Nội dung cuộc phỏng vấn giữa PV báo Tin mới với Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội ngày 09/02/2015:
1. Luật sư cho biết quan điểm của mình thế nào đối với vụ án cưỡng đoạt tài sản từ con ruồi trong chai nước mà dư luận đang rất quan tâm ?
Luật sư Đặng Văn Cường: Theo thông tin báo chí đã đưa: “Ngày 3-1, trong lúc lấy chai nước ngọt hiệu Number One ra khui bán cho khách hàng, Minh phát hiện con ruồi bên trong nên đã cất chai nước ngọt và điện thoại báo Công ty TNHH TM&DV Tân Hiệp Phát (có trụ sở tại tỉnh Bình Dương). Minh đã ra giá cho sự "im lặng" này là công ty phải trả 1 tỉ đồng, nếu không sẽ. Sau ba lần thương lượng, Công ty TNHH Tân Hiệp Phát đã đồng ý đưa số tiền là 500 triệu đồng theo yêu cầu của Minh nhưng trình báo công an vụ việc bị tống tiền. Khi Minh đến quán cà phê như đã hẹn để lấy tiền thì bị công an bắt giữ. Trong vụ việc Minh bị bắt giữ để điều tra hành vi cưỡng đoạt tài sản này, nhiều ý kiến cho rằng việc xử lý hình sự Minh có gì đó chưa ổn bởi đó đơn thuần là quan hệ dân sự, trao đổi giữa hai bên. Phía công ty bồi thường cho khách để bảo vệ uy tín, thương hiệu của nhà sản xuất.”
Dấu hiệu tội phạm (tội cưỡng đoạt tài sản): Nếu kết quả điều tra, xác minh nguồn tin thể hiện là anh Minh đã yêu cầu công ty phải trả giả cho sự “im lặng” của mình là 1 tỉ đồng, sau đó rút xuống là 500 triệu đồng, nếu công không đồng ý thì anh này đe dọa sẽ “thưa ra Ban bảo vệ người tiêu dùng tỉnh Bình Dương, đưa lên báo chí, in 5.000 tờ rơi để phát nhằm làm mất uy tín công ty”. Như vậy, hành vi này là thủ đoạn uy hiếp tinh thần của ban lãnh đạo công ty THP nhằm chiếm đoạt tài sản của công ty này. Hành vi này thỏa mãn các dấu hiệu cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản theo quy định tại Điều 135 Bộ luật hình sự.
Điều 135 BLHS quy định: “Người nào đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ… ”. Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành thì tội cưỡng đoạt tài sản có cấu thành hình thức. Chỉ cần người nào có hành vi “đe dọa sẽ dùng vũ lực” hoặc “có thủ đoạn khác” để “uy hiếp tinh thần” của người khác với mục đích là “nhằm chiếm đoạt tài sản” (lấy tài sản của người khác bất chấp sự không mong muốn của họ) thì đủ căn cứ để xử lý về tội cưỡng đoạt tài sản. Theo quy định của điều luật này thì chỉ cần có hành vi mang tính uy hiếp tinh thần (đe dọa nếu họ không đưa tài sản cho người uy hiếp thì họ sẽ gặp bất lợi, thiệt hại trong tương lai…) chưa cần người bị uy hiếp tinh thần có sợ hay không, có lâm vào tình trạng không thể chống cự được hay không; Mục đích của việc uy hiếp tinh thần đó phải là mục đích chiếm đoạt tài sản. Chiếm đoạt ở đây phải hiểu là biến tài sản của người bị hại thành tài sản của mình thông qua hành vi uy hiếp, đe dọa; Hành vi này rất nguy hiểm cho xã hội nên pháp luât hiện hành quy định mức tiền cũng không quy định là phải từ 2 triệu đồng trở lên. Chỉ cần có hành vi, hoặc thủ đoạn nhằm uy hiếp tinh thần của người khác để chiếm đoạt tài sản là có thể xử lý về tội danh này. Vì vậy, việc khởi tố vụ án , khởi tố bị can đôi với Minh về tội cưỡng đoạt tài sản theo quy định tại Điều 135 Bộ luật hình sự là có căn cứ và đúng pháp luật.
