

    (Khoản 1 điều 183)

    Còn tiếp

    Cập nhật bởi phamthanhhuu ngày 26/10/2013 03:21:30 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #293855   28/10/2013

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    TẤT TẦN TẬT ĐIỂM MỚI CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG 2012 (Phần 4)

    STT

    Bộ Luật Lao động cũ

    Bộ Luật Lao động 2012

    33

    Không quy định về cho thuê lại lao động.

    Quy định về Cho thuê lại lao động

    (Điều 53)

    34

    Quy định về Doanh nghiệp cho thuê lại lao động

    (Điều 54)

    35

    Quy định về Hợp đồng cho thuê lại lao động

    (Điều 55)

    36

    Quy định về Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cho thuê lại lao động

    (Điều 56)

    37

    Quy định về Quyền và nghĩa vụ của bên thuê lại lao động

    (Điều 57)

    38

    Quy định về Quyền và nghĩa vụ của người lao động thuê lại

    (Điều 58)

    39

    Người học nghề ở cơ sở dạy nghề ít nhất phải đủ 13 tuổi, trừ một số nghề do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định và phải có đủ sức khoẻ phù hợp với yêu cầu của nghề theo học.

    (Điều 22)

    Nâng tuổi người học nghề từ đủ 13 tuổi lên đủ 14 tuổi.

    Người học nghề, tập nghề trong trường hợp này phải đủ 14 tuổi và phải có đủ sức khoẻ phù hợp với yêu cầu của nghề, trừ một số nghề do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.

    (Khoản 1 điều 61)

    40

    Thời gian học nghề, tập nghề được tính vào thâm niên làm việc tại doanh nghiệp

    (Khoản 2 điều 23)

    Bỏ quy định về thời gian học nghề, tập nghề được tính vào thâm niên làm việc tại doanh nghiệp.

    41

    Nội dung chủ yếu của hợp đồng học nghề phải bao gồm mục tiêu đào tạo, địa điểm học, mức học phí, thời hạn học, mức bồi thường khi vi phạm hợp đồng.

    (Khoản 2 điều 24)

    Nội dung hợp đồng nghề được bổ sung:

    - Thời hạn NLĐ cam kết phải làm việc cho NSDLĐ sau khi được đào tạo;

    - Trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;

    - Trách nhiệm của NSDLĐ.

    (Khoản 2 điều 62)

    42

    Không quy định về chi phí đào tạo

    Quy định cụ thể về Chi phí đào tạo.

    Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp NLĐ được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian ở nước ngoài.

    (Khoản 3 điều 62)

     Còn tiếp

    Cập nhật bởi phamthanhhuu ngày 29/10/2013 09:11:43 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #294008   29/10/2013

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    TẤT TẦN TẬT ĐIỂM MỚI CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG 2012 (Phần 5)

    STT

    Bộ Luật Lao động cũ

    Bộ Luật Lao động 2012

    43

    Không quy định về Đối thoại tại nơi làm việc.

    Quy định về Mục đích, hình thức đối thoại tại nơi làm việc.

    (Điều 63)

    44

    Quy định về Nội dung đối thoại tại nơi làm việc

    (Điều 64)

    45

    Quy định về Tiến hành đối thoại tại nơi làm việc

    (Điều 65)

    46

    Không quy định về Thương lượng tập thể

    Quy định về Mục đích của thương lượng tập thể

    (Điều 66)

    47

    Quy định về Nguyên tắc thương lượng tập thể

    (Điều 67)

    48

    Quy định về Quyền yêu cầu thương lượng tập thể

    (Điều 68)

    49

    Quy định về Đại diện thương lượng tập thể

    (Điều 69)

    50

    Quy định về Nội dung thương lượng tập thể

    (Điều 70)

    51

    Quy định về Quy trình thương lượng tập thể

    (Điều 71)

    52

    Quy định về Trách nhiệm của tổ chức công đoàn, tổ chức đại diện người sử dụng lao động và cơ quan quản lý nhà nước về lao động trong thương lượng tập thể

    (Điều 72)

     Còn tiếp

    Cập nhật bởi phamthanhhuu ngày 29/10/2013 09:15:52 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #294101   29/10/2013

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    TẤT TẦN TẬT ĐIỂM MỚI CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG 2012 (Phần 6)

    STT

    Bộ Luật Lao động cũ

    Bộ Luật Lao động 2012

    53

    Chỉ nhắc đến khái niệm Thỏa ước lao động tập thể.

    (Điều 44)

    Thỏa ước lao động tập thể gồm thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành và hình thức thỏa ước lao động tập thể khác do Chính phủ quy định.

    (Điều 73)

    54

    Cơ quan quản lý nhà nước về lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có quyền tuyên bố thoả ước tập thể vô hiệu từng phần hoặc vô hiệu toàn bộ.

    (Điều 48)

    Thẩm quyền tuyên bố thỏa ước lao động tập thể vô hiệu thuộc về Tòa án nhân dân.

    (Điều 79)

    55

    Nếu quá ba tháng, kể từ ngày thoả ước tập thể hết hạn mà thương lượng không đi đến kết quả, thì thoả ước tập thể đương nhiên hết hiệu lực.

    (Điều 51)

    Rút ngắn thời gian hiệu lực của thỏa ước hết hạn.

    Khi thoả ước lao động tập thể hết hạn mà hai bên vẫn tiếp tục thương lượng, thì thoả ước lao động tập thể cũ vẫn được tiếp tục thực hiện trong thời gian không quá 60 ngày.

    (Điều 81)

    56

    Trước khi thoả ước tập thể hết hạn, hai bên có thể thương lượng để kéo dài thời hạn thoả ước tập thể hoặc ký kết thoả ước tập thể mới.

    (Điều 51)

    Quy định thời gian cụ thể trước khi thỏa ước hết hạn để 2 bên thương lượng.

    Trong thời hạn 03 tháng trước ngày thoả ước lao động tập thể hết hạn, hai bên có thể thương lượng để kéo dài thời hạn của thoả ước lao động tập thể hoặc ký kết thoả ước lao động tập thể mới.

    (Điều 81)

    57

    Không quy định về Thỏa ước lao động tập thể ngành.

    Quy định về Ký kết thoả ước lao động tập thể ngành

    (Điều 87)

    58

    Quy định về Quan hệ giữa thoả ước lao động tập thể doanh nghiệp với thoả ước lao động tập thể ngành.

    (Điều 88)

    59

    Quy định về Thời hạn thoả ước lao động tập thể ngành.

    (Điều 89)

    60

    Không quy định về Hội đồng tiền lương quốc gia.

    Quy định về Hội đồng tiền lương quốc gia:

    - Hội đồng tiền lương quốc gia là cơ quan tư vấn cho Chính phủ, bao gồm các thành viên là đại diện của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và tổ chức đại diện NSDLĐ ở trung ương.

    - Chính phủ quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Hội đồng tiền lương quốc gia.

    (Điều 92)

    61

    NSDLĐ có quyền chọn các hình thức trả lương theo thời gian (giờ, ngày, tuần, tháng), theo sản phẩm, theo khoán nhưng phải duy trì hình thức trả lương đã chọn trong một thời gian nhất định và phải thông báo cho NLĐ biết.

    (Khoản 1 điều 58)

    Quy định rõ thời gian trong trường hợp thay đổi hình thức trả lương.

    Trường hợp thay đổi hình thức trả lương, thì người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động biết trước ít nhất 10 ngày.

    (Điều 94)

    62

    Thời giờ làm việc không quá 8 giờ/ngày hoặc 48giờ/tuần. NSDLĐ có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần, nhưng phải thông báo trước cho người lao động biết.

    (Khoản 1 Điều 68)

    Quy định mới về thời giờ làm việc có thể lên 10giờ/ngày nhưng không quá 48giờ/tuần.

    NSDLĐ có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc tuần; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10giờ/ngày, nhưng không quá 48giờ/tuần.

    (Khoản 2 điều 104)

     Còn tiếp

    Cập nhật bởi phamthanhhuu ngày 29/10/2013 03:24:12 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #294320   30/10/2013

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    TẤT TẦN TẬT ĐIỂM MỚI CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG 2012 (Phần 7)

    STT

    Bộ Luật Lao động cũ

    Bộ Luật Lao động 2012

    63

    Thời giờ làm việc ban đêm tính từ 22 giờ đến 6 giờ hoặc từ 21 giờ đến 5 giờ, tuỳ theo vùng khí hậu do Chính phủ quy định.

    (Điều 70)

    Thống nhất một nguyên tắc giờ làm việc ban đêm được tính từ 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau.

    (Điều 105)

    64

    NSDLĐ và NLĐ có thể thoả thuận làm thêm giờ, nhưng không quá 4 giờ/ngày, 200giờ/năm, trừ một số trường hợp đặc biệt được làm thêm không được quá 300giờ/năm do Chính phủ quy định, sau khi tham khảo ý kiến của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và đại diện của NSDLĐ.

    (Điều 69)

    Quy định rõ về thời gian làm thêm.

    Bảo đảm số giờ làm thêm của NLĐ không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12giờ/ngày; không quá 30 giờ/tháng và tổng số không quá 200giờ/năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300giờ/năm.

    (Điểm b khoản 2 điều 106)

    65

    Thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hàng năm do Chính phủ quy định.

    (Khoản 2 điều 74)

    Quy định rõ về thời gian đi đường.

    Khi nghỉ hằng năm, nếu NLĐ đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.

    (Khoản 4 điều 111)

    66

    Không quy định về thanh toán tiền lương những ngày chưa nghỉ.

     

    Quy định về thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.

    - NLĐ do thôi việc, bị mất việc làm hoặc vì các lý do khác mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được thanh toán bằng tiền những ngày chưa nghỉ.

    - NLĐ có dưới 12 tháng làm việc thì thời gian nghỉ hằng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc. Trường hợp không nghỉ thì được thanh toán bằng tiền.

    (Điều 114)

    67

    Tết Âm lịch được nghỉ 4 ngày.

    (Điều 73)

    Tết Âm lịch được nghỉ 5 ngày.

    (Điểm b khoản 1 điều 115)

    68

    Không quy định

    Lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài ngày nghỉ lễ theo quy định còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.

    (Khoản 2 điều 115)

    69

    Không quy định

    NLĐ được nghỉ không hưởng lương 1 ngày và phải thông báo với NSDLĐ khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

    (Khoản 2 điều 116)

    70

    Chậm nhất là 10 ngày, kể từ ngày nhận được bản nội quy lao động, cơ quan lao động cấp tỉnh phải thông báo việc đăng ký.

    Nếu hết thời hạn trên mà không có thông báo, thì bản nội quy lao động đương nhiên có hiệu lực.

    (Khoản 3 điều 82)

    Rút ngắn thời gian trả lời của cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.

    Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký nội quy lao động, nếu nội quy lao động có quy định trái với pháp luật thì cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh thông báo, hướng dẫn NSDLĐ sửa đổi, bổ sung và đăng ký lại.

    (Khoản 3 điều 120)

    71

    Quy định rõ về hiệu lực của Nội quy lao động

    Nội quy lao động có hiệu lực sau thời hạn 15 ngày, kể từ ngày cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh nhận được hồ sơ đăng ký nội quy lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120.

    (Điều 122)

     Còn tiếp

    Cập nhật bởi phamthanhhuu ngày 30/10/2013 11:57:41 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #294692   01/11/2013

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    TẤT TẦN TẬT ĐIỂM MỚI CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG 2012 (Phần 8)

    STT

    Bộ Luật Lao động cũ

    Bộ Luật Lao động 2012

    72

    Nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật lao động.

    (Điều 87)

    Bổ sung thêm các quy định sau:

    - NLĐ phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa; trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật.

    - Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.

    - Khi một NLĐ đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.

    - Không được xử lý kỷ luật lao động đối với NLĐ đang trong thời gian sau đây:

    + Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của NSDLĐ;

    + Đang bị tạm giữ, tạm giam;

    + Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 Điều 126;

    +Lao động nữ có thai, nghỉ thai sản; người lao động nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.

    (Điều 123)

    73

    Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải

    (Điều 85)

    Quy định bổ sung để làm rõ các trường hợp bị xử lý kỷ luật sa thải.

    NLĐ có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;

    Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 127.

    (Điều 126)

    74

    Không quy định

    Quy định mới về  Xoá kỷ luật, giảm thời hạn chấp hành kỷ luật lao động

    (Điều 127)

    75

    Không quy định

    Quy định mới về Những quy định cấm khi xử lý kỷ luật lao động

    (Điều 128)

    76

    Khi cơ quan có thẩm quyền kết luận về quyết định xử lý của NSDLĐ là sai, thì  NSDLĐ phải huỷ bỏ quyết định đó, xin lỗi công khai, khôi phục danh dự và mọi quyền lợi vật chất cho NLĐ.

    (Điều 94)

    Không quy định

    77

    NSDLĐ có trách nhiệm bồi thường ít nhất bằng 30 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) cho NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của NLĐ. Trong trường hợp do lỗi của NLĐ thì cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất cũng bằng 12 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có).

    Chính phủ quy định trách nhiệm của NSDLĐ và mức bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến dưới 81%.

    (Khoản 3 điều 107)

    Quy định bổ sung trường hợp tai nạn lao động do lỗi của NLĐ.

    Trường hợp do lỗi của NLĐ thì người lao động cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 3 điều 145.

    (Khoản 4 điều 145)

    78

    Trong thời gian có thai, nghỉ thai sản, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi, NLĐ nữ được tạm hoãn việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ, kéo dài thời hiệu xem xét xử lý kỷ luật lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động.

    (Khoản 3 điều 111)

    Quy định rõ quyền lợi của lao động nữ.

    Trong thời gian mang thai, nghỉ hưởng chế độ khi sinh con theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, lao động nữ không bị xử lý kỷ luật lao động.

    (Khoản 4 điều 155)

    79

    NLĐ nữ có thai có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ mà không phải bồi thường theo quy định.

    (Điều 112)

    Bổ sung quyền tạm hoãn HĐLĐ của lao động nữ.

    (Điều 156)

    80

    NLĐ nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con, cộng lại từ 4 đến 6 tháng do Chính phủ quy định.

    (Khoản 1 điều 114)

    Quy định mới về thời gian nghỉ thai sản.

    Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 6 tháng.  Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng

    (Khoản 1 điều 157)

     Còn tiếp

    Cập nhật bởi phamthanhhuu ngày 01/11/2013 08:21:21 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #294809   01/11/2013

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    TẤT TẦN TẬT ĐIỂM MỚI CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG 2012 (Phần 9)

    STT

    Bộ Luật Lao động cũ

    Bộ Luật Lao động 2012

    81

    Không quy định

    Bảo đảm việc làm cho lao động nữ nghỉ thai sản:

    Lao động nữ được bảo đảm việc làm cũ khi trở lại làm việc sau khi nghỉ hết thời gian theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 157; trường hợp việc làm cũ không còn thì NSDLĐ phải bố trí việc làm khác cho họ với mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản.

    (Điều 158)

    82

    Nguyên tắc sử dụng lao động là người chưa thành niên:

    - Thời giờ làm việc của NLĐ chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi không được quá 08giờ/ngày và 40 giờ/tuần.

    Thời giờ làm việc của người dưới 15 tuổi không được quá 4giờ/ngày và 20 giờ/tuần và không được sử dụng làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.

    - Người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm trong một số nghề và công việc theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

    - Không được sử dụng người chưa thành niên sản xuất và kinh doanh cồn, rượu, bia, thuốc lá, chất tác động đến tinh thần và các chất gây nghiện khác;

    - NSDLĐ phải tạo cơ hội để NLĐ chưa thành niên và người dưới 15 tuổi tham gia lao động được học văn hoá.

    (Điều 163)

    83

    Sử dụng lao động dưới 15 tuổi:

    - NSDLĐ chỉ được sử dụng người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi làm các công việc nhẹ theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.

    - Khi sử dụng người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi thì NSDLĐ phải tuân theo quy định sau đây:

    + Phải ký kết HĐLĐ bằng văn bản với người đại diện theo pháp luật và phải được sự đồng ý của người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi(1);

    + Bố trí giờ làm việc không ảnh hưởng đến giờ học tại trường học của trẻ em(2);

    + Bảo đảm điều kiện làm việc, an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp với lứa tuổi(3);

    - Không được sử dụng lao động là người dưới 13 tuổi làm việc trừ một số công việc cụ thể do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.

    Khi sử dụng người dưới 13 tuổi làm việc thì NSD phải tuân theo quy định (1),(2),(3).

    (Điều 164)

    84

    Các công việc và nơi làm việc cấm sử dụng lao động là người chưa thành niên:

    1. Cấm sử dụng người chưa thành niên làm các công việc sau đây:

    a) Mang, vác, nâng các vật nặng vượt quá thể trạng của người chưa thành niên;

    b) Sản xuất, sử dụng hoặc vận chuyển hóa chất, khí gas, chất nổ;

    c) Bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, máy móc;

    d) Phá dỡ các công trình xây dựng;

    đ) Nấu, thổi, đúc, cán, dập, hàn kim loại;

    e) Lặn biển, đánh bắt cá xa bờ;

    g) Công việc khác gây tổn hại cho sức khoẻ, an toàn hoặc đạo đức của người chưa thành niên.

    2. Cấm sử dụng người chưa thành niên làm việc ở các nơi sau đây:

    a) Dưới nước, dưới lòng đất, trong hang động, trong đường hầm;

    b) Công trường xây dựng;

    c) Cơ sở giết mổ gia súc;

    d) Sòng bạc, quán bar, vũ trường, phòng hát karaoke, khách sạn, nhà nghỉ, phòng tắm hơi, phòng xoa bóp;

    đ) Nơi làm việc khác gây tổn hại đến sức khoẻ, sự an toàn và đạo đức của người chưa thành niên.

    3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định danh mục tại điểm g khoản 1 và điểm đ khoản 2 Điều này.

    (Điều 165)

    85

    Công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động:

    1. Là thành viên góp vốn hoặc là chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn.

    2. Là thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần.

    3. Là Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam.

    4. Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ.

    5. Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để xử lý những sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được.

    6. Là luật sư nước ngoài đã được cấp giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của Luật luật sư.

    7. Theo quy định của Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

    8. Là học sinh, sinh viên học tập tại Việt Nam làm việc tại Việt Nam nhưng NSDLĐ phải báo trước 07 ngày với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.

    9. Các trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.

    (Điều 172)

    86

    Thời hạn của giấy phép lao động:

    Thời hạn của giấy phép lao động tối đa là 02 năm.

    (Điều 173)

    87

    Đình công:

    1. Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của tập thể lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.

    2. Việc đình công chỉ được tiến hành đối với các tranh chấp lao động tập thể về lợi ích và sau thời hạn quy định tại khoản 3 Điều 206.

    (Điều 209)

    88

    Tổ chức và lãnh đạo đình công

    1. Ở nơi có tổ chức công đoàn cơ sở thì đình công phải do Ban chấp hành công đoàn cơ sở tổ chức và lãnh đạo.

