Tai nạn Giao Thông

Chủ đề   RSS   
  • #68275 13/11/2010

    patehu

    Sơ sinh

    Ninh Bình, Việt Nam
    Tham gia:13/11/2010
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tai nạn Giao Thông

    Xin chào Luật sư cùng ban tư vấn.

    Em tôi trên đường đón con nhỏ về nhà. Khi sang đường có xảy ra một vụ va chạm giao thông với một xe máy đi ngược chiều.
    Em tôi có lỗi là sang đường chưa đúng điểm, rất may là con nhỏ 3 tuổi và Em tôi chị bị xây sát nhẹ.

    Người điều khiển xe máy kia (không mang mũ bảo hiểm) bị ngã đập đầu xuống đường hiện vẫn đang trong tình trạng hôn mê.

    Hiện Gia đình tôi rất bối rối, Xin Luật sư và ban tư vấn giúp đỡ
    - Hình thức xử lý vụ tai nạn này sẽ như thế nào
    + Nếu người kia không may thiệt mạng, hoặc không tỉnh lại.
    + Người này có hai con nhỏ chưa tới tuổi thành niên.
    Xin cám ơn các bạn rất nhiều. Mong tin các bạn
     
    4355 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #68553   15/11/2010

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    chào anh tôi rất hiểu tâm trạng của anh lúc này tuy nhiên chr từng thông tin thôi thì cũng rất khó để chúng tôi có thể tư vấn cho anh một cách trọng vẹn đây là những điêug luật mà tôi nghĩ là có ích cho anh

    Điều 202.  Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ 

    1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ  sáu tháng đến năm năm.

     2. Phạm tội  thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

    a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;

    b) Trong khi say rượu hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác;

    c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; 

    d) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn  giao thông;

    đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

    4. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

    5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

    Điều 623. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

    1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.

    Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật.

    2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

    3. Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:

    a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;

    b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    4. Trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.

    Khi chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

    Điều 617. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại có lỗi

    Khi người bị thiệt hại cũng có lỗi trong việc gây thiệt hại thì người gây thiệt hại chỉ phải bồi thường phần thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình; nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại thì người gây thiệt hại không phải bồi thường.

    và một số điều luật khác anh có thể tham khảo thêm Bộ luật dân sự 2005

    ngoài ra thì cần phải chờ kết quả của cơ qua điều tra và tình hình sức khỏe của người đó điều tốt nhất bây giờ anh có thể làm là cố gắng lo chi phí để khắc phục thiệt hại cho người bị hại và 2 con nhỏ của anh ây

    Chúc anh may mắn

    Thân@

     
    Báo quản trị |