Tai nạn giao thông liên hoàn, ai phải chịu trách nhiệm bồi thường?

Chủ đề   RSS   
  • #602046 24/04/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần


    Tai nạn giao thông liên hoàn, ai phải chịu trách nhiệm bồi thường?

    Thông thường khi xảy ra tai nạn giao thông việc xác định yếu tố lỗi để căn cứ bồi thường là một trong những yếu tố quan trọng. Khi đó người gây tai nạn phải thực hiện nghĩa vụ bồi hoàn cho bên tai nạn. Tuy nhiên, trong trường hợp xảy ra tai nạn giao thông liên hoàn thì trách nhiệm bồi thường sẽ thuộc về ai?
     
    tai-nan-giao-thong-lien-hoan-ai-phai-chiu-trach-nhiem-boi-thuong?
     
    1. Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi xảy ra tai nạn
     
    Theo Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 và Điều 2 Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP có nêu trong trường hợp xảy ra tai nạn mà có phát sinh thiệt hại thì các bên căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định sau:
     
    (1) Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự 2015, luật khác có liên quan quy định khác thì phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
     
    - Có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác;
     
    - Có thiệt hại xảy ra là thiệt hại về vật chất, thiệt hại về tinh thần;
     
    + Thiệt hại về vật chất là tổn thất vật chất thực tế xác định được của chủ thể bị xâm phạm, bao gồm tổn thất về tài sản mà không khắc phục được; chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại; thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút do tài sản, sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền và lợi ích hợp pháp khác bị xâm phạm.
     
    + Thiệt hại về tinh thần là tổn thất tinh thần do bị xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền và lợi ích nhân thân khác mà chủ thể bị xâm phạm hoặc người thân thích của họ phải chịu và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất đó.
     
    - Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi xâm phạm. Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi xâm phạm và ngược lại hành vi xâm phạm là nguyên nhân gây ra thiệt hại.
     
    (2) Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác thì phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
     
    - Chủ sở hữu tài sản phải bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra, trừ trường hợp người chiếm hữu tài sản đó phải chịu trách nhiệm bồi thường theo hướng dẫn tại điểm b khoản 2 Điều 2 Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP.
     
    - Chủ sở hữu tài sản được xác định tại thời điểm tài sản gây thiệt hại theo quy định của pháp luật. Trường hợp tài sản đang được giao dịch thì phải xác định thời điểm chuyển giao quyền sở hữu để xác định chủ sở hữu tài sản gây thiệt hại.
     
    (3) Người chiếm hữu mà không phải là chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại nếu đang nắm giữ, chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp tài sản như chủ thể có quyền đối với tài sản tại thời điểm gây thiệt hại.
     
    Người gây thiệt hại, chủ sở hữu tài sản, người chiếm hữu tài sản không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
     
    - Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
     
    - Lỗi hoàn toàn do người bị thiệt hại là toàn bộ thiệt hại xảy ra đều do lỗi của người bị thiệt hại, người gây thiệt hại không có lỗi.
     
    2. Xác định tốc độ và khoảng cách khi tham gia giao thông
     
    Khi tham gia giao thông đường bộ thì các phương tiện xe cơ giới phải chấp hành quy định về tốc độ và khoảng cách khi điều khiển phương tiện trên đường bộ được quy định tại Điều 4 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT bao gồm:
     
    Khi tham gia giao thông trên đường bộ, người điều khiển phương tiện phải nghiêm chỉnh chấp hành quy định về tốc độ, khoảng cách an toàn tối thiểu giữa hai xe được ghi trên biển báo hiệu đường bộ.
     
    Tại những đoạn đường không bố trí biển báo hạn chế tốc độ, không bố trí biển báo khoảng cách an toàn tối thiểu giữa hai xe, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông phải thực hiện theo các quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9 và Điều 11 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT.
     
    Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải điều khiển xe chạy với tốc độ phù hợp điều kiện của cầu, đường, mật độ giao thông, địa hình, thời tiết và các yếu tố ảnh hưởng khác để bảo đảm an toàn giao thông.
     
    Khi cơ quan điều tra có kết luận từ vi phạm quy định về giữ khoảng cách an toàn khi tham gia giao thông theo quy định pháp luật hiện hành thì những xe phía sau sẽ có lỗi, khi đó xe sau sẽ đền cho xe trước và cứ thế đến xe đầu tiên.
     
    Như vậy, trường hợp, có xe ở giữa dù đã đảm bảo quy định về khoảng cách, đã dừng ngay khi xe trước mình xảy ra sự cố nhưng bị xe phía sau đẩy về phía trước gây va chạm. Trường hợp này, xe giữa không có lỗi và việc xảy ra va chạm do tác động của xe phía sau, do đó, chủ xe giữa không phải bồi thường thiệt hại cho xe mình đâm vào và xe có lỗi sẽ phải bồi thường cho tất cả các xe phía trước.
     
    3328 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    danusa (13/05/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận