Chào các bạn, môn Luật sở hữu trí tuệ là một trong những môn phải nói là khá quan trọng, không chỉ quan trọng ở trường học mà nó sẽ là quan trọng khi Việt Nam mình tham gia các Hiệp định Thương mại Quốc tế khác…
Do vậy, để phục vụ tốt cho môn này, mình sẽ cung cấp cho các bạn một số tài liệu liên quan đến môn Luật sở hữu trí tuệ:
A. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT LIÊN QUAN CÒN HIỆU LỰC ÁP DỤNG
1. Luật Sở hữu trí tuệ 2005
2. Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009
3. Nghị định 100/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan
4. Nghị định 85/2011/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 100/2006/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan
5 Nghị định 105/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ
6. Nghị định 119/2010/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 105/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ
7. Thông tư 15/2012/TT-BVHTTDL hướng dẫn hoạt động giám định quyền tác giả, quyền liên quan
8. Thông tư 04/2016/TT-BVHTTDL sửa đổi Thông tư 15/2012/TT-BVHTTDL; 07/2012/TT-BVHTTDL; 88/2008/TT-BVHTTDL và 05/2013/TT-BVHTTDL
9. Nghị định 103/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp
10. Nghị định 122/2010/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung Nghị định 103/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp
11. Thông tư 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn thi hành Nghị định 103/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp
12. Thông tư 13/2010/TT-BKHCN sửa đổi quy định của Thông tư 17/2009/TT-BKHCN và 01/2007/TT-BKHCN
13. Thông tư 18/2011/TT-BKHCN sửa đổi Thông tư 01/2007/TT-BKHCN, được sửa đổi theo Thông tư 13/2010/TT-BKHCN và Thông tư 01/2008/TT-BKHCN, được sửa đổi theo Thông tư 04/2009/TT-BKHCN
14. Thông tư 05/2013/TT-BKHCN sửa đổi Thông tư 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn Nghị định 103/2006/NĐ-CP về Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp được sửa đổi theo Thông tư 13/2010/TT-BKHCN và 18/2011/TT-BKHCN
15. Thông báo 1637/TB-SHTT thống nhất cách hiểu và áp dụng quy định về đại diện và ủy quyền
16. Thông báo 5773/TB-SHTT năm 2013 áp dụng quy định pháp luật về quốc tịch, địa chỉ và đại diện của cá nhân trong thủ tục đăng ký sở hữu công nghiệp
17. Nghị định 88/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ và Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi về quyền đối với giống cây trồng
18. Nghị định 98/2011/NĐ-CP sửa đổi Nghị định về nông nghiệp
19. Thông tư 16/2013/TT-BNNPTNT hướng dẫn về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng
20. Nghị định 99/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp
21. Thông tư 11/2015/TT-BKHCN hướng dẫn Nghị định 99/2013/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp
22. Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan
23. Thông tư liên tịch 05/2016/TTLT-BKHCN-BKHĐT hướng dẫn xử lý đối với trường hợp tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
24. Thông tư liên tịch 14/2016/TTLT-BTTTT-BKHCN hướng dẫn trình tự, thủ tục thay đổi, thu hồi tên miền vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ
B. CÁC HIỆP ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
1. Hiệp định TRIPS về các khía cạnh liên quan tới thương mại của Quyền sở hữu trí tuệ
2. Nghị định thư sửa đổi Hiệp định TRIPS
Nội dung chính:
Nghị định thư sửa đổi Hiệp định TRIPS bổ sung Điều 31bis vào sau Điều 31 của Hiệp định TRIPS và bổ sung một Phụ lục vào sau Điều 73 của Hiệp định TRIPS nhằm chính thức hóa Cơ chế được thiết lập theo Quyết định 2003. Mục đích chính của Nghị định thư là tạo điều kiện để người nghèo trên thế giới có thể tiếp cận với thuốc; tạo cơ chế cho những nước không đủ năng lực sản xuất thuốc để đáp ứng nhu cầu trong nước và những nước có đủ năng lực sản xuất thuốc để xuất khẩu kết nối được với nhau.
Điều 31bis Nghị định thư sửa đổi Hiệp định TRIPS cho phép các nước Thành viên ra quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với một sáng chế dược phẩm mà không cần tuân thủ quy định của Điều 31(f) Hiệp định TRIPS. Điều này có nghĩa là việc cung cấp dược phẩm sản xuất theo quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đó không chỉ giới hạn ở thị trường nội địa của Thành viên đó mà còn cho phép xuất khẩu các loại thuốc generic.
Để tạo thuận lợi cho việc áp dụng quy định của Điều 31bis, Phụ lục của Hiệp định TRIPS giải thích những thuật ngữ chính (dược phẩm, Thành viên nhập khẩu đủ tư cách, Thành viên xuất khẩu) cũng như quy định các thủ tục cần thiết để áp dụng Điều 31bis trên thực tế; các điều kiện để ra quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng, nghĩa vụ của Thành viên nhập/xuất khẩu…Theo đó, bất kỳ Thành viên nào, dù là nước phát triển, đang phát triển hay chậm phát triển, đều có thể trở thành nước nhập khẩu đủ tư cách nếu gửi thông báo về ý định sử dụng Cơ chế với tư cách là nước nhập khẩu cho Hội đồng TRIPS. Các thành viên nhập khẩu có thể sử dụng cơ chế toàn bộ hay một cách hạn chế theo nghĩa có thể sử dụng cho mọi tình huống y tế hoặc chỉ sử dụng cho một hay một số tình huống nhất định.
Nghị định thư đưa ra các Cơ chế mà Thành viên WTO phải tuân thủ nếu Thành viên đó là một nước Thành viên nhập khẩu đủ tư cách, hoặc một thành viên xuất khẩu theo hệ thống mới được thành lập theo Điều 31bis và Phụ lục của Hiệp định TRIPS.
Một Thành viên nhập khẩu đủ tư cách là bất kỳ Thành viên chậm phát triển nào hoặc bất kỳ thành viên nào khác có Tuyên bố gửi Hội đồng TRIPS về ý định sử dụng hệ thống nêu trên như một thành viên nhập khẩu. Theo đoạn 2(a) của Phụ lục Hiệp định TRIPS, một Thành viên nhập khẩu đủ tư cách phải thông báo cho Hội đồng TRIPS:
- Tên gọi và số lượng dược phẩm cần thiết sẽ nhập khẩu;
- Khẳng định việc không đủ hoặc không có năng lực sản xuất sản phẩm liên quan, trừ trường hợp Thành viên đó là nước chậm phát triển;
- Khẳng định rằng nếu dược phẩm được bảo hộ sáng chế trên lãnh thổ Thành viên đó thì Thành viên đó đã hoặc sẽ ra quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng theo quy định của Điều 31 và 31bis của Hiệp định TRIPS và Phụ lục kèm theo.
Thành viên xuất khẩu là Thành viên sử dụng hệ thống này để sản xuất dược phẩm theo quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng để xuất khẩu sang Thành viên nhập khẩu đủ tư cách. Theo đoạn 2(b) Phụ lục Hiệp định TRIPS, các Thành viên xuất khẩu ra quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng theo hệ thống này phải tuân thủ các điều kiện sau:
- Chỉ sản xuất số lượng cần thiết đáp ứng nhu cầu của (các) Thành viên nhập khẩu đủ tư cách, và toàn bộ sản phẩm này phải được xuất khẩu đến (các) Thành viên nhập khẩu đủ tư cách đã gửi thông báo nhu cầu tới Hội đồng TRIPS;
- Sản phẩm được sản xuất theo chuyển giao quyền sử dụng phải được ghi chú rõ ràng là được sản xuất theo hệ thống thông qua việc dán nhãn mác hoặc đánh dấu cụ thể;
- Trước khi vận chuyển, bên nhận chuyển giao quyền sử dụng phải thông báo trên trang web thông tin chi tiết liên quan đến số lượng cung cấp cho mỗi địa điểm và các dấu hiệu phân biệt các sản phẩm đó; và
- Thành viên xuất khẩu sẽ thông báo cho Hội đồng TRIPS về việc chuyển giao quyền sử dụng với các thông tin chi tiết như tên người nhận chuyển giao quyền sử dụng, số lượng sản phẩm, thời hạn chuyển giao quyền sử dụng, v.v...
Bên cạnh đó, đoạn 4 Phụ lục Hiệp định TRIPS quy định tất cả Thành viên Nghị định thư phải bảo đảm có những công cụ pháp lý hữu hiệu nhằm ngăn chặn việc nhập khẩu và bán trong lãnh thổ của mình các sản phẩm được sản xuất theo hệ thống và chuyển vào thị trường của mình theo cách thức không phù hợp với quy định của hệ thống.
Toàn văn Nghị định thư sửa đổi Hiệp định TRIPS, bạn vui lòng tải về tại file đính kèm.
3. Hiệp ước quyền tác giả WIPO (WCT) năm 1996