Sửa đổi Luật Đất đai: Phải giải quyết tận gốc vấn đề sở hữu

Chủ đề   RSS   
  • #133025 22/09/2011

    lawyerphanvn

    Male
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2008
    Tổng số bài viết (72)
    Số điểm: 1161
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 52 lần


    Sửa đổi Luật Đất đai: Phải giải quyết tận gốc vấn đề sở hữu

    Các chuyên gia kiến nghị thừa nhận sở hữu tư nhân về đất đai và hướng đến đa dạng hóa sở hữu đất đai.

    Vấn đề sở hữu đất đai như thế nào: sở hữu toàn dân hay sở hữu Nhà nước; có công nhận sở hữu tư nhân hay không... là nội dung nhận được nhiều ý kiến góp ý sôi nổi của các chuyên gia, luật sư tại hội thảo Hoàn thiện báo cáo rà soát Luật Đất đai 2003 và Luật Kinh doanh bất động sản do VCCI tổ chức tại Hà Nội ngày 21-9. Để giải quyết những bức xúc liên quan đến đất đai hiện nay, hầu hết các ý kiến cho rằng phải sửa Luật Đất đai từ gốc vấn đề sở hữu. Đó là phải thừa nhận sở hữu tư nhân về đất đai và hướng đến đa dạng hóa sở hữu đất đai.

    Quá nhiều vấn đề bức xúc

    Theo luật sư Nguyễn Tiến Lập, Công ty Quang và cộng sự, sau nhiều năm thực hiện Luật Đất đai đã nổi lên nhiều vấn đề mà ai cũng có thể nhìn thấy. Đó là tình trạng giá cả đất đai tăng chóng mặt và không bình thường. Quan hệ cung cầu về nhà ở tiếp tục mất cân đối khi thực tế nhà nhiều nhưng người dân không có tiền mua và nhà để trống trong khi người dân vẫn cứ thiếu chỗ ở. Vốn đầu tư của xã hội tập trung một cách mất cân đối vào khu vực bất động sản. Giảm quá nhiều đất nông nghiệp và đất trồng lúa đồng thời với việc nông dân mất ruộng và bỏ ruộng. Tranh chấp và khiếu kiện về đất đai bùng nổ. Một tầng lớp đại gia hình thành từ đầu cơ, kinh doanh bất động sản do trục lợi từ cơ chế chính sách, góp phần làm rộng hơn khoảng cách giàu nghèo...

    Luật sư Trương Thanh Đức, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Hàng hải, cũng liệt kê 21 vấn đề gây nhiều bức xúc oái oăm, rắc rối nhất cho cuộc sống và sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực đất đai mà luật chưa giải quyết được.

    Xét về mặt chính sách, lu���t sư Lập cho rằng chính sách đất đai hiện nay vẫn nặng nề kiểm soát trong khi không kiểm soát được, thậm chí không có định hướng, mục tiêu rõ ràng trong kiểm soát. “Chúng ta muốn kiểm soát toàn diện về đất đai từ quy hoạch, cấp đất, sử dụng đất, thu hồi đất đến giá cả thị trường và quyền kinh doanh bất động sản. Tuy nhiên, thực tế cho thấy quy hoạch phải sửa đổi thường xuyên, cấp đất tràn lan, thu hồi đất không bồi thường thỏa đáng dẫn đến khiếu kiện, giá cả tăng và nhiều biến động...” - ông Lập nói.

    Sua doi luat dat dai

    Nhiều ý kiến cho rằng “Đã đến lúc xem xét lại vấn đề sở hữu đất đai theo hướng đa dạng hóa sở hữu Ảnh: HTD

    Đi vào cốt lõi về sở hữu đất đai

    Phân tích về vấn đề sở hữu đất đai, đại diện nhóm nghiên cứu, TS Trần Quang Huy, Trưởng bộ môn Đất đai (khoa Pháp luật kinh tế ĐH Luật Hà Nội), cho rằng cần làm rõ khái niệm “sở hữu toàn dân” vì khái niệm này trừu tượng, không có chủ thể thực. Có thể nên nghiên cứu bỏ khái niệm “sở hữu toàn dân”, thay bằng “sở hữu Nhà nước”.

    Tuy nhiên, luật sư Đức cho rằng báo cáo rà soát Luật Đất đai dường như vẫn chưa đi vào cốt lõi của vấn đề, chưa công phá những tảng bê tông đang chèn ép, đè nén, bóp méo và vô hiệu hóa Luật Đất đai. “Thực ra, sở hữu “toàn dân” hay “Nhà nước” thì cũng vẫn chỉ là sách vở, chẳng có gì thay đổi cả. Trong khi lý luận và thực tế cuộc sống đòi hỏi công nhận sở hữu tư nhân về đất đai. Nếu không thừa nhận vấn đề gốc rễ căn bản đó thì dù có sửa Luật Đất đai bao nhiêu lần nữa cũng vẫn không thoát khỏi tù mù, nhập nhằng, bất cập. Sửa đổi Luật Đất đai mà không sửa được cơ bản về quyền sở hữu đất thì hãy kết thúc vấn đề cho khỏi tổn công, phí sức” - ông Đức bức xúc.

    Luật sư Lập cũng cho rằng việc rà soát Luật Đất đai cần mạnh dạn đụng chạm vào những vấn đề cốt lõi, bao gồm cả cách tiếp cận vấn đề theo hướng bản chất. Đặc biệt, sửa Luật Đất đai phải đặt trong bối cảnh nghiên cứu sửa đổi Hiến pháp năm 1992 hơn là chỉ đi vào lối cũ sửa luật để gỡ vướng mắc cụ thể và đơn lẻ nảy sinh từ thực tế rồi cứ như vậy mãi.

    Xóa bỏ trạng thái vô chủ

    “Sở hữu toàn dân hay trạng thái vô chủ về đất đai đã vô tình tạo điều kiện cho sự lạm dụng tràn lan trong việc sử dụng quỹ đất cho lợi ích của các nhóm tư nhân hơn là lợi ích của toàn dân. Thay cho sở hữu toàn dân về đất đai sẽ là sự đa dạng hóa sở hữu đất đai như: sở hữu quốc gia do trung ương quản lý, sở hữu của chính quyền địa phương, sở hữu của cộng đồng dân cư, sở hữu của pháp nhân và sở hữu của cá nhân” - luật sư Lập đề xuất.

    Đồng tình với đề xuất này, luật sư Đỗ Trọng Hải, Công ty Luật Bizlink, nhấn mạnh: “Đã đến lúc xem xét lại vấn đề sở hữu đất đai theo hướng đa dạng hóa sở hữu. Hầu hết các nước trên thế giới đều công nhận quyền sở hữu tư nhân về đất đai. Có đa dạng hóa sở hữu thì mới tránh được những xáo trộn hiện nay và hợp với thông lệ quốc tế. Cho dù có là sở hữu gì, khi đụng đến những vấn đề về an ninh quốc gia thì Nhà nước vẫn đương nhiên được quyền quyết định”.

    #e6e6fa;margin:5px;width:400px;border-collapse:collapse;">

    Chẳng có nước nào như mình

    Điều 23 Hiến pháp 1992 quy định “trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng an ninh và vì lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của cá nhân hoặc tổ chức theo thời giá thị trường”, trong khi Điều 38 Luật Đất đai ngoài quy định đó còn bổ sung thêm “lợi ích công cộng, phát triển kinh tế”! Vậy luật có quyền quy định như thế không, có vi hiến không?

    Tôi chưa thấy một quốc gia nào đưa phát triển kinh tế vào mục đích thu hồi đất. Dù rằng Điều 40 Luật Đất đai xác định mục đích phát triển kinh tế chỉ là “xây dựng khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế và các dự án đầu tư lớn theo quy định của Chính phủ” thì vẫn là không nên. Người dân có quyền hỏi: Thế thu hồi đất nông nghiệp để cấp cho dự án sân golf thì vì mục đích cao cả nào vậy?

    Vì mở rộng tràn lan phạm vi thu hồi đất ra quá tầm kiểm soát như vậy nên không có gì lạ khi thu hồi đất đã trở thành tiêu điểm của phần lớn bất ổn xã hội và cũng là cơ hội tham nhũng cho một số quan chức.

    Tôi đề nghị phải thi hành đúng hiến pháp, nếu muốn thì có thể thay lợi ích quốc gia thành lợi ích công cộng như thông lệ các nước, vì đã là lợi ích công cộng thì đã bao hàm lợi ích quốc gia rồi!

