Tài liệu tham khảo về kế toán - kiểm toán

Chủ đề   RSS   
  • #240776 21/01/2013

    Xmen-8711
    Top 25
    Male
    Lớp 12

    An Ninh, Việt Nam
    Tham gia:24/01/2008
    Tổng số bài viết (2723)
    Số điểm: 19292
    Cảm ơn: 925
    Được cảm ơn 1055 lần


    Tài liệu tham khảo về kế toán - kiểm toán

    Tài liệu tham khảo về kế toán - kiểm toán

     
    15740 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #240775   21/01/2013

    newvision1
    newvision1

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/01/2013
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 50
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Chuyển đổi mã số thuế từ đơn vị trực thuộc sang đơn vị hoạt động độc lập

     

    Trường hợp chi nhánh (có mã số thuế 13 số) đang trực thuộc một doanh nghiệp chủ quản, nay hoạt động độc lập không trực thuộc bất kỳ một doanh nghiệp nào, thì cũng phải thực hiện thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế chi nhánh 13 số và thực hiện thủ tục đăng ký thuế đối với doanh nghiệp mới để được cấp mã số thuế mới (10 số)..

    CĂN CỨ PHÁP LUẬT:

    -          Luật thuế Giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008;

    -          Thông tư số129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế GTGT và hướng dẫn thi hành Nghị định số123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế GTGT;

    -          Nghị định số123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế GTGT;

    -          Thông tư số60/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn về Luật quản lý Thuế;

    -          Công văn số4518/TCT-CNTT ngày 04/11/2009 của Tổng Cục Thuế,

    LUẬT SƯ TƯ VẤN:

    Tại công văn số4518/TCT-CNTT ngày 04/11/2009 của Tổng cục thuế trả lời công văn số 6251/SKHĐT- ĐKKD ngày 09/10/2009 của Sở kế hoạch và Đầu tư TP Hồ Chí Minh hỏi về việc chuyển đổi mã số thuế cho đơn vị phụ thuộc như sau:

    Mã 13 chữ số thuế chính thức được cấp cho các đơn vị trực thuộc, chi nhánh của doanh nghiệp. Có một số trường hợp doanh nghiệp chủ khoản không kê khai các đơn vị trực thuộc vào “ Bản kê các đơn vị trực thuộc”, nhưng thực tế các đơn vị trực thuộc này vẫn tồn tại hoạt động và có phát sinh nghĩa vụ phải kê khai, nộp thuế. Để đáp ứng công tác quản lý thuế, tại điểm 3.3 mục II phần I  Thông tư số85/2007/TT-BTC ngày 18/07/2007 của Bộ Tài chính quy định, các đơn vị trực thuộc đó tự đi kê khai đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế để được cấp một mã số thuế (10 số). Đơn vị sử dụng mã số thuế này trong việc kê khai nộp thuế. Tuy nhiên mã 10 số cấp cho đơn vị trực thuộc trong trường hợp này là mã số tạm (chỉ cấp thông báo mã số thuế chứ không cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế).

     Sau quá trình hoạt động, doanh nghiệp chủ khoản thống nhất kê khai đăng ký thuế cho đơn vị trực thuộc như một chi nhánh của doanh nghiệp và có nhu cầu được cấp mã số thuế chính thức cho chi nhánh (mã 13 số) thì cần phải thực hiện các thủ tục sau:

    - Đơn vị trực thuộc làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế 10 chữ số đối với cơ quan quản lý thuế trực tiếp.

    - Doanh nghiệp chủ quản kê khai bổ xung thông tin đơn vị trực thuộc vào “Bản kê các đơn vị trực thuộc” để được Cục Thuế quản lý trực tiếp doanh nghiệp cấp mã 13 số cho đơn vị trực thuộc.

    - Đơn vị trực thuộc kê khai đăng ký thuế với cơ quan Thuế trực tiếp quản lý đơn vị trực thuộc theo mã số 13 số.

    Hồ sơ thực iện các thủ tục trên theo quy định tại phần II Thông tư số85/2007/TT-BTC.

    Trường hợp chi nhánh (có mã số thuế 13 số) đang trực thuộc một doanh nghiệp chủ quản, nay hoạt động độc lập không trực thuộc bất kỳ một doanh nghiệp nào, thì cũng phải thực hiện thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế chi nhánh 13 số và thực hiện thủ tục đăng ký thuế đối với doanh nghiệp mới để được cấp mã số thuế mới (10 số) theo quy định trong Thông tư85/2007/TT-BTC. Như vậy, trong nghiệp vụ đăng ký thuế không có khái niệm “chuyển đổi mã số thuế 13 số sang mã số thuế 10 số và ngược lại”.

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #240772   21/01/2013

    newvision1
    newvision1

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/01/2013
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 50
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Chứng từ điện tử

     

    Chứng từ điện tử được coi là chứng từ kế toán khi có các nội dung quy định tại Điều 17 của Luật này và được thể hiện dưới dạng dữ liệu điện tử, được mã hóa ..........

    Theo quy định tại điều 18 Luật kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17/6/2003 của Quốc Hội khóa 18 thì chứng từ điện tử được quy định như sau:

    1. Chứng từ điện tử được coi là chứng từ kế toán khi có các nội dung quy định tại Điều 17 của Luật này và được thể hiện dưới dạng dữ liệu điện tử, được mã hóa mà không bị thay đổi trong quá trình truyền qua mạng máy tính hoặc trên vật mang tin như băng từ, đĩa từ, các loại thẻ thanh toán.

    2. Chính phủ quy định chi tiết về chứng từ điện tử.

    Liên Hệ với chúng tôi

    Mọi vướng mắc cho từng trường hợp cụ thể về thuế Việt Nam bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ liên lạc ghi trên website này. Chúng tôi luôn sẵn lòng giúp đỡ và đưa ra những ý kiến tư vấn tốt nhất.

    Chúc bạn thành công!

     
    Báo quản trị |  
  • #240770   21/01/2013

    newvision1
    newvision1

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/01/2013
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 50
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Chứng chỉ hành nghề kế toán

     

    Công dân Việt Nam được cấp chứng chỉ hành nghề kế toán phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây: Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật; không thuộc đối tượng...

     

     

     

    Theo quy định tại điều 57 Luật kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17/6/2003 của Quốc Hội khóa 11 thì chứng chỉ hành nghề kế toán được quy định như sau:

     

    1. Công dân Việt Nam được cấp chứng chỉ hành nghề kế toán phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:

     

    a. Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật; không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 51 của Luật này;

     

    b. Có chuyên môn, nghiệp vụ về tài chính, kế toán từ trình độ đại học trở lên và thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán từ năm năm trở lên;

    c. Đạt kỳ thi tuyển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức.

    2. Người nước ngoài được cấp chứng chỉ hành nghề kế toán phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:

    a. Được phép cư trú tại Việt Nam;

    b. Có chứng chỉ chuyên gia kế toán hoặc chứng chỉ kế toán do tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế về kế toán cấp được Bộ Tài chính Việt Nam thừa nhận;

    c. Đạt kỳ thi sát hạch về pháp luật kinh tế, tài chính, kế toán Việt Nam do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức.

    3. Bộ Tài chính quy định chương trình bồi dưỡng, hội đồng thi tuyển, thủ tục, thẩm quyền cấp và thu hồi chứng chỉ hành nghề kế toán theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

    Liên Hệ với chúng tôi

    Mọi vướng mắc cho từng trường hợp cụ thể về thuế Việt Nam bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ liên lạc ghi trên website này. Chúng tôi luôn sẵn lòng giúp đỡ và đưa ra những ý kiến tư vấn tốt nhất.

     
    Báo quản trị |  
  • #240769   21/01/2013

    newvision1
    newvision1

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/01/2013
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 50
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Chữ viết và chữ số sử dụng trong kế toán

     

    Chữ viết sử dụng trong kế toán là tiếng Việt. Trường hợp phải sử dụng tiếng nước ngoài trên chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính ở Việt Nam thì phải sử dụng đồng thời tiếng Việt và tiếng nước ngoài.....

    Theo quy định tại điều 12 Luật kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17/6/2003 của Quốc Hội khóa 11 thì chữ viết và chữ số sử dụng trong kế toán được quy định như sau:

    1. Chữ viết sử dụng trong kế toán là tiếng Việt. Trường hợp phải sử dụng tiếng nước ngoài trên chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính ở Việt Nam thì phải sử dụng đồng thời tiếng Việt và tiếng nước ngoài.

    2. Chữ số sử dụng trong kế toán là chữ số ả-Rập: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9; sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ phải đặt dấu chấm (.); khi còn ghi chữ số sau chữ số hàng đơn vị phải đặt dấu phẩy (,) sau chữ số hàng đơn vị.

