Sử Luật Việt Nam

Chủ đề   RSS   
  • #17196 16/12/2009

    MTAThu
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/04/2008
    Tổng số bài viết (126)
    Số điểm: 1545
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    Sử Luật Việt Nam

    BỘ LUẬT HỒNG ĐỨC

    Đây là bộ luật đầu tiên của Việt Nam ta thời phong kiến

    Trong quá trình xây dựng nhà nước phong kiến trung ương tập quyền, nhà Lê đã lấy những quan đIểm của nho giáo làm hệ tư tưởng, chỉ đạo việc biên soạn, ban hành luật pháp, nhằm thể chế hoá một nhà nước phong kiến Đại Việt, với truyền thống nhân nghĩa, yêu nước, thương nòi, lấy dân làm gốc, quan tâm đến đời sống của muôn dân.

    Đó là những yếu tố cơ bản chi phối việc soạn thảo văn bản luật pháp và biểu hiện ra rất đậm nét trong khắp các chương của bộ hình luật Lê triều, hay còn gọi là Luật Hồng Đức.

    Bộ luật Hồng Đức được lưu lại đến ngày nay bao gồm 13 chương với 722 điều, nội dung cơ bản của bộ luật như sau:

    - Giữ cho đất nước luôn ở thế phòng bị đối với quan xâm lược nước ngoài;

    Giữ nghiêm kỷ cương, phép nước;

    Chấn hưng nông nghiệp, coi nông nghiệp là nền tảng của sự ổn định kinh tế xã hội;

    Mở rộng giao lưu khuyến khích thương nghiệp lành mạnh;

    Bảo vệ quyền sở hữu tài sản của muôn dân, bảo vệ quyền lợi tài sản của dân chống lại sự đục khoét của quan lại sâu mọt;

    Khuyến khích nuôi dưỡng thuần phong mỹ tục;

    Bênh vực và bảo vệ quyền lợi phụ nữ;

    Chính sách hình sự nghiêm nhưng độ lượng.

    Cách tân về tổ chức bộ máy chính quyền

    Vua Lê Thánh Tông đã từng bước một tiến hành những cách tân sâu sắc về hành chính, về quân sự, và về pháp luật làm cho hoạt động của bộ máy nhà nước được khôi phục và ngày càng có hiệu lực, đưa đất nước đi dần vào thế ổn định và kế đó là tạo đà phát triển đi lên một cách vững chắc.

    Về mặt hành chính, nhà Vua đã kiên quyết và kiên trì cải tạo bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương.

    Đời Trần chỉ có 4 bộ: Hình, Lại, Binh, Hộ. Đời vua Lê Lợi chỉ có 3 bộ: Lại, Lễ, Dân (tức Hộ Bộ). Lê Thánh Tông tổ chức thành 6 bộ:

    1. Lại Bộ: Trông coi việc tuyển bổ, thăng thưởng và thăng quan tước;

    2. Lễ Bộ: Trông coi việc đặt và tiến hành các nghi lễ, tiệc yến, học hành thi cử, đúc ấn tín, cắt giữ người coi giữ Đình, Chùa, Miếu mạo;

    3. Hộ Bộ: Trông coi công việc ruộng đất, tài chính, hộ khẩu, tô thuế kho tàng, thóc tiền và lương, bổng của quan, binh;

    4. Binh Bộ: Trông coi việc binh chính, đặt quan trấn thủ nơi biên cảnh, tổ chức việc giữ gìn các nơi hiểm yếu và ứng phó các việc khẩn cấp;

    5.Hình Bộ:Trông coi việc thi hành luật, lệnh, hành pháp, xét lại các việc tù, đày, kiện cáo;

    6. Công bộ: Trông coi việc xây dựng, sửa chữa cầu đường, cung điện thành trì và quản đốc thợ thuyền.

    Giữ cho đất nước luôn ở thế phòng bị đối với quan xâm lược nước ngoài

    Trong bộ luật Hồng Đức có nhiều điều quy định rõ trách nhiệm bảo vệ đường biên, vùng biển, cửa quan. Các hành vi xâm phạm an ninh và toàn vẹn lãnh thổ bị trừng trị nghiêm khắc. Trong Bộ luật Hồng Đức có nhiều điều quy định rõ về việc xử phạt đối với các hành vi ấy. Ví dụ: "Người chốn qua cửa quan ra khỏi biên giới đi sang nước khác thì bị chém" (đ.71) hoặc "Những người bán ruộng đất ở bờ cõi cho người nước ngoài thì bị chém" (đ.74).

    Vua Lê Thánh Tông còn ban hành các đạo dụ, những sắc chỉ quy định việc kê khai, kiểm tra dân số của toàn vương quốc, đặt ra luật lệ về chế độ binh dịch mà ngày nay chúng ta gọi là Nghĩa vụ quân sự; Đặt ra phép quân điền cùng với việc xây dựng quân đội chính quy, thiện chiến làm cho đất nước luôn ở trong tình trạng đầy đủ sức mạnh để đặt tan mọi mưu toan xâm lược

    Giữ nghiêm kỷ cương phép nước

    Người xưa có nói: "Mọi sự rối loạn đều bắt đầu từ sự rối loạn về kỷ cương. Giữ nghiêm kỷ cương là phải giữ gìn từ những kỷ cương hàng ngày, từ những điều tưởng chừng như là nhỏ nhặt nhất. Kỷ cương nhỏ nhặt nhất không giữ được thì làm sao giữ nổi kỷ cương phép nước".

    Khi ban hành dụ: "Hiệu định quan chế", nhà vua đã nói rõ:"Từ nay con cháu ta nên biết thể chế này ban hành là do việc bất đắc dĩ. Một khi pháp độ đã định, nên kính giữ noi theo. Chớ có cậy thông minh, bàn xằng triều trước mà sửa đổi làm cho pháp điển ngửa nghiêng để tự hãm vào điều bất hiếu.

    Kẻ làm bầy tôi giúp giập, cũng nên kính giữ phép thường, cố giúp mãi vua ngươi, khiến noi công trước, để mãi tránh khỏi tội lỗi. Bằng dám có dẫn xằng phép trước, luận càn đến một quan, đối một chức, chính thị là bầy tôi phản nghịch, làm rối loạn phép nước thì bị giết bỏ giữa chợ không thương, gia thuộc đều bị đầy ra nơi biên viễn để rõ cái tội làm tôi không trung, ngỏ hầu muôn đời sau biết đến cái ý sáng chế lập pháp còn ngự ở đấy vậy".

    Vua Lê Thánh Tông đặc biệt đề cao trách nhiệm của quan lại. Ông nói: "Các quan viên là những người gân guốc của xóm làng nhờ đó mà chính được phong tục. Vậy phải lấy lễ, nghĩa, liêm, sĩ mà dạy dân khiến cho dân xu hướng về chữ nhân, chữ nhượng, bỏ hết lòng gian phi, để cho dân được an cư, lạc nghiệp, giàu có đông đúc, mình cũng được tiếng là người trưởng giả trong làng".

    Chấn hưng nông nghiệp, coi nông nghiệp là nền tảng của sự ổn định kinh tế xã hội

    Dưới chế độ phong kiến, nông nghiệp là nền tảng của xã hội. Quả là đúng, khi Nhà Vua anh minh ấy, ngay từ ngày đầu lên trị vì đã lấy việc mở mang nông nghiệp làm trọng.

    Trước hết, trong việc cải cách hành chính, Nhà Vua đã đặt ra các cơ quan chuyên trách về việc chấn hưng nông nghiệp như đặt ra bốn cơ quan mới: Sở tầm tang chuyên chăm lo khuyến khích việc trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa; Sở thực thái chuyên lo việc trồng rau; Sở điền mục chuyên lo việc chăn nuôi gia súc, gia cầm và Sở đồn điền chuyên lo việc ruộng đất. ông còn đặt thêm chức quan mới: Quan Hà đê để chăm lo việc đắp đê, hộ đê, phòng chống bão lụt.