    TS PHẠM SỸ LIÊM, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam

    Quá nhiều cái nhất kinh khủng

    Tại hội thảo, luật sư Trương Thanh Đức, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Hàng hải, chỉ ra bảy cái nhất kinh khủng trong lĩnh vực đất đai. Đó là: Lãng phí tài nguyên, công của nhiều nhất; lợi dụng để tham nhũng, tiêu cực nhiều nhất; giao dịch phi pháp, mập mờ nhiều nhất; kiện cáo nhức nhối, phức tạp nhiều nhất; hậu quả ngang trái, oan sai nhiều nhất; khuyến khích bội tín, lật lọng nhiều nhất; chống lại tử tế, lương thiện nhiều nhất.

    Trước đó, tại một hội thảo do Kiểm toán Nhà nước tổ chức ngày 15-9, ông Phạm Đình Cường, Cục trưởng Cục Quản lý Công sản (Bộ Tài chính), cũng nhận định: Tổng kết lĩnh vực đất đai ở Việt Nam thời gian qua cho thấy có ba cái nhất. Một là không được lòng dân nhất, hai là có nhiều biểu hiện tiêu cực nhất, ba là thất thoát nhiều nhất.

    THU HẰNG

    Nguồn: http://phapluattp.vn/20110921113124632p0c1013/sua-doi-luat-dat-dai-phai-giai-quyet-tan-goc-van-de-so-huu.htm

    Lawyer PHAN TRƯỜNG HÂN (JOHN)

    Web: www.PazPus.com

     
    7000 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lawyerphanvn vì bài viết hữu ích
    YenNguyen_ (29/11/2012)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #133026   22/09/2011

    lawyerphanvn
    lawyerphanvn

    Male
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2008
    Tổng số bài viết (72)
    Số điểm: 1161
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 52 lần


    Vấn đề đáng quan tâm đây!

    Lawyer PHAN TRƯỜNG HÂN (JOHN)

    Web: www.PazPus.com

     
    Báo quản trị |  
  • #133672   23/09/2011

    AuQuangPhuc
    AuQuangPhuc
    Top 100
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/04/2011
    Tổng số bài viết (656)
    Số điểm: 4556
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 183 lần


    Nhưng lấy lý luận sở hữu toàn dân cũng chưa được hợp lý lắm vì chúng ta đã khẳng định tất cả đều là của dân, do dân và vì dân! Nên lập luận sở hữu nhà nước e rằng phải thay đổ quan điểm từ Bộ Chính Trị, cái này rất khó.
    Hơn nữa nghĩa của từ sở hữu bao gồm 3 quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt. Thành ra, nếu gọi là quyền sở hữu đất thì người dân tự có quyền định đoạt không cần theo kế hoạch và quy hoạch của nhà nước!!! Vấn đề chúng ta cần giải quyết hiện nay là tăng cường pháp chế, đừng để cơ quan hành pháp lấn át tư pháp và lộng quyền trong lập pháp!

    Luật sư: Âu Quang Phục

    Nhận tư vấn trọn gói cho Công ty về pháp luật Doanh nghiệp; hợp đồng kinh tế; lao động; quản trị, tái cấu trúc DN ...

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn AuQuangPhuc vì bài viết hữu ích
    YenNguyen_ (29/11/2012)
  • #133809   24/09/2011

    quoctranllc
    quoctranllc
    Top 150
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2009
    Tổng số bài viết (575)
    Số điểm: 3221
    Cảm ơn: 64
    Được cảm ơn 175 lần


    Bạo loạn vì đất đai ở miền nam Trung Quốc

    Bạo loạn vì đất đai ở miền nam Trung Quốc

    TP - Mấy ngày qua, hàng chục nghìn người dân ở tỉnh Quảng Đông tấn công trụ sở một số cơ quan nhà nước, phản đối việc chính quyền địa phương thu hồi đất để giao cho doanh nghiệp.

     

    Xe cảnh sát bị đập phá
    Xe cảnh sát bị đập phá            . Ảnh: China Digital Times

     

    Vụ bạo loạn diễn ra thị xã Lục Phong có dân số 1,7 triệu người. Các nhân chứng nói, vụ việc diễn ra sau khi đất đai của họ bị thu hồi và bán cho công ty bất động sản Country Garden với giá 1 tỷ nhân dân tệ (hơn 3.200 tỷ VND). Đám đông dân chúng dùng gậy gộc, gạch đá… tấn công trụ sở của tổ chức đảng địa phương và một đồn cảnh sát.