    Liên Hệ với chúng tôi

    Mọi vướng mắc cho từng trường hợp cụ thể về thuế Việt Nam bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ liên lạc ghi trên website này. Chúng tôi luôn sẵn lòng giúp đỡ và đưa ra những ý kiến tư vấn tốt nhất.

    Chúc bạn thành công!

     
    Báo quản trị |  
  • #240768   21/01/2013

    newvision1
    newvision1

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/01/2013
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 50
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Căn cứ và cách xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp

     

    Theo quy định tại điều 6 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03 tháng 06 năm 2008 của Quốc Hội khóa 12 thì căn cứ tính thuế là thu nhập tính thuế và thuế suất. Thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định như sau:

    Theo quy định tại điều 6 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03 tháng 06 năm 2008 của Quốc Hội khóa 12  thì căn cứ tính thuế là thu nhập tính thuế và thuế suất.

    Theo quy định tại điều 7 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03 tháng 06 năm 2008 của Quốc Hội khóa 12  thì  thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định như sau:

    1. Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước.

    2. Thu nhập chịu thuế bằng doanh thu trừ các khoản chi được trừ của hoạt động sản xuất, kinh doanh cộng thu nhập khác, kể cả thu nhập nhận được ở ngoài Việt Nam.

    3. Thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản phải xác định riêng để kê khai nộp thuế.

     
    Báo quản trị |  
  • #240767   21/01/2013

    newvision1
    newvision1

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/01/2013
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 50
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Các trường hợp giảm thuế khác

    Được giảm thuế khi doanh nghiệp sản xuất, xây dựng, vận tải sử dụng nhiều lao động nữ được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp bằng số chi thêm cho lao động nữ. Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động là người dân tộc thiểu số được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp bằng số chi thêm cho lao động là người dân tộc thiểu số .

    Theo quy định tại điều 15 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03 tháng 06 năm 2008 của Quốc Hội khóa 12 thì các trường hợp giảm thuế khác được quy định như sau:

    1. Doanh nghiệp sản xuất, xây dựng, vận tải sử dụng nhiều lao động nữ được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp bằng số chi thêm cho lao động nữ.

    2. Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động là người dân tộc thiểu số được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp bằng số chi thêm cho lao động là người dân tộc thiểu số

     

     
    Báo quản trị |  
  • #240765   21/01/2013

    newvision1
    newvision1

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/01/2013
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 50
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Các khoản đầu tư nâng cấp, sửa chữa tài sản cố định được phản ánh như thế nào?

     

    Các chi phí doanh nghiệp chi ra để đầu tư nâng cấp tài sản cố định được phản ánh tăng nguyên giá của TSCĐ đó, không được hạch toán các chi phí này vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ........

    Các khoản đầu tư nâng cấp, sửa chữa tài sản cố định được phản ánh như sau:

    1. Các chi phí doanh nghiệp chi ra để đầu tư nâng cấp tài sản cố định được phản ánh tăng nguyên giá của TSCĐ đó, không được hạch toán các chi phí này vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.

    2. Các chi phí sửa chữa tài sản cố định không được tính tăng nguyên giá TSCĐ mà được hạch toán trực tiếp hoặc phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong kỳ, nhưng tối đa không quá 3 năm.

    Đối với những tài sản cố định mà việc sửa chữa có tính chu kỳ thì doanh nghiệp được trích trước chi phí sửa chữa theo dự toán vào chi phí hàng năm. Nếu số thực chi sửa chữa tài sản cố định lớn hơn số trích theo dự toán thì doanh nghiệp được tính thêm vào chi phí hợp lý số chênh lệch này. Nếu số thực chi sửa chữa tài sản cố định nhỏ hơn số đã trích thì phần chênh lệch được hạch toán giảm chi phí kinh doanh trong kỳ.

    3. Các chi phí liên quan đến TSCĐ vô hình phát sinh sau ghi nhận ban đầu được đánh giá một cách chắc chắn, làm tăng lợi ích kinh tế của TSCĐ vô hình so với mức hoạt động ban đầu, thì được phản ánh tăng nguyên giá TSCĐ. Các chi phí khác liên quan đến TSCĐ vô hình phát sinh sau ghi nhận ban đầu được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh.

     
    Báo quản trị |  
  • #240766   21/01/2013

    newvision1
    newvision1

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/01/2013
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 50
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Các trường hợp cấp lại giấy chứng nhận đăng ký thuế

    Cấp lại cho trường hợp mất Giấy chứng nhận đăng ký thuế: Khi mất giấy chứng nhận đăng ký thuế, người nộp thuế phải kê khai với cơ quan thuế trực tiếp quản lý để được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký thuế. Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký thuế...