    Nhà vua Lê Thánh Tông đặc biệt coi trọng việc đắp đập, tu sửa đê điều để đề phòng bão lụt. Trong Bộ luật Hồng Đức có hai điều quy định khá tỷ mỉ về vấn đề này: "Việc sửa đê những sông lớn bắt đầu từ ngày mồng 10 tháng giêng, người xã nào ở trong đường đê phải đến nhận phần đắp đê, hạn trong hai tháng đến ngày mồng 10 tháng 3 thì làm xong. Những đường đê mới đắp hạn trong 3 tháng phải đắp xong. Quan lộ phải năng đến xem xét, quan coi đê phải đốc thúc hàng ngày. Nếu không cố gắng làm để quá hạn mà không xong thì quan lộ bị phạt, quan giám bị biếm. Quân lính và dân binh không theo thời hạn đến làm và không chăm chỉ sửa đê, để quá hạn không xong thì bị trượng hoặc biếm".

    Mở rộng giao lưu khuyến khích thương nghiệp lành mạnh

    Để tạo thuận tiên cho việc mua bán, lẽ dĩ nhiên phải có nơi buôn bán. Nhà Vua Lê Thánh Tông đã từng khuyến dụ các quan rằng: "Trong dân gian hễ có dân là có chợ để lưu thông hàng hoá, mở đường giao dịch cho dân. Các xã chưa có chợ có thể lập thêm chợ mới. Những ngày họp chợ mới không được trùng hay trước ngày họp chợ cũ để tránh tình trạng tranh giành khách hàng của nhau". Có thể dưới thời Lê Thánh Tông các chợ được mở mang nhiều. ở các xã lớn hoặc mấy xã ở gần nhau thường có một chợ chung, họp hàng ngày. Trung tâm buôn bán ở nông thôn còn lưu lại đến ngày nay là các chợ phiên thường mở vào những ngày nhất định trong tháng. Chợ phiên là nơi mua bán sầm uất, có nhiều mặt hàng nhất.

    Chính nhờ sự quan tâm đến việc phát triển thương nghiệp nên nền nông nghiệp đã phát triển mạnh mẽ. Các nghề thủ công như: Dệt lụa, ươm tơ, dệt vải, nghề mộc, nghề chạm, nghề đúc đồng cũng phát triển. Kinh đô Thăng Long 36 phố phường sầm uất, nhộn nhịp tồn tại phát triển đến tận ngày nay, đã có lịch sử hình thành trên 500 năm - Nghĩa là từ thời gian dưới triều vua Lê Thánh Tông. Phường Yên Thái làm giấy, Phường Nghi Tàm dệt vải lụa, Phường Hà Tân nung vôi, Phường Hàng Đào nhuộm điều, Phường Ngũ Xá đúc đồng và nhiều phường khác nữa mỗi khi nhắc đến tên đã là người Việt Nam, ai ai cũng đều lấy làm tự hào về những di sản của cha ông đẻ lại cho con cháu.

    Dưới thời trị vì của Vua Lê Thánh Tông hàng hoá từ kinh đô Thăng Long về các nơi trung tâm buôn bán các địa phương trong cả nước, luôn luôn tấp nập xuôi ngược như những dòng suối cuộn chảy ngày đêm không bao giờ ngừng.

    Bảo vệ quyền sở hữu tài sản của công dân, trừng trị nghiêm khắc những hành vi ức hiếp, đục khoét dân lành của quan lại

    Vua Lê Thánh Tông trong ý thức và hành động của mình lại lấy dân làm quý. Ông chăm lo rất chu đáo đến sự ấm no cho dân. Một trong những biện pháp hữu hiệu nhất là bằng cách cải cách pháp luật, bảo vệ quyền sở hữu ruộng đất, là cái quyền gốc cho việc thực hiện các quyền tiếp theo đảm bảo quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc cho người nông dân.

    Trong Bộ luật Hồng Đức đã có những điều luật quy định việc trừng phạt những hành vi vi phạm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và định đoạt ruộng đất của người nông dân như: Tranh giành đất đai trái với chúc thư (đ.354), nhận bừa ruộng đất của người khác (đ.344), hà hiếp, bức hại để mua ruộng đất của người khác (đ.355), tá điền cấy rẽ mà trở mặt ăn cướp (đ.356), xâm lấn bờ cõi ruộng đất, nhổ bỏ giới mốc (đ.357), chặt cây trong khu mộ địa của người khác (đ.358), cấy trộm vào phần đất, phần mộ của người khác, chôn cất trộm vào ruộng của người khác (đ.359), ruộng đất đang tranh chấp mà đánh người để gặt lấy lúa má (đ.360), cấy rẽ ruộng công hay tư, không báo cho chủ mà tự tiện đến gặt (đ.361), các nhà quyền quý chiếm đoạt ruộng đất ao đầm của nhân dân, từ một mẫu trở lên thì xử tội phạt, từ năm mẫu trở lên thì xử tội biếm. Quan tam phẩm trở xuống thì xử tăng thêm hai bậc và phải bồi thường như luật định (đ.370).

    Bộ luật Hồng Đức còn có cả những điều quy định nhằm bảo vệ quyền sở hữu ruộng đất cho trẻ em và người già như: "Chồng chết con còn nhỏ, vợ tái giá mà bán điền sản của con (đ.377), cha mẹ còn sống mà bán trộm điền sản (đ.378), người trong họ tự tiện bán ruộng của đứa cháu mồ côi (đ.379) đều bị xử phạt".

    Bênh vực và bảo vệ quyền lợi phụ nữ

    Triều Lê là một triều đại trọng Nho giáo, tức là những quy định khắt khe của Nho giáo với người phụ nữ như “tam tòng tứ đức” được coi trọng. Tuy nhiên trong bộ luật đương thời của triều đình cũng có một số đIũu luật được coi là cách tân bảo vệ quyền lợi người phụ nữ.

    Một số điều luật quy định: "Phàm chồng đã bỏ lửng vợ năm tháng không đi lại (vợ được trình với quan sở tại và quan xã làm chứng) thì mất vợ. Nếu vợ đã có con thì hạn một năm. Vì việc quan đi xa thì không theo luật này. Nếu đã bỏ vợ mà lại ngăn cản người khác lấy vợ của mình thì phải tội biếm (đ.308)". Cùng với mục đích bênh vực phụ nữ, trong Bộ luật Hồng Đức còn có điều quy định rằng: "Con gái hứa gả chồng mà chưa thành hôn nếu người con trai bị ác tật hay phạm tội hoặc phá tán gia sản thì cho phép người con gái kêu quan mà trả lại đồ lễ. Nếu người con gái bị ác tật hay phạm tội thì không phải trả lại đồ lễ, trái luật bị phạt 80 trượng (đ.322)" hoặc: "Những nhà quyền thế mà ức hiếp để mà lấy con gái nhà lương dân, thì xử tội phạt biếm, hay đồ (đ.338)".

    Khuyến khích nuôi dưỡng thuần phong mỹ tục

    Trong Bộ luật Hồng Đức còn có những điều đặt ra với mục đích để bảo vệ thuần phong mỹ tục.

    Ví dụ: Để khuyến khích tình thương yêu đồng loại, đồng tộc, đồng bào trong Bộ luật Hồng Đức có quy định các điều luật như: "Thôn, phường phải giúp đỡ kẻ ốm đau không nơi nương tựa, phải chôn cất những người chết đường (đ.294)"; "Phải chăm sóc người cô quả tàn tật không nơi nương tựa (đ.295), bắt được trẻ lạc phải báo quan (đ.604)", có người chết đường, dân sở tại phải chôn cất (đ.607).

    Chính sách hình sự nghiêm nhưng độ lượng

    Tính nghiêm minh trong chính sách hình sự ở Bộ luật Hồng Đức trước hết được thể hiện ở chỗ các tội ác nào được coi là tội nặng. Các tội được gọi là "tội ác" gồm có 10 loại: "Thập ác" bao gồm:

    1. Mưu phản là các tội xâm phạm đến an ninh tổ quốc, đến vẹn toàn lãnh thổ quốc gia.

    2. Mưu đại nghịch là các tội chống lại tính mạng, tài sản nhà vua.

    3. Mưu chống đối là các tội làm gián điệp hoặc cấu kết với nước ngoài chống lại tổ quốc.

    4. ác nghịch là các tội đánh giết ông bà, cha mẹ, chú bác, cô dì, anh chị em ruột thịt...

    5. Bất đạo là các tội thể hiện tính đặc biệt man dợ, tàn ác như giết 3 người trở lên một lúc, giết xong rồi lại chặt nạn nhân thành từng mảnh, dùng thuốc độc giết người.

    6. Đại bất kính là các tội ăn trộm đồ thờ cúng trong lăng miếu của nhà vua, làm giả ấn tín nhà vua, bất cẩn trong việc chăm nom thuốc thang, ăn uống và phục dịch các nhu cầu khác của nhà vua.

    7. Bất hiếu là các tội tố cáo hoặc dùng lời lẽ để chửi mắng, bỏ đói, bỏ rét ông bà, cha mẹ, hoặc khi có tang ông bà cha mẹ lại không để tang mà nhởn nhơ vui chơi.

    8. Bất mục là giết hoặc đem bán những người trong họ từ hàng phải để tang từ 3 tháng trở lên, đánh đập và tố cáo chồng.

    9. Bất nghĩa là tội giết các quan chức trong hạt, học trò giết thầy học, chồng chết mà không cử ai (để tang - chú thích của tác giả) mà lại vui chơi, ăn mặc như thường.

    10. Nổi loạn là các tội loạn luân.

    Như vậy theo chính sách hình sự của nhà vua Lê Thánh Tông đã được thể hiện trong Bộ luật Hồng Đức thì ngoài các tội xâm phạm đến an ninh quốc gia, xâm phạm đến quyền lợi của Nhà Vua, thì các loại tội xâm phạm đến thuần phong mỹ tục như: Bất đạo, bất kính, bất hiếu, bất mục, bất nghĩa, loạn luân cũng được coi là những tội ác, thường bị xử phạt với hình thức cao nhất là tử hình.

    (post từ http://lichsuvn.info)

     

    Cập nhật bởi LawSoft02 ngày 20/03/2010 10:54:27 AM
     
    27572 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang <12
Thảo luận
  • #17309   16/12/2008

    thongxanh90
    thongxanh90

    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:16/12/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    dac diem phap luat phong kien viet nam

    1.Đặc điểm chế định quyền sở hữu trong pháp luật phong kiến việt nam?
    2. Đặc điểm pháp luật tố tụng trong pháp luật phong kiến việt nam?

     
    Báo quản trị |  
  • #17310   25/03/2009

    smallbear
    smallbear

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/03/2009
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    đặc điểm pháp luật phong kiến

    mình cũng rất muốn tìm hiểu về câu trả lời của câu hỏi này.Các bạn có thể cho mình biết câu trả lời đọc ở đâu ko?
     
    Báo quản trị |  
  • #17311   27/03/2009

    trathainguyen
    trathainguyen
    Top 500
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/09/2008
    Tổng số bài viết (155)
    Số điểm: 989
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 10 lần


    Đặc điểm của pháp luật phong kiến Việt Nam

    Theo mình thì pháp luật phong kiến Việt Nam có hai đặc điểm sau:
    1. đặc điểm về nguồn và hình thức của pháp luật phong kiến VN
    Pháp luật PkVN bao gồm 2 loại nguồn, đó là : thứ nhất là Phong tục tập quán và thứ hai là ý chí của nhà vua được thể chế hóa bằng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. PL PKVN luôn luôn có sự kết hợp chặt chẽ giữa luật và lệ (phong tục tập quán đã được văn bản hóa thành lệ làng)
    Do nguồn luật như vậy nên pháp luật thời pkVN tồn tại dưới hai hình thức: thành văn (các bộ luật, các tập luật lệ, các văn bản đơn hành) và bất thành văn (các phong tục tập quán).
    2. Pháp luật PKVN thể hiện tính dân tộc và tính nhân dân sâu sắc.
    - Tính dân tộc: hệ thống pháp luật luôn ghi nhận và phản ánh những tư tưởng truyền thống và phong tục tập quán truyền thống của dân tộc. Chẳng hạn như phản ánh tư tưởng yêu nước nên luật pháp quy định trừng phạt rất nặng tội xâm phạm chủ quyền quốc gia hơn là tội mưu phản.
    - Tính nhân dân sâu sắc: Pháp luật phản ánh lợi ích chung của nhân dân và xã hội: pháp luật hướng tới điều chỉnh những quan hệ thiết yếu liên quan đến đời sống dân chúng, quy định những chính sách phát triển kinh tế, những quy định thể hiện chính sách nhân đạo....
    Chúc các bạn học tốt!!!!

