tài sản cam kết góp vốn gia tăng giá trị, định giá lại tài sản?

Chủ đề   RSS   
  • #175740 02/04/2012

    Happydewcrop

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/02/2012
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    tài sản cam kết góp vốn gia tăng giá trị, định giá lại tài sản?

     



    Tháng 1/ 2007 A,B,C cùng góp vốn thành lập 1 cty TNHH, vốn điều lệ 5 tỷ. A góp 30%, B góp 1 dây chuyền máy móc trị giá 40%, C góp nhà xưởng sản xuất được định giá 1,5 tỷ vào, nhưng giấy tờ chưa hợp lệ và đang làm thủ tục góp vốn. Trong thời gian đó thì cty dùng tạm phân xưởng của C. Cả 3 nhất trí là tháng 3/2008 C phải hoàn tất thủ tục góp vốn.


    Tháng 1/2008, giá trị nhà xưởng tăng lên thành 3 tỷ, C không làm thủ tục nữa mà yêu cầu định giá lại tài sản vốn góp của C là 3 tỷ. A không đồng ý

    B cho rằng cty nên tăng vốn điều lệ thêm 1,5 tỷ và A, B sẽ góp thêm vốn theo tỷ lệ vốn đã góp, C không phải góp nữa. A không đồng ý.

    Đến tháng 3/ 2008, C vẫn chưa hoàn tất thủ tục góp vốn, A yêu cầu khai trừ C ra khỏi hội đồng thành viên.

    Lợi nhuận sau 1 năm hoạt động của cty là 400 triệu.

     xác định phần lợi nhuận của A,B,C

     Việc định giá tài sản của C khi công ty thành lập có thích hợp không ? C có được định giá lại tài sản? cần giải quyết vụ việc thế nào?
     
    4227 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #175766   02/04/2012

    garan
    garan
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:10/08/2011
    Tổng số bài viết (1472)
    Số điểm: 12551
    Cảm ơn: 682
    Được cảm ơn 859 lần


    Đây có vẻ chỉ là một tình huống trong luật thương mại việt nam 1.
    Mình xin tư vấn ngắn gọn cho bạn như sau:
    Về nguyên tắc số tiền tăng thêm của nhà xưởng do C góp vào công ty sẽ thuộc về công ty đó.
    Về việc khai trừ thành viên ra khỏi công ty thì phải tuân thủ theo đúng thủ tục được quy định trong luật doanh nghiệp, A chỉ có 30% vốn góp thì dù muốn mấy đi chăng nữa cũng không đủ tư cách để khai trừ C. 
    Việc định giá tài sản của C do A,B, C khi thành lập công ty thỏa thuận, nếu nó thấp hơn giá trị thực tế thì không sao, nhưng nếu nó cao hơn giá trị thực tế thì A,B,C phải liên đới chịu trách nhiệm trong khoản tiền chênh lệch đó. 
    về phân chia lợi nhận thì xác định theo nghị định 102. 
    A=30x400/100=120tr, B=40x400/100= 160tr,C=30x400/100=120tr. 
    Thân ái!
     
    Báo quản trị |