TAND Tối cao lấy ý kiến Dự thảo Nghị quyết hướng dẫn các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ

Chủ đề   RSS   
  • #610292 05/04/2024

    phucpham2205
    Top 50
    Trung cấp

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:31/01/2024
    Tổng số bài viết (1346)
    Số điểm: 26668
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 550 lần


    TAND Tối cao lấy ý kiến Dự thảo Nghị quyết hướng dẫn các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ

    Hiện Tòa án Nhân dân Tối cao đang lấy ý kiến đóng góp về Dự thảo Nghị quyết hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Điều 51 và Điều 52 của Bộ Luật Hình sự 2015. Cụ thể như sau.

    https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/04/05/du-thao-nghi-quyet-huong-dan-dieu-51-52.pdf Dự thảo Nghị quyết Hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Điều 51 và Điều 52 của Bộ luật Hình sự (Lần 01)

    (1) Thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải

    Nội dung này thuộc một trong những tình tiết giảm nhẹ được quy định tại Điểm s Khoản 1 Điều 51 Bộ Luật Hình sự 2015. Hiện TAND Tối cao đã có hướng dẫn về việc áp dụng tình tiết giảm nhẹ này tại Công văn 174/TANDTC-PC.

    Theo đó, Công văn nêu tình tiết “Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải” được hiểu là trường hợp người phạm tội thành khẩn khai nhận về hành vi phạm tội, ăn năn hối lỗi về việc mình đã gây ra; tình tiết “thành khẩn khai báo”, “ăn năn hối cải” không phải là hai tình tiết độc lập. Do đó, nếu người phạm tội “thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải” thì chỉ được coi là một tình tiết giảm nhẹ quy định tại Khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015.

    Sang đến Dự thảo Nghị quyết, TAND Tối cao vẫn giữ nguyên cách áp dụng nêu trên. Tuy nhiên tại đây có bổ sung thêm hướng đối hành trường hợp phạm tội quả tang trên cơ sở kế thừa từ Công văn 81/2002/TANDTC.

    Theo đó, Dự thảo Nghị quyết quy định trường hợp người phạm tội bị bắt quả tang nhưng đã có khai báo đầy đủ về hành vi phạm tội của mình và những lời khai này phù hợp với các tài liệu, chứng cứ được ghi nhận trong hồ sơ vụ án thì sẽ được Tòa án áp dụng tình tiết giảm nhẹ thành khẩn khai báo.

    Trường hợp nếu người phạm tội có dấu hiệu quanh co, chối tội, khai báo không đúng với sự thật và chỉ thừa nhận hành vi phạm tội khi cơ quan tiến hành tố tụng đã chứng minh thì sẽ không được áp dụng tình tiết giảm nhẹ thành khẩn khai báo.

    Bên cạnh đó, Dự thảo Nghị quyết cũng nêu rõ trường hợp người phạm có biểu hiện quanh co, chối tội hoặc khai báo không đúng sự thật tại cơ quan điều tra. Nhưng khi có kết luận điều tra hoặc sau khi xét xử sơ thẩm đến phiên tòa phúc thẩm mà đã có khai báo đầy đủ và đúng sự thật thì vẫn được áp dụng tình tiết giảm nhẹ này. Nhưng mức độ giảm đối với trường hợp này sẽ không bằng so với trường hợp thành khẩn ngay từ ban đầu.

    (2) Phạm tội vì động cơ đê hèn

    Đối với tình tiết tăng nặng “Phạm tội vì động cơ đê hèn” được quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 52 Bộ Luật Hình sự 2015. Tại Nghị quyết 04-HĐTPTANDTC/NQ năm 1986 của TAND tối cao hướng dẫn về tội giết người với tình tiết định khung vì động cơ đê hèn như sau: 

    “Giết người vì động cơ đê hèn (điểm a) như giết người vì tính ích kỷ cao, phản trắc, bội bạc (ví dụ: giết người để cướp vợ hoặc chồng nạn nhân; giết tình nhân đã có thai với mình để trốn tránh trách nhiệm; giết người đã cho vay, giúp đỡ khắc phục khó khăn, hoạn nạn nhằm trốn nợ v.v…).”

    Theo đó, có thể hiểu tình tiết tăng nặng “Phạm tội vì động cơ đê hèn” là việc người thực hiện hành vi phạm tội vì tính ích kỷ cao, phản trắc, bội bạc, hèn nhát nhằm mục đích trả thù hoặc để khống chế nạn nhân và gia đình, người thân của nạn nhân phục vụ cho mưu đồ của mình hoặc vì các động cơ tư lợi, thấp hèn khác.

    (3) Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp

    Tình tiết tăng nặng nêu trên được quy định Điểm b Khoản 1 Điều 52 Bộ Luật Hình sự 2015. Dự thảo Nghị quyết hướng dẫn chỉ áp dụng tình tiết này khi có đầy đủ những điều kiện như sau:

    - Cố ý phạm tội từ 05 lần trở lên về cùng một tội phạm không phân biệt đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xóa án tích; - Người phạm tội đều lấy các lần phạm tội làm nghề sinh sống và lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính. 

    Ví dụ: Nguyễn Văn A là một người không nghề nghiệp, chuyên sống bằng nguồn thu thập từ việc phạm tội. Trong một thời gian, A liên tiếp thực hiện năm vụ trộm cắp tài sản (tài sản chiếm đoạt được trong mỗi vụ có giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên). Trong trường hợp này, A bị truy cứu trách nhiệm hình sự và phải bị áp dụng tình tiết định khung tăng nặng “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp”.

    Đồng thời, theo nguyên tắc áp dụng tình tiết tăng nặng được quy định trong Dự thảo Nghị quyết thì khi áp dụng tình tiết “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” đối với trường hợp phạm tội từ 05 lần trở lên mà trong đó có lần phạm tội đã bị kết án, chưa được xóa án tích thì tùy từng trường hợp cụ thể mà người phạm tội có thể bị áp dụng cả ba tình tiết là “phạm tội 02 lần trở lên”, “tái phạm” (hoặc “tái phạm nguy hiểm”) và “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp”.

    Xem chi tiết các hướng dẫn áp dụng tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ tại Dự thảo Nghị quyết (Lần 01)https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/04/05/du-thao-nghi-quyet-huong-dan-dieu-51-52.pdf

     
    574 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phucpham2205 vì bài viết hữu ích
    admin (30/05/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận