Các thành viên dân luật bạn nghĩ sao về câu nhận định của chủ tọa phiên tòa khi tuyên án “Nhận định bị cáo không còn khả năng cải tạo được và cần cách ly vĩnh viễn đối tượng này ra khỏi đời sống xã hội nhằm duy trì, bảo vệ trật tự xã hội được ổn định và tốt đẹp. Hội đồng xét xử đã quyết định tuyên phạt mức án cao nhất đối với bị cáo”
Trước khi bàn luận mình xin nêu ra một vài “chiến sĩ” tiêu biểu với danh “không thể cải tạo được nữa”
1. Nguyễn Đức Nghĩa _Giết người yêu cũ rồi chặt đầu, cắt tay, ném xác phi tang
2. Lê Văn Luyện_Thảm sát giết chết cả vợ chồng chủ tiệm vàng cùng con 18 tháng tuổi. Con gái lớn của họ 8 tuổi bị chém đứt tay.
3. Nguyễn Hữu Chính_ Đã dùng móc treo quần áo đánh nạn nhân liên tiếp, sau đó dùng dao đâm chém và dùng ghế gỗ đánh đến khi nạn nhân gục xuống.
4. Tẩn Láo Lở _Giết 4 người dìm xác phi tang chị Tẩn Tà Mẩy cùng con gái lớn 2 tuổi, con gái nhỏ mới 20 ngày tuổi và cháu gái 6 tuổi bị sát hại. Các nạn nhân bị kẻ thủ ác dìm và bỏ xác dưới ao, suối.
5. Nguyễn Hải Dương_ Đ1âm vào cổ, giật tay để đứt cổ, nhằm không để cho các nạn nhân có một cơ hội sống sót. Cùng đồng bọn tước đoạt mạng sống của 6 người, chiếm đoạt hơn 49 triệu đồng.
Mình muốn kể một câu chuyện mà mình đọc được:
22-7-2014 Nguyễn Đức Nghĩa bị Hội đồng thi hành án tử hình TP Hà Nội thi hành bản án tử hình. Những thủ tục cần thiết đối với bị án tử hình được thực hiện đúng theo quy định. Suốt quá trình ấy, Nguyễn Đức Nghĩa nói chuyện với mọi người xung quanh khá to, thậm chí có lúc còn… khẽ cười. “Sát thủ mặt lạnh” không sợ chết? Không hoàn toàn vậy! Anh ta ý thức được điều phải đến, nhưng vẫn không tránh được sự sợ hãi. Khi tiến hành kiểm tra các chỉ số sức khỏe của Nghĩa trước khi đưa vào phòng tiêm, màn hình monitor thể hiện mạch của anh ta vọt lên hơn 100 lần/ phút.
Có lẽ, một trong những nhân tố tác động đến sự thay đổi suy nghĩ của “sát thủ”, là bố của anh ta. Người bố tội nghiệp, bất hạnh ấy khi biết tâm lý “xin chết” của đứa con trai, đã viết bức thư gửi Nghĩa, như một lời sám hối cho kẻ đã gây ra tội ác khó dung. Thư có đoạn: “Nghĩa con! Nếu cuộc sống của con phải khép lại thì bố mẹ và người thân sẽ tha thứ cho con. Mong con thực sự sám hối. Bố mong con phạm tội đến đâu thì nhận đến đó và nhận đúng theo động cơ và kết quả hành động của mình. Nếu phải chết cũng phải chết một cách minh bạch. Bố vẫn muốn nhắc lại mong con thực sự thành tâm sám hối”. Bố Nghĩa mất vì tai nạn giao thông, gần nửa năm sau ngày đứa con trai gây án. Mẹ Nguyễn Đức Nghĩa rời Hải Phòng đi sống cùng con gái, một năm vài ba lần về nhà để thắp hương tổ tiên và thăm người thân. Ngôi nhà “sát thủ” từng sống gần như bỏ hoang, lạnh lẽo và im lìm. Ngày 23-7-2014, khi thân nhân Nguyễn Đức Nghĩa đến làm thủ tục nhận xác đứa con trai, hầu như không một tiếng khóc…Một câu chuyện buồn! Điều mình muốn nói là liệu có thực sự đây là hành vi không thể cải tạo được nữa không. Đến phút cuối cùng khi nhận tra những hành vi của mình là sai trái và muốn được "cải tạo" thì đã không còn cơ hội để sửa sai! cái giá phải trả cho sự thức tỉnh là cả mạng sống!
Mượn phân tích của một thành viên: Hành vi nguy hiểm của cá nhân có thể cải tạo được bởi: Khi một cá nhân sinh ra, cá nhân đó chỉ có các hành vi bản năng tự nhiên không nguy hại. Chỉ khi cá nhân tham gia vào cộng đồng, cá nhân đó mới từng bước hình thành các hành vi có ý thức. Hành vi phạm tội của cá nhân cũng là một trong những hành vi có ý thức. Mà tất cả hành vi có ý thức đều có thể cải tạo được vì hành vì đó chỉ hình thành khi cá nhân tham gia vào một số mối quan hệ trong cộng đồng khi cá nhân sống. Do đó, bất cứ hành vi phạm tội nào của cá nhân cũng đều có thể cải tạo được. Chúng ta cần xem lại: “môi trường xã hội có tác động gì đến hành vi nguy hiểm của cá nhân hay không?”
“Không có một thánh nhân nào là không có quá khú và không có một tội nhân nào là không có tương lai”! Khi nhận định việc một con người không còn cải tạo được nữa có đúng đắn!
Cập nhật bởi giangmoom ngày 18/05/2017 08:57:33 CH