    Nhiều con đường bị phong tỏa. Một doanh nhân ở Lục Phong nói, vài nghìn người dân tham gia biểu tình bên ngoài trụ sở các cơ quan nhà nước kể từ thứ Tư. Họ đòi chính quyền trả lại đất. Chính quyền thành phố Sơn Vĩ (Lục Phong trực thuộc Sơn Vĩ) nói rằng, hơn một tá cảnh sát bị thương hôm thứ 5 và 6 xe cảnh sát bị hư hại trong vụ bạo loạn.

    Chính quyền Sơn Vĩ buộc tội người biểu tình có “động cơ đen tối” và “kích động” người khác tấn công đồn cảnh sát bằng cách lan truyền tin đồn rằng cảnh sát đánh chết một em bé. Bốn người đã bị bắt vì tham gia tổ chức cuộc biểu tình, theo báo chí Sơn Vĩ.

    Hồi đầu năm, tại một nhà máy ở Quảng Đông, hàng nghìn công nhân nhập cư làm loạn sau khi có tin một nữ đồng nghiệp bị ngược đãi. Họ đốt trụ sở một số cơ quan nhà nước, phá hủy xe cảnh sát và diễu hành trên đường phố.

    Biểu tình và bạo loạn quy mô lớn ở Trung Quốc gần đây xuất hiện nhiều, một phần do kinh tế chuyển đổi quá nhanh, theo ông Zhou Ruijin, nguyên Phó tổng biên tập tờ Nhân dân Nhật báo (Trung Quốc), nhận định. Theo ông Zhou, số vụ tăng từ 8.708 năm 1993 lên khoảng 90.000 năm 2006 và chắc chắn vượt 90.000 mấy năm tiếp theo. “Những xung đột như vậy tập trung ở lĩnh vực thu hồi đất ở nông thôn, phá dỡ nhà ở đô thị, khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường”, ông Zhou nhận định.

    Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông Wang Yang kêu gọi xây dựng mô hình phát triển Quảng Đông cân bằng hơn, nhấn mạnh sự hài hòa xã hội. Báo chí Quảng Đông nói rằng, giai đoạn 2009-2010, dân làng Wukan nhiều lần nộp đơn thỉnh cầu, khiếu nại về các tranh chấp đất đai.

    Minh Long
    (theo Reuters, South China Morning Post, Southern Daily)

    Theo Tiền Phong Online

    Luật sư Trần Đình Bảo Quốc

    (Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh)

    DĐ: 098 3600737

    ____________________________________________

    CÔNG TY LUẬT TNHH TRẦN QUỐC - QUOC TRAN PLLC

    Head Office:

    464 Lạc Long Quân

    Phường 5, Quận 11

    TP. Hồ Chí Minh

    Tel: (+84 8) 3975 1734

    Fax: (+84 8) 3975 5681

    E-mail: quoctranpllc@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #135811   30/09/2011

    Ndthuan_ls
    Ndthuan_ls

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:20/02/2009
    Tổng số bài viết (16)
    Số điểm: 200
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 7 lần


    Việc sửa đổi Luật đất đai vấn đề cần thiết phải phân định rõ: Sở hữu nhà nước, Sở hữu tư nhân, Sở hữu tập thể,...và có từng quy định mang tính bắt buộc đối với loại hình sở hữu làm cho việc quản lý hành chính đơn giản gọn nhẹ và quan trọng nhất là tính chính xác.
    Trong nền kinh tế thị trường đặc biệt là thị trường bất động sản không có sự minh bạch hóa về vấn đề pháp lý thì hậu quả thật khó lường. Theo quan điểm của tôi nên sửa đổi từ Hiến pháp công nhận sở hữu tư nhân đối với đất đai và đi cùng với nó là các loại hình sở hữu được thiết lập thành thiết chế trong Luật đất đai mới.
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Ndthuan_ls vì bài viết hữu ích
    YenNguyen_ (29/11/2012)
  • #135839   30/09/2011

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần


    Tôi hoàn toàn không đồng ý với việc quy định sở hữu tư nhân về đất đai vì như vậy sẽ làm rối loạn xã hội.
    Sẽ có một bộ phận không nhỏ người dân mất đất, và bộ phận người giàu có sẽ sở hữu, đầu cơ đất đai.
    Lúc đó nhà nước lầm vào cảnh phải phụ thuộc các đại gia này.
    Với lại, làm như vậy cũng sẽ làm mất bản chất nhà nước xã hội chủ nghĩa.

