Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

Chủ đề   RSS   
  • #355395 10/11/2014

    Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

    Tôi nghiên cứu Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 nhận thấy:

    Khoản 8 có ghi: Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Xin hỏi: 

    1. Như vậy thời hạn tạm giữ luôn là 7 ngày, và được kéo dài thêm khi vụ việc phức tạp có đúng không?

    2. Với quy định trên, xác định vụ việc phức tạp nên Quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính xác định thời hạn tạm giữ là 30 ngày kể từ ngày tạm giữ có được không, hay Quyết định tạm giữ luôn phải xác định thời hạn tạm giữ làm 7 ngày?

    3. Đối với trường hợp khi phát hiện vi phạm nhưng đối tượng vi phạm bỏ chạy (không xác định được người vi phạm) thì xác định thời hạn tạm giữ là bao nhiêu ngày? Có thể coi là vụ việc phức tạp được không? Áp dụng quy định tại khoản 4 Điều 126 Luật Xử lý vi phạm hành chính như thế nào khi người vi phạm không đến nhận?

    (Khoản 4 Điều 126: Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính quá thời hạn tạm giữ nếu người vi phạm không đến nhận mà không có lý do chính đáng hoặc trường hợp không xác định được người vi phạm thì người ra quyết định tạm giữ phải thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ; trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo, niêm yết công khai, nếu người vi phạm không đến nhận thì người có thẩm quyền phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính...)

    Rất mong được Thư viện pháp luật giải đáp.

     
    61846 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #411353   28/12/2015

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần


    phamtuan8488 viết:

    Tôi nghiên cứu Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 nhận thấy:

    Khoản 8 có ghi: Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Xin hỏi: 

    1. Như vậy thời hạn tạm giữ luôn là 7 ngày, và được kéo dài thêm khi vụ việc phức tạp có đúng không?

    2. Với quy định trên, xác định vụ việc phức tạp nên Quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính xác định thời hạn tạm giữ là 30 ngày kể từ ngày tạm giữ có được không, hay Quyết định tạm giữ luôn phải xác định thời hạn tạm giữ làm 7 ngày?

    3. Đối với trường hợp khi phát hiện vi phạm nhưng đối tượng vi phạm bỏ chạy (không xác định được người vi phạm) thì xác định thời hạn tạm giữ là bao nhiêu ngày? Có thể coi là vụ việc phức tạp được không? Áp dụng quy định tại khoản 4 Điều 126 Luật Xử lý vi phạm hành chính như thế nào khi người vi phạm không đến nhận?

    (Khoản 4 Điều 126: Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính quá thời hạn tạm giữ nếu người vi phạm không đến nhận mà không có lý do chính đáng hoặc trường hợp không xác định được người vi phạm thì người ra quyết định tạm giữ phải thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ; trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo, niêm yết công khai, nếu người vi phạm không đến nhận thì người có thẩm quyền phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính...)

    Rất mong được Thư viện pháp luật giải đáp.

    Chào bạn! Về câu hỏi của bạn tôi xin trả lời như sau:

    1. Thời hạn tạm giữ theo quy định là 07 ngày và có thể kéo dài (nhưng ko quá 30 ngày kể từ ngày tạm giữ đối với vụ việc có tính chất phức tạp). Như vậy thông thường là tạm giữ 07 ngày và có thể kéo dài khi có tính chất phức tạp.

    2. Quyết định tạm giữ là 07 ngày.

    Trường hợp cần gia hạn thì phải có văn bản (quyết định gia hạn tạm giữ).

    3. Trường hợp này thời hạn tạm giữ là 07 ngày. Người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ. Sau thời hạn trên mà chưa thể xác định được danh tính, cần thời gian xác minh đối tượng vi phạm thì ra quyết định gia hạn tạm giữ. 

    Hết thời hạn gia hạn tạm giữ (thời hạn gia hạn ko quá 30 ngày), ko xác minh được chủ, chủ ko đến nhận thì Người ra quyết định phải thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết công khai... Sau 30 người họ không đến nhận thì ra quyết định tịch thu để xử lý theo quy định của pháp luật.

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
  • #412399   06/01/2016

    Baobui9898
    Baobui9898

    Male
    Sơ sinh

    An Giang, Việt Nam
    Tham gia:06/01/2016
    Tổng số bài viết (18)
    Số điểm: 150
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    Xin chào bạn! Tôi xin giải đáp thắc mắc như sau:

    Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính là một trong những biện pháp ngăn chặn khi xử lý vi phạm hành chính được quy định trong Luật xử lý vi phạm hành chính 2012. Theo đó:

     Trường hợp áp dụng: Biện pháp Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính chỉ áp dụng khi cần thiết thuộc một trong các trường hợp sau:

    +) Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt;

    +) Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;

    +) Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt.

    - Thời hạn tạm giữ: Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Đối với vụ việc phức tạp cần có thêm thời gian để xác minh thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn việc tạm giữ; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.

    Như vậy là: 07 ngày. Có thể gia hạn thêm để xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày(có Quyết định kéo dài thời hạn Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính).  Hoặc gia hạn thêm nhưng thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.

    Tổng cộng có thể là: 60 ngày!

    Hết thời hạn gia hạn tạm giữ hoặc ko xác minh được chủ sở hữu, chủ ko đến nhận thì Người ra quyết định phải thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết công khai... Sau 30 ngày họ không đến nhận thì ra quyết định tịch thu, xung công quỹ nhà nước theo quy định của pháp luật.

     
    Báo quản trị |  
  • #423909   08/05/2016

    knowlaws
    knowlaws

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/06/2013
    Tổng số bài viết (47)
    Số điểm: 445
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 15 lần


    Baobui9898 viết:

    Xin chào bạn! Tôi xin giải đáp thắc mắc như sau:

    Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính là một trong những biện pháp ngăn chặn khi xử lý vi phạm hành chính được quy định trong Luật xử lý vi phạm hành chính 2012. Theo đó:

     Trường hợp áp dụng: Biện pháp Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính chỉ áp dụng khi cần thiết thuộc một trong các trường hợp sau:

    +) Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt;

    +) Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;

    +) Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt.

    - Thời hạn tạm giữ: Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Đối với vụ việc phức tạp cần có thêm thời gian để xác minh thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn việc tạm giữ; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.

    Như vậy là: 07 ngày. Có thể gia hạn thêm để xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày(có Quyết định kéo dài thời hạn Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính).  Hoặc gia hạn thêm nhưng thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.

    Tổng cộng có thể là: 60 ngày!

    Hết thời hạn gia hạn tạm giữ hoặc ko xác minh được chủ sở hữu, chủ ko đến nhận thì Người ra quyết định phải thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết công khai... Sau 30 ngày họ không đến nhận thì ra quyết định tịch thu, xung công quỹ nhà nước theo quy định của pháp luật.

    Theo mình hiểu tối đa là 7+30= 37 ngày chứ k phải 30+30.

     
    Báo quản trị |  
  • #423915   08/05/2016

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần


    1/- Thời hạn tạm giữ tang vật không phải luôn là 7 ngày kể từ ngày tạm giữ mà có thể kéo dài cho tới không quá 30 ngày kể từ ngày tạm giữ nếu đó là tang vật trong vụ việc phức tạp và có Quyết định kéo dài thời hạn tạm giữ tang vật.

    2/- Thông thường Quyết định tạm giữ tang vật được xác định là 7 ngày kể từ ngày tạm giữ, sau đó nếu vụ việc phức tạp thì sẽ ra Quyết định kéo dài thời hạn tạm giữ tang vật. Cá biệt, có những trường hợp mà ngay từ đầu đã xác định được tính chấp phức tạp, ví dụ tang vật là nhiều xe gắn máy trong vụ tai nạn giao thông liên quan tới nhiều người, trong đó có vài người đã rời khỏi hiện trường, không ký biên bản, thì Cơ quan chức năng ban hành luôn Quyết định tạm giữ tang vật với thời hạn được kéo dài theo qui định.

    3/- Người vi phạm bỏ chạy thì Cơ quan chức năng sẽ ra Quyết định tạm giữ tang vật như đã trình bày ở phần 2. Nếu người vi phạm không đến nhận tang vật khi đã hết thời hạn tạm giữ và Cơ quan chức năng đã thực hiện thông báo đúng luật định thì tang vật bị tịch thu sung công quỹ như qui định tại khoản 4 điều 126 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.

    Vấn đề cần hiểu đúng ở đây là thời hạn tạm giữ tang vật, theo qui định tại khoản 1 điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì cách hiểu đúng mà dễ nhớ nhất đó là thời hạn từ 7 ngày (vụ việc giản đơn) cho tới không quá 30 ngày (vụ việc phức tạp) kể từ ngày tạm giữ. Bất cứ cách hiểu nào vượt ra ngoài 30 ngày kể từ ngày tạm giữ đều sai.

    Luật là vậy, còn thực tế rất ít có vụ nào mà tang vật chỉ bị tạm giữ từ 7 ngày tới không quá 30 ngày ! Giống như Luật qui định thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự chỉ từ 4 tháng (đơn giản) cho tới không quá 6 tháng (phức tạp) nhưng thực tế hầu như chưa có vụ nào được xét xử đúng thời hạn này !

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
  • #467625   14/09/2017

    Tôi nghiên cứu điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính nhận thấy thấy quyền tạm giữ vi phạm hành chính: Người có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thì có thẩm quyền tạm giữ tang vật phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; nội dung này có 02 cách hiểu, việc tạm giữ do người được áp dụng hình thức tịch thu tang vật, phương tiện không nêu có giá trị bao nhiêu, vậy người có thẩm quyền tịch thu thì có thẩm quyền tạm giữ hoặc chỉ người có thẩm quyền tịch thu tang vật có giá trị đến mức nào thì được tạm giữ phương tiện có giá trị đến mức đó.

    Rất mong các nhà làm luật phân tích để hiểu đúng. 

     

     
    Báo quản trị |  
  • #467629   14/09/2017

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần


    anh_tran viết:

    Tôi nghiên cứu điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính nhận thấy thấy quyền tạm giữ vi phạm hành chính: Người có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thì có thẩm quyền tạm giữ tang vật phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; nội dung này có 02 cách hiểu, việc tạm giữ do người được áp dụng hình thức tịch thu tang vật, phương tiện không nêu có giá trị bao nhiêu, vậy người có thẩm quyền tịch thu thì có thẩm quyền tạm giữ hoặc chỉ người có thẩm quyền tịch thu tang vật có giá trị đến mức nào thì được tạm giữ phương tiện có giá trị đến mức đó.

    Rất mong các nhà làm luật phân tích để hiểu đúng

     

    Trong diễn đàn này chắc không có ai là nhà làm luật đâu bạn ơi ! 

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
  • #467686   14/09/2017

    Xmen-8711
    Xmen-8711
    Top 25
    Male
    Lớp 12

    An Ninh, Việt Nam
    Tham gia:24/01/2008
    Tổng số bài viết (2729)
    Số điểm: 19322
    Cảm ơn: 945
    Được cảm ơn 1058 lần


    anh_tran viết:

    Tôi nghiên cứu điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính nhận thấy thấy quyền tạm giữ vi phạm hành chính: Người có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thì có thẩm quyền tạm giữ tang vật phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; nội dung này có 02 cách hiểu, việc tạm giữ do người được áp dụng hình thức tịch thu tang vật, phương tiện không nêu có giá trị bao nhiêu, vậy người có thẩm quyền tịch thu thì có thẩm quyền tạm giữ hoặc chỉ người có thẩm quyền tịch thu tang vật có giá trị đến mức nào thì được tạm giữ phương tiện có giá trị đến mức đó.

    Rất mong các nhà làm luật phân tích để hiểu đúng. 

     

    Bác đừng hiểu một cách phức tạp hóa vấn đề làm gì. Trong Luật có quy định một số chức danh chỉ có thẩm quyền xử phạt nhưng không có thẩm quyền tịch thu (thường là nhân viên) như chiến sĩ công an nhân dân, kiểm soát viên thị trường, kiểm lâm viên ... những chức danh này không phải là thủ trưởng, người đứng đầu hiểu nôm na là không được dùng "củ khoai" (con dấu). Bác cứ hiểu đơn giản là chức danh nào có thẩm quyền tịch thu tang vật phương tiện thì được tạm giữ, còn lại thì không. Mấu chốt vấn đề đây chỉ là TẠM GIỮ chứ không phải tịch thu.

     
    Báo quản trị |  
  • #549711   23/06/2020

    letri1961
    letri1961

    Sơ sinh

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:21/06/2016
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 45
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1 lần


    Điều 17. Xử lý tang vật, phương tiện hết thời hạn bị tạm giữ

    Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã quá thời hạn tạm giữ nếu người vi phạm không đến nhận mà không có lý do chính đáng hoặc trường hợp không xác định được người vi phạm thì người ra quyết định tạm giữ phải thông báo ít nhất 02 lần trên phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương hoặc địa phương nơi tạm giữ tang vật, phương tiện và niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ; trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo cuối cùng trên các phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết công khai, nếu người vi phạm không đến nhận thì người có thẩm quyền phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính để xử lý theo quy định tại Điều 82 Luật xử lý vi phạm hành chính và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

              (điều 17, nghị định 115)

    Như vậy thời hạn xử lý tịch thu TVPT VPHC phải 37 ngày kể từ ngày tạm giữ

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn letri1961 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (23/06/2020)
  • #549731   23/06/2020

    maithithuyvan97
    maithithuyvan97
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/03/2020
    Tổng số bài viết (251)
    Số điểm: 1641
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 19 lần


    Theo quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì mình có vài ý kiến:

    1. Theo Khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 thì đúng là thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính giấy phếp, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày và sẽ phải kéo dài khi vụ việc có các tình tiết phức tạp.

    2. Về thời hạn tạm giữ trên quyết định sẽ là 07 ngày kể từ ngày tạm giữ, còn khi có tình tiết phức tạp thì sẽ gia hạn sau, chứ không phải là thoiwf hạn ghi 30 ngày ngay từ đầu khi có quyết định.

    3. Đối với trường hợp người vi phạm không đến nhận tang vật đã bị giữ trước đó mà không có lý do chính đáng hoặc không xác định đưojc người đó thì cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành các trình tự thông báo và niêm yết theo quy định tại Khoản 4 Điều 126 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012. Và trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thông báo mà không đến nhận thì tịch thu và xử lý theo pháp luật tại Điều 82 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

    Điều 82. Xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu

    1. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu được xử lý như sau:

    a) Đối với tang vật vi phạm hành chính là tiền Việt Nam, ngoại tệ, chứng chỉ có giá, vàng, bạc, đá quý, kim loại quý thì phải nộp vào ngân sách nhà nước;

    b) Đối với giấy tờ, tài liệu, chứng từ liên quan tới tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thì chuyển cho cơ quan được giao quản lý, sử dụng tài sản theo quy định tại điểm d khoản này;

    c) Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là ma túy, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, vật có giá trị lịch sử, giá trị văn hoá, bảo vật quốc gia, cổ vật, hàng lâm sản quý hiếm, vật thuộc loại cấm lưu hành và tài sản khác thì chuyển giao cho cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành để quản lý, xử lý theo quy định của pháp luật;

    d) Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã được cấp có thẩm quyền ra quyết định chuyển giao cho cơ quan nhà nước quản lý, sử dụng thì cơ quan đã ra quyết định tịch thu chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính tổ chức chuyển giao cho cơ quan nhà nước quản lý, sử dụng;

    đ) Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này thì tiến hành thuê tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi xảy ra hành vi vi phạm để thực hiện việc bán đấu giá; trường hợp không thuê được tổ chức bán đấu giá thì thành lập hội đồng để bán đấu giá.

    Việc bán đấu giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá;

    e) Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu nhưng không còn giá trị sử dụng hoặc không bán đấu giá được thì cơ quan của người có thẩm quyền ra quyết định tịch thu phải lập hội đồng xử lý gồm đại diện các cơ quan nhà nước hữu quan. Việc xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu phải được lập thành biên bản có chữ ký của các thành viên hội đồng xử lý. Phương thức, trình tự, thủ tục xử lý tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.

    2. Thủ tục xử lý đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện như sau:

    a) Đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này thì cơ quan quyết định tịch thu lập biên bản nộp, chuyển giao tang vật, phương tiện. Việc bàn giao và tiếp nhận các tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này phải được tiến hành theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;

    b) Đối với trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này, giá khởi điểm của tài sản bán đấu giá khi làm thủ tục chuyển giao được xác định theo Điều 60 của Luật này. Trường hợp giá trị của tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã được xác định có sự thay đổi tại thời điểm chuyển giao thì cơ quan ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính quyết định thành lập hội đồng để định giá tài sản trước khi làm thủ tục chuyển giao. Thành phần Hội đồng định giá theo quy định tại khoản 3 Điều 60 của Luật này.