2. Con ruồi trong chai nước có phải là căn cứ buộc tội cho anh Minh hay không ?
Luật sư Đặng Văn Cường: Dù trong trai nước có con ruồi hay không, là con ruồi hay con gì khác thì cũng không liên quan gì tới tội danh của Minh nên việc giám định có con ruồi thật hay không không ảnh hưởng tới kết quả giải quyết vụ án. Trong án này, con ruồi chỉ là cái cớ, là nguyên cớ chứ không phải là nguyên nhân trong quan hệ nhân quả. Nguyên nhân ở đây là có hành vi có tính chất uy hiếp tinh thần của người khác nhằm mục đích là chiếm đoạt tài sản, còn hậu quả người bị uy hiếp, đe dọa có sợ hay không, có lấy được tài sản hay không pháp luật không quy định bắt buộc – Tội phạm cấu thành hình thức. Chỉ cần người nào có hành vi tác động vào ý chí của người khác vì bất cứ lý do gì nhằm buộc họ phải giao tài sản thì hành vi này là trái pháp luật và có thể bị xử lý theo Điều 135 BLHS. Trong trường hợp đi đòi nợ mà đe dọa, uy hiếp hoặc đánh đập con nợ để đòi theo kiểu “đầu gấu” mà bị phát hiện thì cũng bị khởi tố về tội cướp tài sản theo quy định tại Điều 133 BLHS (nếu người bị uy hiếp tê liệt ý chí) hoặc tội cưỡng đoạt tài sản theo quy định tại Điều 135 BLHS. Vì vậy, nguyên do từ con ruồi, con sâu hay gì gì cũng không làm chuyển hóa từ quan hệ pháp luật hình sự sang quan hệ pháp luật dân sự. Bị can phạm tội là do có hành vi đe dọa và mục đích là muốn chiếm đoạt tài sản của doanh nghiệp.
3. Nếu con ruồi là có thực thì hành vi ứng xử của khách hàng phải thế nào mới phù hợp quy định của pháp luật?
Luật sư Đặng Văn Cường: Nếu “con ruồi” đó là có thật trong chai nước, việc Công ty có sản phẩm lỗi như vậy gây thiệt hại tới sức khỏe, tài sản của khách hàng thì khách hàng có quyền yêu cầu công ty phải bồi thường thiệt hại. Thủ tục yêu cầu là thương lượng, trung gian hòa giải hoặc khởi kiện theo thủ tục tố tụng dân sự. Trong quá trình thực hiện thủ tục trên thì phải trên cơ sở “tự nguyện ý chí”, tự do thương lượng… Thiệt hại mà công ty phải bồi thường là mức thiệt hại thực tế phát sinh trên cơ sở chứng cứ mà người bị hại cung cấp. Nếu anh Minh lựa chọn cách ứng xử đó thì phù hợp với pháp luật và pháp luật khuyến khích, pháp luật bảo vệ. Còn nếu anh Minh không yêu cầu bồi thường không chỉ ra những thiệt hại với mình mà chỉ yêu cầu công ty phải trả một khoản tiền, kèm theo đó là những lời lẽ đe dọa, uy hiếp sẽ gây thiệt hại tới tài sản, uy tín của công ty thì hành vi này là trái pháp luật và có đủ căn cứ để xử lý về tội cưỡng đoạt tài sản.
4. Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì vấn đề sở hữu tài sản được pháp luật quy định và bảo vệ như thế nào?
Luật sư Đặng Văn Cường: Trong hệ thống pháp luật Việt Nam có nhiều ngành luật cùng bảo vệ quyền sở hữu của chủ sở hữu tài sản như luật dân sự (tranh chấp về tài sản, kiện đòi tài sản, yêu cầu bồi thường thiệt hại…), luật hình sự (các tội phạm xâm phạm quyền sở hữu). Pháp luật quy định cá nhân, tổ chức tự do thỏa thuận về tài sản để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ về quyền sở hữu tài sản trên cơ sở các quy phạm pháp luật. Pháp luật thừa nhận các căn cứ để xác lập quyền sở hữu tài sản một cách hợp pháp như mua, nhận chuyển quyền sở hữu hợp pháp, lao động sản xuất, nhận thừa kế, nhận tặng cho... (Mục 1, Chương XIV Bộ luật dân sự năm 2005).
Ngoài ra, pháp luật cũng ngăn cấm việc chuyển dịch quyền sở hữu tài sản một cách trái pháp luật. Hành vi gian dối, lén lút, công nhiên hoặc uy hiếp tinh thần… của người khác nhằm chuyển giao quyền sở hữu tài sản từ chủ thể này, sang chủ thể khác (không tự do ý chí, không tự nguyện trong giao dịch..) là những hành vi trái pháp luật. Giao dịch dân sự sẽ bị vô hiệu nếu có hành lừa dối, đe dọa… Nếu hành vi lừa dối đến mức là gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản hoặc cưỡng bức, uy hiếp người khác để chiếm đoạt tài sản là hành vi nguy hiểm cho xã hội và có thể xử lý bằng luật hình sự. Ví như đi đòi nợ, mục đích đòi lại tài sản của mình có thể là chính đáng nhưng nếu đòi nợ bằng cách uy hiếp, đánh đập con nợ để đòi tiền thì pháp luật lại ngăn cấm. Hành vi như vậy sẽ bị xử lý hình sự về tội cướp tài sản hoặc tội cưỡng đoạt tài sản như đã nói ở trên. Cái sự vi phạm ở đây không phải là mục đích mà là phương pháp, pháp luật quy định phương pháp đòi nợ, đòi tiền trong quan hệ dân sự là thương lượng hoặc khởi kiện vụ án dân sự. Hành vi “tự xử” như vậy là hành vi trái pháp luật.
5. Có người cho rằng vụ việc này chỉ là quan hệ dân sự, cơ quan điều tra đang có dấu hiệu vi phạm, hình sự hóa quan hệ pháp luật dân sự, luật sư có ý kiến như thế nào ?
Luật sư Đặng Văn Cường: Hành vi của anh Minh có đủ cơ sở để xử lý hình sự về tội cưỡng đoạt tài sản theo quy định tại Điều 135 BLHS chứ không phải chỉ là quan hệ dân sự như một vài ý kiến đã đưa ra. Trong vụ việc này, rõ ràng anh Minh không lựa chọn hành vi ứng xử theo quy định pháp luật mà lại có hành vi mang tính uy hiếp tới doanh nghiệp và ban lãnh đạo doanh nghiệp nhằm chiếm đoạt tài sản (nếu không đưa tiền thì doanh nghiệp sẽ bị thế này, sẽ thế khác, sẽ bị thiệt hại…). Nếu công không đồng ý thì anh này đe dọa sẽ “thưa ra Ban bảo vệ người tiêu dùng tỉnh Bình Dương, đưa lên báo chí, in 5.000 tờ rơi để phát nhằm làm mất uy tín công ty”. Như vậy, hành vi này là thủ đoạn uy hiếp tinh thần của ban lãnh đạo công ty THP nhằm chiếm đoạt tài sản của công ty này. Hành vi này thỏa mãn các dấu hiệu cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản theo quy định tại Điều 135 Bộ luật hình sự.