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
  • #135913   01/10/2011

    quoctranllc
    quoctranllc
    Top 150
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2009
    Tổng số bài viết (575)
    Số điểm: 3221
    Cảm ơn: 64
    Được cảm ơn 175 lần


    anhdv352 viết:
    Tôi hoàn toàn không đồng ý với việc quy định sở hữu tư nhân về đất đai vì như vậy sẽ làm rối loạn xã hội.
    Sẽ có một bộ phận không nhỏ người dân mất đất, và bộ phận người giàu có sẽ sở hữu, đầu cơ đất đai.
    Lúc đó nhà nước lầm vào cảnh phải phụ thuộc các đại gia này.
    Với lại, làm như vậy cũng sẽ làm mất bản chất nhà nước xã hội chủ nghĩa.


    Bạn thử chứng minh những "tiền đề" bạn đưa ra xem.

    Luật sư Trần Đình Bảo Quốc

    (Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh)

    DĐ: 098 3600737

    ____________________________________________

    CÔNG TY LUẬT TNHH TRẦN QUỐC - QUOC TRAN PLLC

    Head Office:

    464 Lạc Long Quân

    Phường 5, Quận 11

    TP. Hồ Chí Minh

    Tel: (+84 8) 3975 1734

    Fax: (+84 8) 3975 5681

    E-mail: quoctranpllc@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn quoctranllc vì bài viết hữu ích
    YenNguyen_ (29/11/2012)
  • #136164   01/10/2011

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần


    Khi nhận thức người dân chưa được nâng cao thì việc quy định sở hữu tư nhân về đất đai sẽ làm nảy sinh rất nhiều vấn đề phức tạp.
        Bản chất con người là sự hám lợi, thấy có lợi về mình là làm. Khi có sở hữu tư nhân về đất, người dân tự do mua bán, trao đổi sẽ dẫn tới thực trạng là những người nghèo buộc phải bán đất cho những người có tiền. Tình trạng đầu cơ đất theo đó mà gia tăng. Những người có tiền, họ đầu cơ đất, rồi đẩy giá đất lên cao, những người nghèo sẽ dần dần vì thế mà mất đất, mất nhà. Tình trạng mất cần bằng giàu nghèo vì thế ngày càng gia tăng.
       Những người không có nhà, đất, nghèo khó, thì nhà nước lại phải lo cho họ. Gánh nặng này nhà nước phải gánh. --->Liệu nhà nước ta có đủ sức gánh?
       Hơn thế nữa, người nước ngoài cũng sẽ mua được đất của ta. Mà thực tế tình hình xã hội của ta hiện nay, các thế lực thù địch, chống đối nhà nước không phải là ít. Nếu như họ có trong tay cái được coi là nền tảng của sự phát triển này thì điều gì sẽ xảy ra?

        Việc tham ô tham nhũng về đất đai hiện nay không phải do hình thức sở hữu gây nên mà nguyên nhân chính là do pháp luật yếu, cơ chế và đội ngũ quản lí kém, chế tài không nghiêm. Còn bao che cho nhau từ trên xuống dưới.

    Đó là quan điểm của mình thôi.

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn anhdv352 vì bài viết hữu ích
    quoctranllc (02/10/2011)
  • #143229   27/10/2011

    sonha08
    sonha08

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/04/2008
    Tổng số bài viết (97)
    Số điểm: 595
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 14 lần


    hehe sự khác nhau giữa chủ nghĩa TB và CNCS là chế độ tư hữu - công hữu như vậy việc tư hữu đất đai là điều không bao giờ xảy ra , khỏi ý kiến ý cò gì cho mệt

    www.sanphamphunu.com

     
    Báo quản trị |  
  • #584749   31/05/2022

    danluan123
    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1162)
    Số điểm: 8450
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 94 lần


    Theo quan điểm của tôi việc sửa đổi luật nó cũng không bất cập gì nhiều, đồng ý là quan hệ pháp luật theo sau quan hệ xã hội, không phải trường hợp nào nhà làm luật cũng dự trù được những vấn đề chưa xảy ra, còn sửa tức là biết sửa biết chưa phù hợp điều chỉnh lại cho phù hợp mặc dù mất thời gian hơn nhưng đổi lại đảm bảo được những quy định phù hợp

     

     
    Báo quản trị |