    2. Ở nơi chưa có tổ chức công đoàn cơ sở thì đình công do tổ chức công đoàn cấp trên tổ chức và lãnh đạo theo đề nghị của NLĐ.

    (Điều 210)

    89

    Trình tự đình công:

    1. Lấy ý kiến tập thể lao động.

    2. Ra quyết định đình công.

    3. Tiến hành đình công.

    (Điều 211)

    90

    Thủ tục lấy ý kiến tập thể lao động:

    1. Đối với tập thể lao động có tổ chức công đoàn cơ sở thì lấy ý kiến của thành viên Ban chấp hành công đoàn cơ sở và tổ trưởng các tổ sản xuất. Nơi chưa có tổ chức công đoàn cơ sở thì lấy ý kiến của tổ trưởng các tổ sản xuất hoặc của NLĐ.

    2. Việc tổ chức lấy ý kiến có thể thực hiện bằng phiếu hoặc chữ ký.

    3. Nội dung lấy ý kiến để đình công bao gồm:

    a) Phương án của Ban chấp hành công đoàn về nội dung quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều 213 của Bộ luật này;

    b) Ý kiến của NLĐ đồng ý hay không đồng ý đình công.

    4. Thời gian, hình thức lấy ý kiến để đình công do Ban chấp hành công đoàn quyết định và phải thông báo cho NSDLĐ biết trước ít nhất 01 ngày.

    (Điều 212)

     Còn tiếp

     

     

    Cập nhật bởi phamthanhhuu ngày 01/11/2013 02:56:52 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #294927   02/11/2013

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    TẤT TẦN TẬT ĐIỂM MỚI CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG 2012 (Phần 10)

    STT

    Bộ Luật Lao động cũ

    Bộ Luật Lao động 2012

    91

    Không quy định

    Thông báo thời điểm bắt đầu đình công

    1. Khi có trên 50% số người được lấy ý kiến đồng ý với phương án của Ban chấp hành công đoàn đưa ra thì Ban chấp hành công đoàn ra quyết định đình công bằng văn bản.

    2. Quyết định đình công phải có các nội dung sau đây:

    a) Kết quả lấy ý kiến đình công;

    b) Thời điểm bắt đầu đình công, địa điểm đình công;

    c) Phạm vi tiến hành đình công;

    d) Yêu cầu của tập thể lao động;

    đ) Họ tên của người đại diện cho Ban chấp hành công đoàn và địa chỉ liên hệ để giải quyết.

    3. Ít nhất là 05 ngày làm việc trước ngày bắt đầu đình công, Ban chấp hành công đoàn gửi quyết định đình công cho NSDLĐ, đồng thời gửi 01 bản cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh, 01 bản cho công đoàn cấp tỉnh.

    4. Đến thời điểm bắt đầu đình công, nếu NSDLĐ không chấp nhận giải quyết yêu cầu của tập thể lao động thì Ban chấp hành công đoàn tổ chức và lãnh đạo đình công.

    (Điều 213)

    92

    Quyền của các bên trước và trong quá trình đình công

    1. Tiếp tục thỏa thuận để giải quyết nội dung tranh chấp lao động tập thể hoặc cùng đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về lao động, tổ chức công đoàn và tổ chức đại diện NSDLĐ ở cấp tỉnh tiến hành hoà giải.

    2. Ban chấp hành công đoàn có quyền sau đây:

    a) Rút quyết định đình công nếu chưa đình công hoặc chấm dứt đình công nếu đang đình công;

    b) Yêu cầu Tòa án tuyên bố cuộc đình công là hợp pháp.

    3. NSDLĐ có quyền sau đây:

    a) Chấp nhận toàn bộ hoặc một phần yêu cầu và thông báo bằng văn bản cho Ban chấp hành công đoàn tổ chức, lãnh đạo đình công;

    b) Đóng cửa tạm thời nơi làm việc trong thời gian đình công do không đủ điều kiện để duy trì hoạt động bình thường hoặc để bảo vệ tài sản;

    c) Yêu cầu Tòa án tuyên bố cuộc đình công là bất hợp pháp.

    (Điều 214)

    93

    Những trường hợp đình công bất hợp pháp

    1. Không phát sinh từ tranh chấp lao động tập thể về lợi ích.

    2. Tổ chức cho những NLĐ không cùng làm việc cho một NSDLĐ đình công.

    3. Khi vụ việc tranh chấp lao động tập thể chưa được hoặc đang được cơ quan, tổ chức, cá nhân giải quyết theo quy định .

    4. Tiến hành tại doanh nghiệp không được đình công thuộc danh mục do Chính phủ quy định.

    5. Khi đã có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công.

    (Điều 215)

    94

    Thông báo quyết định đóng cửa tạm thời nơi làm việc

    Ít nhất 03 ngày làm việc trước ngày đóng cửa tạm thời nơi làm việc, NSDLĐ phải niêm yết công khai quyết định đóng cửa tạm thời nơi làm việc tại nơi làm việc và thông báo cho các cơ quan, tổ chức sau đây:

    1. Ban chấp hành công đoàn tổ chức, lãnh đạo đình công;

    2. Công đoàn cấp tỉnh;

    3. Tổ chức đại diện NSDLĐ;

    4. Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh;

    5. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đóng trụ sở.

