Tăng vốn góp và thay đổi cổ đông sáng lập

Chủ đề   RSS   
  • #385189 26/05/2015

    giotsuongdem1313

    Sơ sinh

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:03/10/2013
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    Tăng vốn góp và thay đổi cổ đông sáng lập

    Chào luật sư!

    Em có vấn đề thắc mắc mong được các luật sư giải đáp

    Công ty em thành lập năm 2009. VĐL 5 tỷ.Các cổ đông góp vốn bằng TSCĐ.Hiện giờ cổ đông công ty muốn chuyển nhượng cổ phần cho 1 người khác không phải là cổ đông sáng lập.Thì tài sản góp vốn vào công ty có phải đánh giá lại.giá chuyển nhượng tính như thế nào.mệnh giá cổ phần có phải thay đổi?

    - vấn đề thứ 2 Cty em muốn tăng VĐL : em có thể thực hiện việc hiện việc phát hành thêm cổ phần phổ thông để huy động thêm vốn góp của các cổ đông của công ty??thủ tục như thế nào? và khi phát hành thêm cổ phần để tăng vốn điều lệ mệnh giá cổ phần có phải thay đổi?

    vấn đề thứ 3: em muốn chuyển vốn vay của giám đốc thành vốn góp có hợp lý không ?

    Em xin cảm ơn!

     
    7938 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #385689   29/05/2015

    daolienluatsu
    daolienluatsu
    Top 75
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/11/2012
    Tổng số bài viết (836)
    Số điểm: 4505
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 416 lần


    Chào bạn

    Vấn đề bạn hỏi, Luật sư Đào Thị Liên  - Công ty Luật Tiền Phong xin được tư vấn cho bạn như sau:  

    1.   Chuyển nhượng cổ phần không phải đánh giá lại tài sản cố định, thay đổi mệnh giá cổ phần.

    Theo thông tin bạn cung cấp thì công ty bạn đã thành lập từ năm 2009, đến nay công ty bạn đã thành lập được hơn 03 năm. Do đó, theo quy định tại khoản 5 Điều 84 Luật Doanh nghiệp 2005, các cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cổ phần cho những người khác không phải là cổ đông sáng lập của công ty.

    - Giá chuyển nhượng, số lượng cổ phần chuyển nhượng, thời hạn chuyển nhượng và phương thức thanh toán do các bên chuyển nhượng tự thỏa thuận trong hợp đồng.

    - Về việc đánh giá lại tài sản cố định, Luật doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành không có quy định về việc phải đánh giá lại tài sản cố định của doanh nghiệp khi chuyển nhượng cố phần. Theo quy định tại Thông tư 45/2012/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định thì việc đánh giá lại tài sản cố định được thực hiện trong các trường hợp:

    + Theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

    + Thực hiện tổ chức lại doanh nghiệp, chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp: chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, cổ phần hoá, bán, khoán, cho thuê, chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần, chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn.

    + Dùng tài sản để đầu tư ra ngoài doanh nghiệp.

    -     Tương tự như vậy, pháp luật doanh nghiệp cũng không quy định công ty phải thực hiện thay đổi mệnh giá cổ phần khi chuyển nhượng cổ phần của các cổ đông trong công ty. Việc thay đổi mệnh giá cổ phần do các cổ đông trong công ty quyết định tại đại hội đồng cổ đông và phải sửa đổi điều khoản về mệnh giá cổ phần trong Điều lệ công ty cũng như đăng ký thay đổi với cơ quan đăng ký kinh doanh.

    2.   Thủ tục tăng vốn điều lệ công ty cổ phần

    Theo quy định tại điểm 1 Mục A Phần II Thông tư 19/2003/TT-BTC hướng dẫn điều chỉnh tăng, giảm vốn điều lệ và quản lý cổ phiếu ký quỹ trong công ty cổ phần thì vốn điều lệ của công ty cổ phần được điều chỉnh tăng trong các trường hợp:

    a. Phát hành cổ phiếu mới để huy động thêm vốn theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp cơ cấu lại nợ của doanh nghiệp theo hình thức chuyển nợ thành vốn góp cổ phần theo thoả thuận giữa doanh nghiệp và các chủ nợ.

    b. Chuyển đổi trái phiếu đã phát hành thành cổ phần: Việc tăng vốn điều lệ chỉ được thực hiện khi đã đảm bảo đủ các điều kiện để trái phiếu chuyển đổi thành cổ phần theo qui định của pháp luật và phương án phát hành trái phiếu chuyển đổi.

    c. Thực hiện trả cổ tức bằng cổ phiếu.

    d. Phát hành cổ phiếu mới để thực hiện sáp nhập một bộ phận hoặc toàn bộ doanh nghiệp khác vào công ty.

    đ. Kết chuyển nguồn thặng dư vốn để bổ sung tăng vốn điều lệ.”

    Như vậy, công ty bạn hoàn toàn có thể phát hành thêm cổ phần phổ thông để huy động thêm vốn góp của các cổ đông công ty. Công ty bạn không cần phải thay đổi mệnh giá cổ phần khi tăng vốn điều lệ.

    Theo quy định của pháp luật hiện hành, tăng vốn điều lệ là nội dung bắt buộc phải thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh, bạn có thể tham khảo hồ sơ và trình tự thực hiện tại đây

    3.   Việc chuyển vốn vay của giám đốc thành vốn góp.

    Theo quy định tại Thông tư 19/2003/TT-BTC nêu trên, bạn hoàn toàn có thể cơ cấu lại nợ của doanh nghiệp với giám đốc bằng cách chuyển nợ thành vốn góp. Trường hợp này công ty bạn cần thỏa thuận với giám đốc và lập văn bản ghi nhận sự thỏa thuận này.

    Trên đây là các ý kiến tư vấn của luật sư, hi vọng làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Nếu bạn còn băn khoăn hoặc cần tư vấn thêm, vui lòng điện thoại về tổng đài tư vấn pháp luật của Luật Tiền Phong số 04-1088/4/3 để được trợ giúp. 

    Trân trọng./.

     

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Công ty Luật TNHH Tiền Phong

Hotline: 0916162618

Website: www.luattienphong.vn - www.luattienphong.net