Tập quán pháp còn tồn tại không? Trả lời: Còn! Căn cứ đâu? Trả lời: Đây:
Trích BLDS 2005:
Điều 3. Áp dụng tập quán, quy định tương tự của pháp luật
Trong trường hợp pháp luật không quy định và các bên không có thoả thuận thì có thể áp dụng tập quán; nếu không có tập quán thì áp dụng quy định tương tự của pháp luật. Tập quán và quy định tương tự của pháp luật không được trái với những nguyên tắc quy định trong Bộ luật này.
Trích Luật Hôn nhân và gia đình 2000:
Điều 3. Trách nhiệm của Nhà nước và xã hội đối với hôn nhân và gia đình
1. Nhà nước có chính sách, biện pháp tạo điều kiện để các công dân nam, nữ xác lập hôn nhân tự nguyện, tiến bộ và gia đình thực hiện đầy đủ chức năng của mình; tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hôn nhân và gia đình; vận động nhân dân xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình, phát huy truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc; xây dựng quan hệ hôn nhân và gia đình tiến bộ.
Tại sao nó tồn tại đến bây giờ? Có thể tra cứu thêm thông tin ở đâu? Trả lời: Về 2 câu hỏi này, bạn có thể đọc bài viết dưới đây tại trang web Thông tin pháp luật dân sự hoặc Đặc san Nghề luật của Học viện Tư pháp:
Posted on September 11, 2007 by civillawinfor
#ff8000">#ff0000">THS. NGUYỄN HỒNG HẢI - Khoa Luật Dân sự - Đại học Luật Hà nội
Kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức, phong tục, tập quán tốt đẹp trong gia đình Việt nam là một trong các nhiệm vụ cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình. Để cụ thể hoá nhiệm vụ này, khoản 1 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 qui định trách nhiệm của Nhà nước và xã hội: “Vận động nhân dân xoá bỏ phong tục, tập qúan lạc hậu về hôn nhân và gia đình, phát huy truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp thể hiện bản bản sắc của mỗi dân tộc; xây dựng quan hệ hôn nhân và gia đình tiến bộ”, và Điều 6 Luật này đã khẳng định: “Trong quan hệ hôn nhân và gia đình, những phong tục, tập quán thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc mà không trái với những nguyên tắc qui định tại Luật này thì được tôn trọng và phát huy”. Vận dụng các qui định của pháp luật, trong thực tiễn xét xử của Toà án nhân dân các cấp, đặc biệt Toà án ở các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa đã áp dụng nhiều phong tục, tập quán để giải quyết các tranh chấp về hôn nhân và gia đình. Bên cạnh những thành công, thực tế khảo sát ở một số tỉnh miền núi thường xuyên áp dụng phong tục, tập quán cho thấy hiệu quả còn chưa cao, còn nhiều vấn đề bất cập, có đến một nửa số bản án, quyết định viện dẫn tập qúan để giải quyết tranh chấp không được Viện kiểm sát, Toà án cấp phúc thẩm chấp nhận. Ngay đối với các đoàn thể xã hội cũng chỉ chấp nhận, đồng tình với 58,3% các bản án, quyết định có áp dụng tập quán.(1)
Theo chúng tôi, nguyên nhân cơ bản của vấn đề này là Toà án các cấp chưa thống nhất về quan niệm, về các nguyên tắc và điều kiện đặt ra trong áp dụng phong tục, tập quán dẫn đến tình trạng áp dụng không đúng, lạm dụng hoặc đi ngược lại tâm tư, nguyện vọng của cộng đồng dân cư nơi có phong tục, tập quán. Trong bài viết này, chúng tôi xin đề cập vài nét về vấn đề này
1. Khái niệm chung về phong tục, tập quán hôn nhân và gia đình....
Bài dài quá, bạn nhấp chuột vào tên bài và đọc toàn văn nhé.