     

     

     

    CĂN CỨ PHÁP LUẬT:

     

    -    Luật quản lý thuế số 78/2006/QH 11 ngày 29 tháng 11 năm 2006;

     

    -    Thông tư số84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế;

     

    -    Thông tư số60/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn về Luật quản lý Thuế;

     

    LUẬT SƯ TƯ VẤN:

     

    Việc cấp lại giấy chứng nhận đăng ký thuế và Thẻ mã số thế cá nhân trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của người nộp thuế.

     

    Cơ quan thuế cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký thuế và Thẻ mã số thuế cá nhân trong các trường hợp cụ thể sau:

     

    a) Cấp lại cho trường hợp mất Giấy chứng nhận đăng ký thuế: Khi mất giấy chứng nhận đăng ký thuế, người nộp thuế phải kê khai với cơ quan thuế trực tiếp quản lý để được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký thuế. Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký thuế gồm:

     

    - Văn bản đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đăng ký thuế trong đó nêu rõ tên, địa chỉ, mã số thuế, nguyên nhân mất, nơi mất, đề nghị cấp lại và cam đoan chịu trách nhiệm về việc khai báo và sử dụng mã số thuế.

     

    - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư, Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động (bản sao có chứng thực).

     

    b) Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký thuế trong trường hợp chỉ tiêu trên Giấy chứng nhận đăng ký thuế thay đổi: Khi có các nội dung ghi trên các chỉ tiêu trên Giấy chứng nhận đăng ký thuế thay đổi như đổi tên doanh nghiệp, thay đổi trụ sở đến địa bàn quận, huyện khác hoặc tỉnh, thành phố khác ….. người nộp thuế phải thực hiện các thủ tục cấp lại. Hồ sơ bao gồm:

     

    - Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký thuế;

     

    - Văn bản điều chỉnh chỉ tiêu thay đổi;

     

    - Văn bản đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đăng ký thuế;

     

    - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư, Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động (bản sao có chứng thực);

     

    c) Cấp lại cho trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký thuế bị rách, nát: Trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký thuế bị rách, nát, hỏng, người nộp thuế làm thủ tục để được cơ quan thuế cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký thuế. Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký thuế bao gồm:

     

    - Văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký thuế;

     

    - Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký thuế bị rách, nát.

     

    d) Cấp lại Thẻ mã số thuế cá nhân: Cá nhân bị mất Thẻ mã số thuế cá nhân hoặc bị rách, nát, hỏng, làm đơn đề nghị cơ quan Thuế cấp lại Thẻ mã số thuế cá nhân. Trong đơn phải ghi rõ: Mã số thuế, họ tên, số chứng minh thư nhân dân hoặc số hộ chiếu (nếu là người nước ngoài), nơi đăng ký cấp thẻ trước đó. Trường hợp đổi thẻ phải nộp lại thẻ cũ cho cơ quan thuế.

     

    Liên Hệ với chúng tôi

     

    Mọi vướng mắc cho từng trường hợp cụ thể về thuế tại Việt Nam, bạn hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ liên lạc ghi trên website này. Chúng tôi luôn sẵn lòng giúp đỡ và đưa ra những ý kiến tư vấn tốt nhất.

     

    Chúc bạn thành công!

     
    Báo quản trị |  
  • #240762   21/01/2013

    newvision1
    newvision1

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/01/2013
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 50
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Tài liệu kế toán phải được đơn vị kế toán bảo quản đầy đủ, an toàn trong quá trình sử dụng và lưu trữ.....

     

    Theo quy định tại điều 40 Luật kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17/6/2003 của Quốc Hội khóa 11 thì bảo quản, lưu giữ tài liệu kế toán được quy định như sau:

     

    1. Tài liệu kế toán phải được đơn vị kế toán bảo quản đầy đủ, an toàn trong quá trình sử dụng và lưu trữ.

     

    2. Tài liệu kế toán lưu trữ phải là bản chính. Trường hợp tài liệu kế toán bị tạm giữ, bị tịch thu thì phải có biên bản kèm theo bản sao chụp có xác nhận; nếu bị mất hoặc bị huỷ hoại thì phải có biên bản kèm theo bản sao chụp hoặc xác nhận.

     

    3. Tài liệu kế toán phải đưa vào lưu trữ trong thời hạn mười hai tháng, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm hoặc kết thúc công việc kế toán.

     

    4. Người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán chịu trách nhiệm tổ chức bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán.

     

    5. Tài liệu kế toán phải được lưu trữ theo thời hạn sau đây:

     

    a. Tối thiểu năm năm đối với tài liệu kế toán dùng cho quản lý, điều hành của đơn vị kế toán, gồm cả chứng từ kế toán không sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính;

     

    b. Tối thiểu mười năm đối với chứng từ kế toán sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính, sổ kế toán và báo cáo tài chính năm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

     

    c. Lưu trữ vĩnh viễn đối với tài liệu kế toán có tính sử liệu, có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, an ninh, quốc phòng.

     

    6. Chính phủ quy định cụ thể từng loại tài liệu kế toán phải lưu trữ, thời hạn lưu trữ, thời điểm tính thời hạn lưu trữ quy định tại khoản 5 Điều này, nơi lưu trữ và thủ tục tiêu huỷ tài liệu kế toán lưu trữ.

     

    Liên Hệ với chúng tôi

     

    Mọi vướng mắc cho từng trường hợp cụ thể về thuế Việt Nam bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ liên lạc ghi trên website này. Chúng tôi luôn sẵn lòng giúp đỡ và đưa ra những ý kiến tư vấn tốt nhất.

    Cập nhật bởi newvision1 ngày 21/01/2013 01:57:57 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn newvision1 vì bài viết hữu ích
    chungnguyenvan (14/05/2013)
  • #240763   21/01/2013

    newvision1
    newvision1

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/01/2013
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 50
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế doanh nghiệp

     

    Theo quy định tại điều 9 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03 tháng 06 năm 2008 của Quốc Hội khóa 12 thì Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế được quy định như sau...........

     

     

     

    Theo quy định tại điều 9 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03 tháng 06 năm 2008 của Quốc Hội khóa 12  thì  Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế được quy định như sau:

     

    1. Trừ các khoản chi quy định tại khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

     

    a)      Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;

     

             b)      Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.

     

       2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:

     

             a)      Khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, trừ phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường;

     

              b)      Khoản tiền phạt do vi phạm hành chính;

     

              c)      Khoản chi được bù đắp bằng nguồn kinh phí khác;

     

              d)      Phần chi phí quản lý kinh doanh do doanh nghiệp nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú tại Việt Nam vượt mức tính theo phương pháp phân bổ do pháp luật Việt Nam quy định;

     

    e)      đ) Phần chi vượt mức theo quy định của pháp luật về trích lập dự phòng;

     

    f)        Phần chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa vượt định mức tiêu hao do doanh nghiệp xây dựng, thông báo cho cơ quan thuế và giá thực tế xuất kho;

     

    g)      Phần chi trả lãi tiền vay vốn sản xuất, kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay;

     

    h)      Trích khấu hao tài sản cố định không đúng quy định của pháp luật;

     

    i)        Khoản trích trước vào chi phí không đúng quy định của pháp luật;

     

    j)         Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân; thù lao trả cho sáng lập viên doanh nghiệp không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh; tiền lương, tiền công, các khoản hạch toán khác để trả cho người lao động nhưng thực tế không chi trả hoặc không có hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật;

     

    k)      Chi trả lãi tiền vay vốn tương ứng với phần vốn điều lệ còn thiếu;

     

    l)         Thuế giá trị gia tăng đầu vào đã được khấu trừ, thuế giá trị gia tăng nộp theo phương pháp khấu trừ, thuế thu nhập doanh nghiệp;

     

    m)     Phần chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới; chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị; chi hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí, chiết khấu thanh toán; chi báo biếu, báo tặng của cơ quan báo chí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh vượt quá 10% tổng số chi được trừ; đối với doanh nghiệp thành lập mới là phần chi vượt quá 15% trong ba năm đầu, kể từ khi được thành lập. Tổng số chi được trừ không bao gồm các khoản chi quy định tại điểm này; đối với hoạt động thương mại, tổng số chi được trừ không bao gồm giá mua của hàng hoá bán ra;

     

    n)       Khoản tài trợ, trừ khoản tài trợ cho giáo dục, y tế, khắc phục hậu quả thiên tai và làm nhà tình nghĩa cho người nghèo theo quy định của pháp luật.

     

    3. Khoản chi bằng ngoại tệ được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh chi phí bằng ngoại tệ.

    Cập nhật bởi newvision1 ngày 21/01/2013 02:00:51 CH
     
    Báo quản trị |