Tạm hoãn hợp đồng lao động trong những trường hợp nào?

Chủ đề   RSS   
  • #520353 09/06/2019

    Haitran1995
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/05/2019
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 4622
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 88 lần


    Tạm hoãn hợp đồng lao động trong những trường hợp nào?

    Điều 32 Bộ luật lao động 2012 quy định về các trường hợp tạm hoãn hợp đông lao động như sau:

    “Điều 32. Các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động

    1. Người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự.

    2. Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.

    3. Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.

    4. Lao động nữ mang thai theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

    5. Các trường hợp khác do hai bên thoả thuận”.

    Như vậy, ngoài 4 trường hợp được quy định tại khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 32 nêu trên, thì pháp luật lao động còn quy định “các trường hợp khác do hai bên thỏa thuận”. Mặc dù trường hợp do hai bên thoả thuận, Luật và các văn bản hướng dẫn không có quy định rõ ràng nhưng có thể hiểu rằng các trường hợp tạm hoãn này chỉ cần hai bên thỏa thuận và có sự nhất trí về việc tạm hoãn, lí do tạm hoãn có thể là lí do bất kì như đi du lịch, do trường hợp bất khả kháng hoặc gặp chuyện cá nhân…mà người sử dụng lao động chấp nhận lí do mà người lao động đưa ra.

    Ngoài ra, Điều 9 Nghị định 05/2014 hướng dẫn thêm trường hợp tạm hoãn hợp đồng lao động khi được bổ nhiệm hoặc được cử làm người đại diện phần vốn góp của Nhà nước . Theo đó, Người sử dụng lao động và người lao động trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do công ty mẹ Tập đoàn kinh tế nhà nước, Tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong mô hình công ty mẹ - công ty con làm chủ sở hữu thỏa thuận tạm hoãn hợp đồng lao động trong các trường hợp sau đây: 

    a) Người lao động được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc), Kế toán trưởng; 

    b) Người lao động được cấp có thẩm quyền cử làm người đại diện phần vốn và làm việc tại doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước hoặc của công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. 

    2. Thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng là thời gian người lao động được bổ nhiệm hoặc được cử làm đại diện phần vốn và làm việc tại doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước hoặc của công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con”.

    Khi hết thời gian tạm hoãn thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác. Người sử dụng lao động có trách nhiệm bố trí người lao động làm công việc trong hợp đồng lao động đã giao kết; trường hợp không bố trí được công việc trong hợp đồng lao động đã giao kết thì hai bên thỏa thuận công việc mới và thực hiện sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động đã giao kết hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.”

     
    2437 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Haitran1995 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (10/06/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #520366   09/06/2019

    Hiện nay chưa có văn bản pháp luật quy định cụ thể về việc trả tiền lương và đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động khi đang trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. Do đó, trước hết cần phải xem xét vào nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể của công ty và hợp đồng lao động giữa hai bên để xem xét thỏa thuận về tạm hoãn hợp đồng lao động. Nếu nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể của công ty và hợp đồng lao động không có quy định về vấn đề này khi đó hai bên có thể thỏa thuận thông qua đại diện tập thể của người lao động.

     
    Báo quản trị |  
  • #520370   09/06/2019

    ph_ngoc
    ph_ngoc
    Top 500


    Đăk Nông, Việt Nam
    Tham gia:21/09/2017
    Tổng số bài viết (222)
    Số điểm: 1608
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 77 lần


    phuongdung003 viết:

    Hiện nay chưa có văn bản pháp luật quy định cụ thể về việc trả tiền lương và đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động khi đang trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. Do đó, trước hết cần phải xem xét vào nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể của công ty và hợp đồng lao động giữa hai bên để xem xét thỏa thuận về tạm hoãn hợp đồng lao động. Nếu nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể của công ty và hợp đồng lao động không có quy định về vấn đề này khi đó hai bên có thể thỏa thuận thông qua đại diện tập thể của người lao động.

    Tuy pháp luật không quy định về việc trả tiền lương trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nhưng căn cứ theo quy định tại Điều 100 Bộ luật lao động 2012 quy định về  trường hợp người lao động tạm thời nghỉ việc sẽ được tạm ứng tiền lương. Theo đó nếu có được sự thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động thì người lao động hoàn toàn có thể thực hiện quyền tam ứng lương trong thời gian nghỉ.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #520500   11/06/2019

    Haitran1995
    Haitran1995
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/05/2019
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 4622
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 88 lần


    phuongdung003 viết:

    Hiện nay chưa có văn bản pháp luật quy định cụ thể về việc trả tiền lương và đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động khi đang trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. Do đó, trước hết cần phải xem xét vào nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể của công ty và hợp đồng lao động giữa hai bên để xem xét thỏa thuận về tạm hoãn hợp đồng lao động. Nếu nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể của công ty và hợp đồng lao động không có quy định về vấn đề này khi đó hai bên có thể thỏa thuận thông qua đại diện tập thể của người lao động.

    Đúng rồi bạn, hiện pháp luật không có quy định về việc trả lương hay đóng bảo hiểm trong trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. Mình nghĩ, việc này tùy thuộc vào sự thỏa thuận giữa các bên, tuy nhiên trong thời gian tạm hoãn, người lao động có thể không nhận được tiền lương (vì suy luận trên thực tế, người lao động lúc này đang không tạo ra lợi nhuận cho người sử dụng lao động, trừ trường hợp lao động nữ mang thai, hoặc người lao động được nhận một khoản phụ cấp nào đó). Còn về việc đóng bảo hiểm, vấn đề này mình nghĩ người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động tiếp tục đống bảo hiểm để đảm bảo quyền lợi cho mình.

     
    Báo quản trị |