Điều 135 BLHS quy định: “Người nào đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ… ”. Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành thì tội cưỡng đoạt tài sản có cấu thành hình thức. Chỉ cần người nào có hành vi “đe dọa sẽ dùng vũ lực” hoặc “có thủ đoạn khác” để “uy hiếp tinh thần” của người khác với mục đích là “nhằm chiếm đoạt tài sản” (lấy tài sản của người khác bất chấp sự không mong muốn của họ) thì đủ căn cứ để xử lý về tội cưỡng đoạt tài sản. Theo quy định của điều luật này thì chỉ cần có hành vi mang tính uy hiếp tinh thần (đe dọa nếu họ không đưa tài sản cho người uy hiếp thì họ sẽ gặp bất lợi, thiệt hại trong tương lai…) chưa cần người bị uy hiếp tinh thần có sợ hay không, có lâm vào tình trạng không thể chống cự được hay không; Mục đích của việc uy hiếp tinh thần đó phải là mục đích chiếm đoạt tài sản. Chiếm đoạt ở đây phải hiểu là biến tài sản của người bị hại thành tài sản của mình thông qua hành vi uy hiếp, đe dọa; Hành vi này rất nguy hiểm cho xã hội nên pháp luât hiện hành quy định mức tiền cũng không quy định là phải từ 2 triệu đồng trở lên. Chỉ cần có những hành vi như vậy là đủ căn cứ để xử lý hình sự. Vụ việc này, rõ ràng là không phải là tranh chấp dân sự, cũng không phải là thỏa thuận về bồi thường thiệt hại theo quy định của Bộ luật dân sự - không phải là quan hệ pháp luật dân sự.
Hành vi này, sự việc này cũng không phải là giao dịch dân sự, không phải là quan hệ dân sự: Trong quan hệ dân sự có hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng trao đổi tài sản… thì đối tượng phải là “tài sản”. Một tài sản phải có ba quyền năng là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt. Dù gì thì “con ruồi” này cũng không thể gọi là “tài sản” để mang ra giao dịch dân sự, cũng không phải là tác phẩm nghệ thuật… Còn số tiền 500 triệu đồng thì rõ ràng là tài sản. Mọi việc tác động vào ý chí của chủ sở hữu, làm chủ sở hữu định đoạt tài sản (500 triệu) không phụ thuộc vào ý chí của mình đều là hành vi trái pháp luật, làm cho giao dịch dân sự vô hiệu, nếu đến một mức độ nhất định thì sẽ nguy hiểm cho xã hội và lúc đó chuyển hóa thành quan hệ pháp luật dân sự sang quan hệ pháp luật hình sự. Còn trong vụ "con ruồi" này thì chưa thể nói là có quan hệ pháp luật dân sự. Không có việc chuyển hóa từ quan hệ dân sự (mua bán, trao đổi...) sang quan hệ pháp luật hình sự mà ngay từ đầu đã có dấu hiệu hình sự... Quan hệ giữa anh Minh và Công ty này phải là hợp đồng mua bán tài sản hoặc trao đổi tài sản. Kể cả trường hợp trong giao dịch dân sự mà có sử dụng vũ lực hoặc thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của đối tác để bắt buộc thực hiện giao dịch nhằm chiếm đoạt tài sản thì hành vi này cũng vi phạm pháp luật. Vấn đề ở đây là một bên lại sử dụng phương pháp “đàm phán” trái pháp luật để triệt tiêu ý chí, khống chế tinh thần của người khác nhằm chiếm đoạt tài sản hành vi này, thủ đoạn này mới nên tội…”. Bản thân từ "cưỡng" trong "tội cưỡng đoạn tài sản" cũng đã thể hiện là có hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác bằng cách cưỡng bức, buộc người khác phải giao tài sản của họ cho mình trái với ý muốn của họ, xâm phạm tới quyền tự do ý chí, quyền sở hữu tài sản của chủ sở hữu tài sản...
6. Nếu người nhà anh Minh và một số người vẫn cho rằng anh Minh bị oan nhưng kết quả giải quyết vụ án vẫn xác định anh Minh có tội thì hậu quả cho xã hội sẽ như thế nào ?
Luật sư Đặng Văn Cường: Đành rằng là nhiều người thì nhiều quan điểm. Nhưng quan điểm đúng phải là quan điểm dựa trên cơ sở lý luận vững chắc, phải căn cứ vào quy định pháp luật. Với pháp luật hình sự thì không thể “đùa” được. Nếu quan điểm của người tư vấn sai, không dựa trên cơ sở khoa học, không có cơ sở lý luận vững chắc thì sẽ làm hại cho người phạm tội và nhân thân người phạm tội. Người tư vấn, bào chữa, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho đương sự không những không giúp ích cho bị cáo, gia đình bị cáo mà còn có thể làm cho bị cáo tưởng là mình “oan thật” làm cho gia đình bị cáo bức xúc với cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng… gây mất ổn định chính trị. Sau khi vụ án khép lại thì bị cáo không phục bản án đã tuyên (do không hiểu) nên việc cải tạo, giáo dục bị cáo có thể sẽ không mang lại tác dụng, sẽ làm tha hóa phạm nhân.., còn gia đình bị cáo thì đi kêu oan, biến mình thành “dân oan”… gây thiệt hại tới sức khỏe, tài sản, hạnh phúc gia đình bị cáo và làm mất ổn định trật tự xã hội, làm giảm lòng tin của người dân vào chính quyền.
Ngoài ra, những người khác thì tưởng rằng cứ thấy sản phẩm lỗi của doanh nghiệp là có quyền yêu cầu trả tiền bằng cách đe dọa, uy hiếp… mà không sao cả. Nếu có bị bắt thì chỉ là bắt oan. Theo đó, sẽ có nhiều người đi theo vết xe đổ của Minh, hệ lụy khôn lường.
Tội cưỡng đoạt tài sản là một trong các tội danh thuộc nhóm tội phạm xâm phạm quyền sở hữu quy định tại Chương XIV Bộ luật hình sự. Tội danh này được tòa án các địa phương xét xử rất phổ biến, hàng năm có cả trăm, ngàn vụ án xét xử các bị cáo về tội cưỡng đoạt tài sản. Dấu hiệu đặc thù của tội này là yếu tố đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người bị hại: “đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản”. Chỉ cần có “hành vi” mà “mục đích” như vậy (thỏa mãn dấu hiệu mặt khách quan của tội phạm) là cấu thành tội phạm theo tội danh này. Việc nguyên nhân, lý do để đe dọa, uy hiếp tinh thần là gì không phải là căn cứ kết tội, không phải là dấu hiệu cấu thành tội phạm. Vì vậy, trong câu chuyện này trong chai nước là “con ruồi” hay con gì, có ruồi hay không đều không quan trọng, không phải là căn cứ để xác định quan hệ pháp luật.”.
7. Có ý kiến cho rằng, nếu khi cơ quan điều tra tiến hành giám định chai nước đó mà phát hiện con ruôi là do anh Minh tự cho vào thì vụ việc sẽ chuyển sang tội lừa đảo, ý kiến luật sư về việc này thế nào ?
Luật sư Đặng Văn Cường: Dù kết quả giám định thế nào không thay đổi tội danh của Minh. Nếu Minh "làm giả" con ruồi để nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của doanh nghiệp cũng khó mà chuyển tội danh sang tội lừa đảo quy định tại Điều 139 BLHS. Hướng này thì kể cả cơ quan tố tụng và người bào chữa đều sẽ không hướng tới. Nếu bị can tự cho ruồi vào chai nước rồi "vu" cho doanh nghiệp để uy hiếp, "đòi" tiền vẫn là dấu hiệu của tội cưỡng chứ không phải tội lừa đảo!!!”