    3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, cơ quan có thẩm quyền phải xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều này. Quá thời hạn này mà không thực hiện thì cơ quan có thẩm quyền phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

    4. Chi phí lưu kho, phí bến bãi, phí bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, phí bán đấu giá và chi phí khác phù hợp với quy định của pháp luật được trừ vào tiền bán tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu.

    Tiền thu được từ bán đấu giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, sau khi trừ các chi phí theo quy định tại khoản này và phù hợp với quy định của pháp luật, phải được nộp vào ngân sách nhà nước."

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn maithithuyvan97 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (23/06/2020)
  • #559846   02/10/2020

    Ngày 01/01 kiểm tra phát hiện tang vật có dấu hiệu vi phạm, ban hành Quyết định tạm giữ, thời hạn tạm giữ 07 ngày kể từ ngày 01/01. Lý do tạm giữ: Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra Quyết định xử phạt”.

    Ngày 08/01 xác minh, làm việc xong, đủ căn cứ và tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính ngày 08/01. Lập tờ trình ngày 08/01 trình cấp có thẩm quyền ra quyết định xử phạt.

    Ngày 10/01 cấp có thẩm quyền ra quyết định xử phạt, áp dụng tịch thu tang vật theo quy định.

    Vấn đề phát sinh:Thời hạn tạm giữ 07 ngày là đến ngày 08/01 là hết, nhưng cần 02 ngày để cấp có thẩm quyền ra quyết định:

    - Vậy 02 ngày đó trách nhiệm bảo quản tang vật thuộc về ai, vì thời hạn tạm giữ đã hết, phải tiến hành trả lại, nếu trả lại khi cấp có thẩm quyền ra quyết định xử phạt áp dụng tịch thu tang vật thì không còn tang vật.

    - Nếu ngày 08/01 ra quyết định kéo dài thời hạn tạm giữ rồi trình cấp có thẩm quyền ra quyết định xử phạt thì lại trái với khoản 2 Điều 125 Luật, vì đã đủ căn cứ lập biên bản vi phạm.

    "2. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện quy định tại khoản 1 Điều này phải được chấm dứt ngay sau khi xác minh được tình tiết làm căn cứ quyết định xử phạt, hành vi vi phạm không còn gây nguy hiểm cho xã hội hoặc quyết định xử phạt được thi hành.

    Ngoai ra khi ra quyết định kéo dài phải là vụ việc phức tạp cần tiến hành xác minh nhưng ở trường hợp này đã đủ căn cứ để trình cấp thẩm quyền xử phạt

    Mong được giải đáp!

    Cập nhật bởi bavapen ngày 02/10/2020 03:32:16 CH khi copy chữ bị lỗi
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn bavapen vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (05/10/2020)
  • #576990   11/11/2021

    Ngày 01/01 kiểm tra phát hiện tang vật có dấu hiệu vi phạm, ban hành Quyết định tạm giữ, thời hạn tạm giữ 07 ngày kể từ ngày 01/01. Lý do tạm giữ: Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra Quyết định xử phạt”. Ngày 08/01 xác minh, l

    Tôi thấy luật quy định rõ là Tạm giữ tang vật, phương tiện trong thời gian 7 ngày, nếu vụ việc vi phạm phức tạp ... thì có thể kéo dài đến 30 ngày; sau 30 ngày chưa làm xong và cần tiếp tục làm thì làm thủ tục gia hạn tạm giữ thêm 30 ngày.

    - Vậy là thời gian tạm giữ vụ việc đơn giản (lập biên bản VPHC ngay thời điểm tạm giữ , v v ) thì trong vòng 7 ngày để ra quyết định xử phạt, xử lý tang vật;

    - Còn trường hợp mà phức tạp chưa có đủ cơ sở để lập biên bản vi phạm hành chính ngay mà còn phải tiến hành xác minh thì nên ra quyết định tạm giữ là 30 ngày (kéo dài thêm 23 ngày mới đủ 30 ngày) chứ trường hợp này không phải ra Quyết định gia hạn 23 ngày (vì luật không ban hành mẫu kéo dài, luật cho đến 30 ngày kể từ ngày tạm giữ, nên nếu làm thủ tục kéo dài kéo dài 30 ngày thì dư thời gian theo luật.

    - Sau khi hết thời hạn 30 ngày tạm giữ nên trên nếu cần thiết tạm giữ thì mới ra Quyết định gia hạn 30 ngày là tổng cộng thời hạn tạm giữ là 60 ngày.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn anh_tran vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (11/11/2021)