    (Điều 216)

    95

    Trường hợp cấm đóng cửa tạm thời nơi làm việc

    1. Trước 12 giờ so với thời điểm bắt đầu đình công ghi trong quyết định đình công.

    2. Sau khi tập thể lao động ngừng đình công.

    (Điều 217)

    96

    Tiền lương và các quyền lợi hợp pháp khác của NLĐ trong thời gian đình công

    1. NLĐ không tham gia đình công nhưng phải ngừng việc vì lý do đình công thì được trả lương ngừng việc theo quy định tại khoản 2 Điều 98  và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật về lao động.

    2. NLĐ tham gia đình công không được trả lương và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp hai bên có thoả thuận khác.

    (Điều 218)

    97

    Hành vi bị cấm trước, trong và sau khi đình công

    1. Cản trở việc thực hiện quyền đình công hoặc kích động, lôi kéo, ép buộc NLĐ đình công; cản trở NLĐ không tham gia đình công đi làm việc.

    2. Dùng bạo lực; hủy hoại máy, thiết bị, tài sản của NSDLĐ.

    3. Xâm phạm trật tự, an toàn công cộng.

    4. Chấm dứt HĐLĐ hoặc xử lý kỷ luật lao động đối với NLĐ, người lãnh đạo đình công hoặc điều động NLĐ, người lãnh đạo đình công sang làm công việc khác, đi làm việc ở nơi khác vì lý do chuẩn bị đình công hoặc tham gia đình công.

    5. Trù dập, trả thù NLĐ tham gia đình công, người lãnh đạo đình công.

    6. Lợi dụng đình công để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật khác.

    (Điều 219)

    98

    Trường hợp không được đình công

    1. Không được đình công ở đơn vị sử dụng lao động hoạt động thiết yếu cho nền kinh tế quốc dân mà việc đình công có thể đe dọa đến an ninh, quốc phòng, sức khỏe, trật tự công cộng theo danh mục do Chính phủ quy định.

    2. Cơ quan quản lý nhà nước phải định kỳ tổ chức lắng nghe ý kiến của tập thể NLĐ và NSDLĐ để kịp thời giúp đỡ và giải quyết các yêu cầu chính đáng của tập thể lao động.

    (Điều 220)

    99

    Quyết định hoãn, ngừng đình công

    Khi xét thấy cuộc đình công có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế quốc dân, lợi ích công cộng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hoãn hoặc ngừng đình công và giao cho cơ quan nhà nước, tổ chức có thẩm quyền giải quyết.

    Chính phủ quy định về việc hoãn hoặc ngừng đình công và giải quyết quyền lợi của tập thể lao động.

    (Điều 221)

    100

    Xử lý cuộc đình công không đúng trình tự, thủ tục

    1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định tuyên bố cuộc đình công vi phạm trình tự, thủ tục và thông báo ngay cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện khi việc tổ chức và lãnh đạo đình công không tuân theo quy định tại Điều 212 và Điều 213 .

    2. Trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi nhận được thông báo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về lao động, công đoàn cùng cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp gặp gỡ NSDLĐ và Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc công đoàn cấp trên để nghe ý kiến và hỗ trợ các bên tìm biện pháp giải quyết, đưa hoạt động sản xuất kinh doanh trở lại bình thường.

    (Điều 222)

     Còn tiếp

     

     

    Cập nhật bởi phamthanhhuu ngày 02/11/2013 09:31:52 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #295436   05/11/2013

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    TẤT TẦN TẬT ĐIỂM MỚI CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG 2012 (Phần cuối)

    STT

    Bộ Luật Lao động cũ

    Bộ Luật Lao động 2012

    101

    Không quy định

    Yêu cầu Toà án xét tính hợp pháp của cuộc đình công

    1. Trong quá trình đình công hoặc trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt đình công, mỗi bên có quyền nộp đơn đến Toà án yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công.

    2. Đơn yêu cầu phải có các nội dung chính sau đây:

    a) Ngày, tháng, năm làm đơn yêu cầu;

    b) Tên Toà án nhận đơn;

    c) Tên, địa chỉ của bên yêu cầu;

    d) Tên, địa chỉ của tổ chức lãnh đạo cuộc đình công;

    đ) Tên, địa chỉ của NSDLĐ nơi tập thể lao động đình công;

    e) Nội dung yêu cầu Toà án giải quyết;

    g) Các thông tin khác mà bên yêu cầu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết.

    3. Bên yêu cầu phải gửi kèm theo đơn các bản sao quyết định đình công, quyết định hoặc biên bản hoà giải của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp lao động tập thể, tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc xét tính hợp pháp của cuộc đình công.

    (Điều 223)

    102

    Thủ tục gửi đơn yêu cầu Toà án xét tính hợp pháp của cuộc đình công

    Thủ tục gửi đơn, nhận đơn, nghĩa vụ cung cấp tài liệu, chứng cứ đối với việc xét và quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công tại Toà án được thực hiện tương tự như thủ tục gửi đơn, nhận đơn, nghĩa vụ cung cấp tài liệu, chứng cứ tại Toà án theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.

    (Điều 224)

    103

    Thẩm quyền xét tính hợp pháp của cuộc đình công

    1. Toà án nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra đình công có thẩm quyền xét tính hợp pháp của cuộc đình công.

    2. Toà án nhân dân tối cao có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công.

    (Điều 225)

    104

    Thành phần hội đồng xét tính hợp pháp của cuộc đình công

    1. Hội đồng xét tính hợp pháp của cuộc đình công gồm ba Thẩm phán.

    2. Hội đồng giải quyết khiếu nại đối với quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công gồm ba Thẩm phán do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao chỉ định.

    3. Việc thay đổi thẩm phán là thành viên Hội đồng xét tính hợp pháp của cuộc đình công được thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.

    (Điều 226)

    105

    Thủ tục giải quyết đơn yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công

    1. Ngay sau khi nhận đơn yêu cầu, Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng xét tính hợp pháp của cuộc đình công và phân công một Thẩm phán chủ trì việc giải quyết đơn yêu cầu.

    2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn yêu cầu, Thẩm phán được phân công chủ trì việc giải quyết đơn yêu cầu phải ra quyết định đưa việc xét tính hợp pháp của cuộc đình công ra xem xét. Quyết định mở phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công phải được gửi ngay cho Ban chấp hành công đoàn, NSDLĐ và cơ quan, tổ chức liên quan.

    3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xem xét tính hợp pháp của cuộc đình công, Hội đồng xét tính hợp pháp của cuộc đình công phải mở phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công.

    (Điều 227)

    106

    Đình chỉ việc xét tính hợp pháp của cuộc đình công

    Toà án đình chỉ việc xét tính hợp pháp của cuộc đình công trong các trường hợp sau đây:

    1. Bên yêu cầu rút đơn yêu cầu;

    2. Hai bên đã thoả thuận được với nhau về giải quyết đình công và có đơn yêu cầu Toà án không giải quyết;

    3. Người có đơn yêu cầu đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt.

    (Điều 228)

    107

    Những người tham gia phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công

    1. Hội đồng xét tính hợp pháp của cuộc đình công do Thẩm phán chủ trì làm chủ tọa; Thư ký Tòa án ghi biên bản phiên họp.

    2. Đại diện của tập thể lao động và NSDLĐ.

    3. Đại diện các cơ quan, tổ chức theo yêu cầu của Toà án.

    (Điều 229)

    108

    Hoãn phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công

    1. Thẩm phán được phân công chủ trì phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công hoặc Hội đồng xét tính hợp pháp của cuộc đình công quyết định hoãn phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công tương tự như quy định về hoãn phiên tòa theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

    2. Thời hạn hoãn phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công không quá 03 ngày làm việc.

    (Điều 230)

    109

    Trình tự phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công

    1. Chủ trì phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công công bố quyết định mở phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công và tóm tắt nội dung đơn yêu cầu.

    2. Đại diện của tập thể lao động và của NSDLĐ trình bày ý kiến của mình.

    3. Chủ trì phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công có thể yêu cầu đại diện cơ quan, tổ chức tham gia phiên họp trình bày ý kiến.

    4. Hội đồng xét tính hợp pháp của cuộc đình công thảo luận và quyết định theo đa số.

    (Điều 231)

    110

    Quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công

    1. Quyết định của Toà án về tính hợp pháp của cuộc đình công phải nêu rõ lý do và căn cứ để kết luận tính hợp pháp của cuộc đình công.

    Quyết định của Toà án về tính hợp pháp của cuộc đình công phải được công bố công khai tại tòa và gửi ngay cho Ban chấp hành công đoàn và NSDLĐ, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp. Tập thể lao động, NSDLĐ có trách nhiệm thi hành quyết định của tòa án nhưng có quyền khiếu nại theo thủ tục do Bộ luật này quy định.

    2. Sau khi quyết định của tòa án về tính hợp pháp của cuộc đình công được công bố, nếu cuộc đình công là bất hợp pháp thì NLĐ đang tham gia đình công phải ngừng ngay đình công và trở lại làm việc.

    (Điều 232)

    111

    Xử lý vi phạm

    1. Khi đã có quyết định của Toà án về cuộc đình công là bất hợp pháp mà NLĐ không ngừng đình công, không trở lại làm việc, thì tuỳ theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật lao động theo quy định của pháp luật về lao động.

    Trong trường hợp cuộc đình công là bất hợp pháp mà gây thiệt hại cho NSDLĐ thì tổ chức công đoàn lãnh đạo đình công phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

    2. Người lợi dụng đình công gây mất trật tự công cộng, làm tổn hại máy, thiết bị, tài sản của NSDLĐ; người có hành vi cản trở thực hiện quyền đình công, kích động, lôi kéo, ép buộc NLĐ đình công; người có hành vi trù dập, trả thù người tham gia đình công, người lãnh đạo cuộc đình công thì tuỳ theo mức độ vi phạm, có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

    (Điều 233)

    112

    Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công

    1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công, Ban chấp hành công đoàn, NSDLĐ có quyền gửi đơn khiếu nại lên Toà án nhân dân tối cao.

    2. Ngay sau khi nhận đơn khiếu nại quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công, Toà án nhân dân tối cao phải có văn bản yêu cầu Toà án đã xét tính hợp pháp của cuộc đình công chuyển hồ sơ vụ việc để xem xét, giải quyết.

    3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu, Toà án đã ra quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công phải chuyển hồ sơ vụ việc lên Toà án nhân dân tối cao để xem xét, giải quyết.

    4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ xét tính hợp pháp của cuộc đình công, Hội đồng giải quyết khiếu nại đối với quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công.

    Quyết định của Toà án nhân dân tối cao là quyết định cuối cùng về tính hợp pháp của cuộc đình công.

    (Điều 234)

     

    Cập nhật bởi phamthanhhuu ngày 05/11/2013 09:23:17 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #295543   05/11/2013

    motthanhtu
    motthanhtu

    Sơ sinh

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:30/04/2009
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 3 lần


    Tài liệu của anh rất hữu ích

    Chân thành cảm ơn anh nhé

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn motthanhtu vì bài viết hữu ích
    banphapche (17/06/2014) Vinakorea (07/04/2015) nangdinh2016 (24/04/2015)
  • #309218   13/02/2014

    unifo2
    unifo2

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/02/2012
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chân thành Cảm ơn !

     
    Báo quản trị |  
  • #326656   05/06/2014

    cám ơn nhiều nha!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn trucnguyen278 vì bài viết hữu ích
    Khanhktvn (17/04/2015)
  • #326677   05/06/2014

    thangtro82
    thangtro82

    Male
    Chồi

    Hải Dương, Việt Nam
    Tham gia:30/12/2011
    Tổng số bài viết (93)
    Số điểm: 1125
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 33 lần


    Hai chữ cảm ơn không thể nói hết công sức và thời gian của bạn.

    Nhưng dù sao tôi vẫn nói cảm ơn vì rất có ích lợi.

    Cám ơn bạn!

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn thangtro82 vì bài viết hữu ích
    thuhang179 (11/09/2016) LHM45 (14/05/2018)
  • #328101   13/06/2014

    Một bộ tài liệu tuyệt vời. Cám ơn, cám ơn và chân thành cám ơn!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn sdongnam vì bài viết hữu ích
    kefico (18/04/2015)
  • #328254   14/06/2014

    Cảm ơn THƯ VIỆN PHÁP LUẬT !

    Bài viết rất bổ ích.

     
    Báo quản trị |  
  • #328678   17/06/2014

    Em cảm ơn nhiều ah

     
    Báo quản trị |  
  • #328711   17/06/2014

    dovanthang_phapluat
    dovanthang_phapluat

    Male
    Mầm

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:12/06/2014
    Tổng số bài viết (44)
    Số điểm: 755
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 22 lần


    Quá công phu bạn Thanh Hữu ơi. Không biết mất bao nhiêu công sức để bạn hoàn thiện tài liệu này? Cảm ơn bạn rất nhiều!

    Cập nhật bởi dovanthang_phapluat ngày 17/06/2014 08:48:36 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #329581   22/06/2014

    ls.luongducphuong
    ls.luongducphuong

    Male
    Chồi

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2014
    Tổng số bài viết (98)
    Số điểm: 1276
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 55 lần


    Rất hay bác ạ!

     

    Tư vấn luật miễn phí - Công chứng hợp đồng giao dịch

    Email: luatsuluongducphuong@gmail.com

    Website: http://www.lamchuphapluat.vn

    SĐT: 0911.111.099 - 01.668.668.629

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ls.luongducphuong vì bài viết hữu ích
    Tungmegamind (09/12/2014)
  • #329805   24/06/2014

    luatnvs1
    luatnvs1

    Male
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/11/2013
    Tổng số bài viết (114)
    Số điểm: 1141
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 18 lần


     

    Xin cám ơn nhiều nhiều.....

    Hai chữ cảm ơn không thể nói hết công sức và thời gian của bạn.

    Nhưng dù sao tôi vẫn nói cảm ơn vì rất có ích lợi.

    Cám ơn bạn!

     

     

     
    Báo quản trị |