Theo Điều 135 BLHS (cưỡng đoạt tài sản) không chỉ là "đe doạ sẽ dùng vũ lực" mà còn " hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản " cũng có thể cấu thành tội. Hành vi, thủ đoạn ở đây có thể là gian dối, hoặc gì gì đó để "uy hiếp tinh thần" nhằm chiếm đoạt tài sản. Đó là dấu hiệu đặc thù của tội danh này. Đối với tội lừa đảo theo Điều 139 BLHS thì cũng thể hiện là "gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản" nhưng ở tội danh này người mất tài sản bị hiểu lầm, hiểu sai mà giao tài sản cho người phạm tội chứ không phải là "bị uy hiếp" mà miễn cưỡng phải giao. Ở tội theo Điều 135 BLHS này biết là mất tài sản rồi nhưng vẫn phải giao để tránh một hậu quả bất lợi.... Còn ở tội lừa đảo theo Điều 139 BLHS thì việc giao tài sản cho người phạm tội vì hiểu lầm, tưởng rằng giao tài sản cho người đó sẽ không mất, ngược lại còn có thể được lợi... Đó là khác nhau cơ bản của hai tội danh này. Vì vậy việc con ruồi là "thật hay giả" không phải là căn cứ để xác định tội danh trong chuyện này. Không phải là một giao dịch mua bán thực, không ai mua con ruồi với giá 500 triệu đồng nên không bao giờ xử vào tội lừa đảo với những tình huống tương tự thế này....?
Thạc sĩ, luật sư: ĐẶNG VĂN CƯỜNG - ĐT: 0977999896 - http://trungtamtuvanphapluat.vn
Địa chỉ: Văn phòng luật sư Chính Pháp, Số 65b phố Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội.
- Điện thoại/Fax:0437.327.407
-Gmail: LuatsuChinhPhap@gmail.com
- Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn
- https://www.facebook.com/luatsuchinhphap
I. DỊCH VỤ PHÁP LÝ CỦA VĂN PHÒNG LUẬT SƯ CHÍNH PHÁP:
Tranh tụng + Tư vấn + Đại diện ngoài tố tụng + Soạn thảo văn bản. Cụ thể như sau:
1. Luật sư bào chữa, tranh tụng trong các vụ án: Hình sự, Dân sự, Lao động, Hành chính, Kinh doanh, thương mại;
2. Luật sư thay mặt khách hàng: làm người đại diện theo ủy quyền để tham gia tố tụng và Đại diện ngoài tố tụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến các lĩnh vực pháp lý; Thương thuyết, Đàm phán hợp đồng; Thu hồi các khoản nợ khó đòi...
3. Luật sư tư vấn pháp luật: Trực tiếp, bằng văn bản hoặc Email cho các tố chức, cá nhân đối với mọi lĩnh vực pháp luật. Tư vấn theo vụ việc hoặc tư vấn pháp luật thường xuyên cho Doanh nghiệp. Tư vấn thường xuyên cho các Báo điện tử trong mục Giải đáp pháp luật và Dịch vụ luật sư riêng.
4. Luật sư thực hiện thủ tục hành chính trọn gói: Đăng ký kinh doanh; Xin cấp GCN QSD đất lần đầu, Khai nhận di sản thừa kế, Đăng ký sang tên khi mua bán, chuyển nhượng BĐS, Chuyển mục đích sử dụng đất...
5. Luật sư soạn thảo: Hợp đồng, Di chúc, Đơn thư và các văn bản pháp lý khác theo yêu cầu.
II. TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ cho mọi đối tượng (Liên hệ ngoài giờ hành chính):
1. Hình thức tư vấn miễn phí:
Luật sư Đặng Văn Cường thường xuyên tư vấn pháp luật miễn phí qua 3 hình thức:
- Điện thoại: 0977.999.896
- Gmail: Luatsuchinhphap@gmail.com
- Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn
- Website: http://trungtamtuvanphapluat.vn
- https://www.facebook.com/cuongluatsuchinhdai
2. Thời gian tư vấn pháp luật miễn phí: Từ 19h-21h hàng ngày và cả ngày Thứ 7 + Chủ nhật
III. BÀO CHỮA MIỄN PHÍ:
Ths. Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội thường xuyên bào chữa miễn phí cho các đối tượng là: Người chưa thành niên; Người nghèo, Thân nhân liệt sĩ và Người có công với cách mạng.
Văn phòng luật sư Chính Pháp cần tuyển dụng: Luật sư và Cộng tác viên làm việc tại Hà Nội và trưởng Chi nhánh ở các tỉnh Phía Bắc.