Tại sao pháp luật không công nhận chùa,... là tư cách pháp nhân để giao dịch?

Chủ đề   RSS   
  • #530609 10/10/2019

    kyhuuphat123
    Top 200
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/12/2010
    Tổng số bài viết (462)
    Số điểm: 14915
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 170 lần


    Tại sao pháp luật không công nhận chùa,... là tư cách pháp nhân để giao dịch?

    Vụ sư thầy Thích Thanh Toàn:

    Theo luật sư Hùng, nếu nhà sư không nộp vào ngân quỹ của chùa mà giữ làm quỹ riêng thì không có cách nào chứng minh được.

    Trường hợp các sư thầy mua bán, chuyển nhượng bất động sản là đất đai bằng tài sản riêng, đứng trên danh nghĩa cá nhân thì đó là tài sản riêng của họ, không chịu sự giám sát của Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

    Như luật sư Trần Đình Dũng (Đoàn Luật sư TP.HCM) đã phân tích, các cơ sở tôn giáo ở Việt Nam thuộc về một tổ chức tôn giáo, với nhà chùa là Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Do đó, chùa không thể tham gia giao dịch với tư cách một chủ thể độc lập như pháp nhân, nên tài sản sẽ do cá nhân trụ trì đứng tên.

    Điều này đưa đến bất cập là nguồn gốc tài sản không phải do cá nhân làm ra nhưng lại do cá nhân sở hữu.

    Trong trường hợp sư thầy mất mà không kịp để lại di chúc trả lại tài sản cho chùa thì theo Luật Dân sự về thừa kế, người ở cơ sở tôn giáo không được kế thừa mà con cái của nhà sư sẽ thừa hưởng tài sản đó. Hoặc trong trường hợp sư Toàn, khi ông hoàn tục thì tài sản đứng tên ông nên ông có quyền giao dịch, chuyển nhượng.

    Nguồn: Theo https://news.zing.vn/chuyen-gi-xay-ra-neu-su-toan-khong-tra-khoi-tai-san-300-ty-cho-chua-post999437.html

    Tôi có thắc mắc nguyên nhân gì pháp luật không công nhận chùa,..... làm cơ sở pháp nhân để giao dịch?

     
    2102 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn kyhuuphat123 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (10/10/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #530649   11/10/2019

    GHLAW
    GHLAW
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/11/2016
    Tổng số bài viết (351)
    Số điểm: 4787
    Cảm ơn: 425
    Được cảm ơn 214 lần


    Bạn có thể tham khảo quy định sau:

    Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016

    "Điều 30. Tư cách pháp nhân của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc

    1. Tổ chức tôn giáo là pháp nhân phi thương mại kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.

    2. Tổ chức tôn giáo đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 29 của Luật này cấp đăng ký pháp nhân phi thương mại cho tổ chức tôn giáo trực thuộc khi đáp ứng các điều kiện quy định tại các khoản 5 và 6 Điều 21 của Luật này.

    3. Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục cấp đăng ký pháp nhân đối với tổ chức tôn giáo trực thuộc."

    Ngoài ra, tại Điều 9 Nghị định 162/2017/NĐ-CP về hướng dẫn Luật tín ngưỡng, tôn giáo cũng có quy định vấn đề này.

     

     

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn GHLAW vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (11/10/2019) kyhuuphat123 (11/10/2019)
  • #559732   30/09/2020

    nghuynhminhkhoi
    nghuynhminhkhoi
    Top 200


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/06/2020
    Tổng số bài viết (388)
    Số điểm: 2231
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 22 lần


    Trước đây tại Diễn đàn Quốc hội, Đại biểu Quốc Hội Thượng tọa Thích Thanh Quyết cũng đã đề xuất việc cho phép chùa được tự chủ thu, chi từ nguồn tiền công đức của Phật tử xa gần. Tuy nhiên, theo quan điểm cá nhân của mình thì trên bình diện là pháp nhân phi thương mại mà cụ thể là cơ sở tôn giáo thì chùa không nên có tư cách pháp nhân để tham gia các giao dịch dân sự.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #567500   31/01/2021

    danluan123
    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1197)
    Số điểm: 8760
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 96 lần


    Theo quan điểm thì không có mà cũng không nên đưa tư cách pháp nhân vào đây. Tuy nhiên vẫn tồn tại mâu thuẫn. Cụ thể theo quy định của luật Tín ngưỡng, tôn giáo thì chùa chỉ là cơ sở tôn giáo (vì trong định nghĩa có liệt kê cả trụ sở của tổ chức tôn giáo) nên chùa không thể có tư cách chủ thể. Tuy nhiên theo quy định của luật đất đai, thì cơ sở tôn giáo, chùa lại được xem là người sử dụng đất, vậy là có tư cách pháp nhân. Vì vậy, hiện nay hai luật này đang có mâu thuẫn lẫn nhau.

     
    Báo quản trị |