Theo tôi, trong trường hợp trên, đó là tài sản riêng của mỗi người. Khoảng thời gian từ ngày
10/04/2004 - 24/03/2006 có thể được coi là
"điểm tạm dừng" của quan hệ hôn nhân giữa hai vợ chồng. Bởi theo quy định của pháp luật, nếu sau khi người chồng bị tuyên bố đã chết mà trở về thì có hai hướng giải quyết (
Điều 26, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000):
-
Thứ nhất, nếu người vợ chưa kết hôn với người khác thì quan hệ hôn nhân tự động được khôi phục (tức đã từng mất).
-
Thứ hai, nếu người vợ đã kết hôn với người khác thì quan hệ hôn nhân sau có hiệu lực từ thời điểm người vợ xác lập quan hệ hôn nhân mới. Quan hệ hôn nhân giữa người vợ và người chồng cũ bị hủy bỏ vĩnh viễn.
Từ hai cách giải quyết trên, chúng ta không thể khẳng định chắc chắn rằng
quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng chấm dứt mãi mãi (phương án thứ nhất bác bỏ nhận định này) hoặc
quan hệ hôn nhân vẫn tồn tại (phương án thứ hai bác bỏ nhận định này). Do đó, chúng ta chỉ có thể coi khoảng thời gian đó là điểm gián đoạn - quan hệ hôn nhân tạm thời không có hiệu lực.
*Note: Nếu ai tìm được văn bản điều chỉnh chi tiết vấn đề này thì chia sẻ mọi người cùng xem.
Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử
Dịch nghĩa:
Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.