Chào các bạn.
Mấy hôm rồi tôi bận không vào đây.
Cũng đã 5 năm vừa rồi tôi không phụ trách việc này, những kinh nghiệm tôi nói trên là tôi đã làm một vụ như vậy từ năm 2010. Do đã lâu không phụ trách nên không biết ý kiến của bạn HaiVIB có chính xác hay không, bởi vì:
Điều 57 Luật an toàn vệ sinh lao động viết:
Điều 57. Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động
1. Sổ bảo hiểm xã hội.
2. Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị tai nạn lao động đối với trường hợp nội trú.
3. Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa.
4. Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động theo mẫu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Nội dung trên đây chỉ là quy định hồ sơ hưởng chế độ BHXH, chứ không phải là hồ sơ để đi giám định khả năng lao động. Vì vậy các bạn hãy xem lại các văn bản hướng dẫn (đang có hiệu lực) xem hồ sơ để giám định có cần không nhé.
Để bạn tham khảo thêm: Vụ việc năm 2010 tôi làm là NLĐ bị tai nạn giao thông. Lúc đầu tưởng thương tích không đủ 5% nên đơn vị tôi chỉ làm biên bản điều tra TNLĐ chứ không báo công an. Sau 2 tháng mới xác định được thương tích đủ 5%. Khi đó tôi mới bảo NLĐ viết đơn trình báo và gửi kèm theo biên bản điều tra của đơn vị cho công an phường, rồi được chuyển hồ sơ lên cấp thị xã để lập hồ sơ và tiến hành điều tra. Từ đó công an mới lập sơ đồ hiện trường cung cấp cho đơn vị để lập hồ sơ đi giám định.
Tuy nhiên tôi cũng nói thêm là trường hợp tôi làm do NLĐ đã đóng BHXH 25 năm nên mức trợ cấp một lần cũng kha khá, chứ nếu mới đóng BHXH ít năm thì chẳng bõ làm đâu. Còn trường hợp của bạn hãy xác định xem thương tật cao hay thấp? thời gian đóng BHXH nhiều ít? có thể được hưởng trợ cấp hàng tháng không? từ đó xác định nên làm hay không nên làm.
Tôi không tìm hiểu về Nghị định 39 mà bạn dẫn, Bạn hãy tìm hiểu thật kỹ và nắm chắc để có đủ chứng lý mà xử lý vụ này nhé.
Cập nhật bởi RIA1 ngày 04/04/2017 09:43:02 SA