Sửa đổi tài sản bảo đảm cho khoản vay đặc biệt

Chủ đề   RSS   
  • #593242 31/10/2022

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2349)
    Số điểm: 81119
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 1702 lần


    Sửa đổi tài sản bảo đảm cho khoản vay đặc biệt

    Ngày 28/10/2022, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư 13/2022/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư 08/2021/TT-NHNN ngày 06 tháng 7 năm 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt nam quy định về cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt. 

    Thông tư 13/2022/TT-NHNN gồm 04 Điều, 03 phụ lục sửa đổi bổ sung, bãi bỏ một số điểm, khoản, điều và thay thế một số phụ lục của Thông tư 08/2021/TT-NHNN, cụ thể:

    Sửa đổi trường hợp khoản vay đặc biệt quy định tại điểm a khoản 1, điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 4, điểm a khoản 1 Điều 6 Thông tư 08/2021/TT-NHNN, bên đi vay phải sử dụng tài sản bảo đảm theo thứ tự ưu tiên như sau:

    - Cầm cố: Tín phiếu NHNN, trái phiếu Chính phủ (gồm: tín phiếu Kho bạc, trái phiếu Kho bạc, trái phiếu công trình Trung ương, công trái xây dựng Tổ quốc, trái phiếu Chính phủ do Ngân hàng Phát triển Việt Nam (trước đây là Quỹ Hỗ trợ phát triển) được Thủ tướng chỉ định phát hành), trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh thanh toán 100% giá trị gốc, lãi khi đến hạn, trái phiếu Chính quyền địa phương trong Danh mục giấy tờ có giá được sử dụng trong các giao dịch của NHNN;

    tai-san-bao-dam-khoan-vay-dac-biet

    - Cầm cố trái phiếu được phát hành bởi ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ (trừ các ngân hàng thương mại đã được mua bắt buộc);

    - Cầm cố trái phiếu được phát hành bởi tổ chức tín dụng không được kiểm soát đặc biệt (trừ ngân hàng thương mại quy định tại điểm b Khoản này) và doanh nghiệp khác.

    Theo đó, so với Thông tư hiện hành thì Thông tư 13/2022/TT-NHNN  bỏ quy định sử dụng tài sản bảo đảm bằng việc Thế chấp quyền đòi nợ phát sinh từ khoản cho vay của bên đi vay đối với khách hàng (trừ tổ chức tín dụng). (điểm d khoản 1 Điều 12 Thông tư 08/2021/TT-NHNN) 

    Ngoài ra, còn Thay thế Phụ lục III, Phụ lục IV, Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-NHNN bằng Phụ lục III, Phụ lục IV, Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-NHNN.

    Tại Thông tư 13/2022/TT-NHNN sửa đổi quy định đối với giấy tờ có giá tỷ lệ bằng tỷ lệ tối thiểu giữa giá trị giấy tờ có giá và số tiền cho vay có bảo đảm cầm cố giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước đối với tổ chức tín dụng theo quy định trong từng thời kỳ. Đối với tài sản bảo đảm theo quy định, tỷ lệ bằng 120% (thay vì là 170% so với trước đây).

    Sửa đổi, bổ sung trường hợp trái phiếu là tài sản bảo đảm không đáp ứng điều kiện bảo dẫn đến tổng giá trị quy đổi của các tài sản bảo đảm đủ điều kiện thấp hơn số dư nợ gốc vay đặc biệt thì bên đi vay phải gửi văn bản đề nghị bổ sung, thay thế tài sản bảo đảm trong 10 ngày làm việc. (Đây là nội dung tại điểm d khoản 1 Điều 1 Thông tư 13/2022/TT-NHNN).

    Đồng thời, Thông tư 13/2022/TT-NHNN còn bổ sung 02 tài sản thế chấp trong trường hợp bên đi vay đã sử dụng hết tài sản bảo đảm quy định tại khoản 1 Điều 12. Cụ thể, bên đi vay có thể sử dụng các tài sản đó làm tài sản bảo đảm để vay đặc biệt, gia hạn vay đặc biệt hoặc để thực hiện khoản 2 Điều 6 và không phải áp dụng các quy định tại khoản 3, 4, 5 Điều 12 đối với các khoản vay đặc biệt còn dư nợ:

    - Thế chấp quyền đòi nợ phát sinh từ khoản cấp tín dụng của bên đi vay đối với khách hàng (trừ tổ chức tín dụng);

    - Thế chấp quyền tài sản là khoản lãi phải thu phát sinh từ khoản cấp tín dụng của bên đi vay đối với khách hàng (trừ tổ chức tín dụng).

    Thông tư 13/2022/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 28/10/2022.

     
    116 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (31/10/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận