Tài sản được phép giao dịch trong hợp đồng thế chấp

Chủ đề   RSS   
  • #217019 30/09/2012

    thanh08

    Sơ sinh


    Tham gia:10/10/2011
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 130
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Tài sản được phép giao dịch trong hợp đồng thế chấp

    cho em hoi la tai san duoc phep giao dịch được hiểu như thế nào trong hợp đồng thế chấp ạ

     
    13203 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #217035   30/09/2012

    garan
    garan
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:10/08/2011
    Tổng số bài viết (1472)
    Số điểm: 12551
    Cảm ơn: 682
    Được cảm ơn 859 lần


    Chào bạn!
    Trong trường hợp người vay tiền không có khả năng trả nợ thì người cho vay sẽ xử lý tài sản thế chấp của người đi vay.

    Tài sản thế chấp được phép giao dịch nếu người vay không trả được nợ gốc và lãi theo thỏa thuận đúng hẹn.

    thân ái!

     
    Báo quản trị |  
  • #217043   01/10/2012

    longquochan
    longquochan
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2012
    Tổng số bài viết (799)
    Số điểm: 7274
    Cảm ơn: 215
    Được cảm ơn 446 lần


    Chào bạn

    Bạn garan đã trả lời rõ cho bạn rồi nhưng mình cũng xin góp thêm chút ý kiến nữa là

    Tài sản mang đi thế chấp phải là tài sản không có tranh chấp như vậy mới bảo đảm việc thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của các bên,đặc biệt là bên thế chấp.

    Thân

    Tư vấn pháp luật miễn phí qua gmail: hoangtunglkd.neu@gmail.com.

    Hãy nhớ rằng những gì bạn biết chỉ là một hạt cát, còn những điều bạn chưa biết mới đúng là một đại dương.

    Không phải lúc nào bạn cố gắng cũng thành công,nhưng phải luôn cố gắng để không hối tiếc khi thất bại !!!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn longquochan vì bài viết hữu ích
    hoangtrunganh (01/10/2012)
  • #217079   01/10/2012

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Chào các bạn!

    Theo quy định tại khoản 1 Điều 342 BLDS thì thế chấp tài sản là việc bên thế chấp dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận thế chấp.

    Khoản 1, khoản 10 Điều 3, khoản 1 Điều 4 Nghị định số163/2006/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số11/2012/NĐ-CP) quy định:

    1. Bên bảo đảm là bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình, dùng quyền sử dụng đất của mình, dùng uy tín hoặc cam kết thực hiện công việc đối với bên nhận bảo đảm để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ dân sự của chính mình hoặc của người khác, bao gồm bên cầm cố, bên thế chấp, bên đặt cọc, bên ký cược, bên ký quỹ, bên bảo lãnh và tổ chức chính trị - xã hội tại cơ sở trong trường hợp tín chấp.

    10. Tài sản được phép giao dịch là tài sản không bị cấm giao dịch theo quy định của pháp luật tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm.

    1. Tài sản bảo đảm là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai mà pháp luật không cấm giao dịch.”

    Từ những quy định trên có thể kết luận tài sản được phép giao dịch trong hợp đồng thế chấp phải là tài sản (có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai) thuộc quyền sở hữu (hoặc quyền sử dụng đối với đất) của bên thế chấp và không bị pháp luật cấm giao dịch.

    Trân trọng!

     

     

     

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    hoangtrunganh (01/10/2012)
  • #217178   01/10/2012

    thanh08
    thanh08

    Sơ sinh


    Tham gia:10/10/2011
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 130
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    xin cám ơn các bạn. vậy cho mình hỏi thêm nhé.

    trong truong hợp "đã lỡ" dùng tài sản không được phép giao dịch. khi đến hạn thì tài sản có bị đem ra xử lý không ạ!!!

     

     
    Báo quản trị |  
  • #217204   01/10/2012

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Không được xử lý bạn à. Vì việc thế chấp tài sản trong các trường hợp "đã lỡ" như bạn nêu không phát sinh hiệu lực. Tùy vào từng trường hợp "đã lỡ" cụ thể mà tài sản bảo đảm được xử lý khác nhau. Ví dụ như tài sản không thuộc sở hữu của bên thế chấp thì được trả lại cho chủ sở hữu; hoặc tài sản thuộc sở hữu của mình nhưng bị cấm giao dịch thì trả lại cho bên thế chấp.

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #217213   01/10/2012

    longquochan
    longquochan
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2012
    Tổng số bài viết (799)
    Số điểm: 7274
    Cảm ơn: 215
    Được cảm ơn 446 lần


     Như lời anh BachThanhDC đã phân tích ở trên cho bạn, giao dịch dân sự  ''đã lỡ ''như bạn nói sẽ vô hiệu và để đảm bảo quyền lợi cho người(bên thứ 3) thì Luật dân sự cũng đã có quy định tại điều 138 BLDS quy định về bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu.Cụ thể như sau:

    Điều 138. Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu
    1. Trong trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản giao dịch là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu đã được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp quy định tại Điều 257 của Bộ luật này.
    2. Trong trường hợp tài sản giao dịch là bất động sản hoặc là động sản phải đăng ký quyền sở hữu đã được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị huỷ, sửa.

    Ngoài ra tại điều 137 BLDS có quy định về Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu

    Điều 137. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu
    1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.
    2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường

     

     

    Cập nhật bởi longquochan ngày 01/10/2012 04:50:55 CH Cập nhật bởi longquochan ngày 01/10/2012 04:50:10 CH

    Tư vấn pháp luật miễn phí qua gmail: hoangtunglkd.neu@gmail.com.

    Hãy nhớ rằng những gì bạn biết chỉ là một hạt cát, còn những điều bạn chưa biết mới đúng là một đại dương.

    Không phải lúc nào bạn cố gắng cũng thành công,nhưng phải luôn cố gắng để không hối tiếc khi thất bại !!!

     
    Báo quản trị |  
  • #223321   31/10/2012

    thanh08
    thanh08

    Sơ sinh


    Tham gia:10/10/2011
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 130
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    chao cac ban

    xin cho em vài ví dụ về tên doanh nghiệp đã vi phạm thuần phong mỹ tục, đạo đức, văn hóa cảu dân tộc.

    xin cám ơn

     

     
    Báo quản trị |  
  • #308563   08/02/2014

    ngoctrongdat
    ngoctrongdat

    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:09/04/2009
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Cảm ơn mọi người đã đề cập tới và trả lời về vấn đề này. Nhân đây, tôi cũng có một việc tương tự, xin được tư vấn, mong nhận được sự giúp đỡ.

    Xin cho hỏi:

    Vợ chồng tôi được bố mẹ đẻ đồng ý cho xây nhà trên mảnh đất mang tên chủ sở hữu là bố mẹ tôi vào năm 2006.

    Đến năm 2011, bố mẹ tôi có mang giấy chứng nhận quyền sử dụng mảnh đất đó thế chấp vào ngân hàng để cho một công ty (của Dì tôi) vay tiền tại ngân hàng bằng hợp đồng ủy quyền (trong hợp đồng ủy quyền ghi quyền sử dụng đất và tất cả tài sản trên đất) mà cả bố mẹ tôi và bên ngân hàng đều không thông báo đến vợ chồng tôi về điều này.

    Vậy:

    - Tài sản mà bố mẹ tôi mang thế chấp có thuộc loại được phép giao dịch hay không?

    - Hợp đồng ủy quyền mà bố mẹ tôi đã ký với ngân hàng có hiệu lực hay không?

    Trân trọng cảm ơn!

     
    Báo quản trị |  
  • #308587   08/02/2014

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chào bạn,

    Vấn đề là vợ chồng bạn có được cấp giấy chứng nhận sở hữu nhà ở trên mảnh đất đó không. Theo lời bạn kể thì mình nghĩ rằng không. Nên về lý thì hợp đồng thế chấp và ủy quyền của bố mẹ bạn với ngân hàng khó bị tuyên vô hiệu. 

    Tuy nhiên trong trường hợp có bằng chứng rõ ràng về việc bạn đã bỏ tiền ra xây dựng ngôi nhà trên mảnh đất đó, bạn có thể đề nghị tòa xét xử yêu cầu cha mẹ bạn hoàn trả lại chi phí mà bạn đã bỏ ra để xây ngôi nhà đó. Nhưng như thế thì có vẻ không phù hợp với đạo đức của người Việt lắm nhỉ.

    Thân.

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Unjustice vì bài viết hữu ích
    ngoctrongdat (10/02/2014)