Tạm hoãn hợp đồng lao động

Chủ đề   RSS   
  • #448362 01/03/2017

    lvhuong_2008

    Mầm

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:16/11/2009
    Tổng số bài viết (50)
    Số điểm: 808
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 1 lần


    Tạm hoãn hợp đồng lao động

    Công ty có trường hợp lao động bị cơ quan pháp tạm giữ để điều tra (04 tháng) theo khoản 2; điều 32 Luật Lao động 2012

    Hỏi: 

    - Công ty ra quyết định hay văn bản (loại gì) tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động?

    - Tiền lương phải trả cho lao động, các chế độ bảo hiểm, chế độ báo cáo cơ quan chức năng (Bảo hiểm, lao động...) như thế nào trong thời gian tạm hoãn? thể hiện trong quyết định, văn bản?

    Xin cám ơn!

     

     
    3557 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #448381   01/03/2017

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo Khoản 2 Điều 32 Bộ luật lao động 2012 quy định các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động có trường hợp: “ Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.”

    Hết thời hạn tạm hoãn thì của người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc và việc giải quyết hậu quả của việc tạm hoãn được quy định tại Điều 33 Bộ luật lao động 2012  về việc nhận lại người lao động hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. “Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động đối với các trường hợp quy định tại Điều 32 của Bộ luật này, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.”

    Cũng tại Khoản 5 Điều 36 Bộ luật lao động 2012 về các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động trong đó: “Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án.”

    Như vậy, với trường hợp do hai bên thoả thuận, Luật lao động và các văn bản hướng dẫn không có quy định rõ ràng nhưng có thể hiểu rằng các trường hợp tạm hoãn này chỉ cần hai bên thỏa thuận và có sự nhất trí về việc tạm hoãn, lí do tạm hoãn…mà người lao động chấp nhận lí do đó.

    Theo quy định trên của pháp luật thì hợp đồng lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động sẽ được đương nhiên tạm hoãn hoặc tiếp tục thực hiện hoặc chấm dứt mà không phụ thuộc vào ý chí của người sử dụng lao động và người lao động, việc tạm hoãn hoãn hoặc tiếp tục thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng theo quy định trên sẽ không bị hủy bỏ hay mất hiệu lực hợp đồng cho đến khi hết thời hạn tạm hoãn theo pháp luật quy định hoặc đương nhiên chấm dứt theo luật định.

    Pháp luật không quy định cụ thể thủ tục tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi các bên và tạo cơ sở pháp lý nếu có tranh chấp lao động xảy ra sau này thì người sử dụng lao động có thể ra Thông báo hoặc Quyết định tạm hoãn, hoặc chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động kèm theo Quyết định của cơ quan Tố tụng hay Bản án của Tòa án.

    Việc tiền lương phải trả cho lao động, các chế độ bảo hiểm, chế độ báo cáo cơ quan chức năng (Bảo hiểm, lao động...) thì phải làm thủ tục Thông báo hoặc ra Quyết định như chúng tôi đã nêu ở trên.

    Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp với tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

Email: luatsuthanhtung@gmail.com;