    http://www.sungroup.com.vn

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn trathainguyen vì bài viết hữu ích
    nhoknho (07/04/2013)
  • #17312   20/11/2009

    babedauyeu_20111985
    babedauyeu_20111985

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:02/11/2009
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    pháp luât phong kiến nói chung

    em không rõ lắm về tính chất đẳng cấp và đặc quyền của pháp luật phong kiền .mong các anh chị và các luât sư chỉ dẫn cho em . em cảm ơn nhiều.
     
    Báo quản trị |  
  • #17287   07/03/2009

    PhanAnhCuong
    PhanAnhCuong
    Top 75
    Lớp 4

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2008
    Tổng số bài viết (865)
    Số điểm: 5415
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    Một vài hình ảnh về pháp luật triều Nguyễn

    Luật pháp ngày xưa

    Luật pháp nước ta ngày xưa rất nghiêm, tội nhân có thể bị trừng phạt bằng 5 cách:

    1-Suy (đánh bằng roi), 2-Trượng (đánh bằng gậy), 3-Ðồ (bắt đi làm việc công) 4- Lưu (đầy đi xa), 5- Tử (chết) 

    1. Một phiên toà

     

    2. Hỏi cung

     

    3. Thú tội

     

    4. Tuyên án

     

    5. Một phiên toà

     

    6. Phạt đòn

     

    7. Phạt đòn

     

    8. Phạt đòn

     

    9. Phạm nhân bị lưu đày

     

    10. Thi hành án tử hình- Trảm

     
    Báo quản trị |  
  • #17288   09/01/2009

    PhanAnhCuong
    PhanAnhCuong
    Top 75
    Lớp 4

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2008
    Tổng số bài viết (865)
    Số điểm: 5415
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    Bộ máy quan lại

    Triều Ðình xưa

    Triều Ðình (gồm có Vua và các quan) là cơ quan cai trị cả nước. Mỗi tháng Triều Ðình họp Ðại Triều 2 lần, vào các ngày mùng 1 và 15 âm lịch ở điện Thái Hoà. Các quan văn võ ở Kinh Ðô phải có mặt ở sân Rồng, đứng xếp hàng theo phẩm cấp của mình, lớn trước nhỏ sau.

    Ðứng đầu các tỉnh là có quan Tổng Ðốc, sau đó là tới quan Tri Phủ, Tri Huyện và Tri Châu, các quan nầy lo việc hành pháp (áp dụng luật lệ và lo vấn đề an ninh cho dân chúng).

    Muốn được làm quan phải là người có học, phải thi đậu các kỳ thi tổ chức bởi Triều Ðình như kỳ thi ở Nam Ðịnh (xin xem phần "Thi tuyển quan lại" ở dưới)

    Quan càng cao chức thì khi đi lại càng có nhiều lọng (dù lớn).

     

     

    1. Vệ binh

     

    2. Kị binh

     

    3. Kị binh

     

    4. Kị binh

     

    5. Vệ binh

     

    6. Trưởng nhóm vệ binh

     

    7. Tượng binh

     

    8. Chào

     

    9. Các quan chầu trên sân rồng

     

    10. Các quan chầu trên sân rồng

     

    11. Tế lễ Nam Giao

     

    12. Một ông quan xã thưởng trà

     

    13. Một ông quân ở tỉnh

     

    14. Một quan lớn

     

    15. Một quan lớn

     

    16. Quan đi võng

     

    17. Quan đi nghựa

     

    18. Một ông quan và phu nhân

     

    19. Tổng đốc Hà Nội

     

    20. Tổng đốc Hà Nội 1895

     

    21. Một ông quan

     

    22. Đĩnh đồng

     

    23. Cư dinh Hội trưởng Tôn nhân phủ (Hội đồng Hoàng tộc)

     

    24. Các quan lại

     

    25. Các quan lại

     

    26. Một vị quan lớn triều đình

     

    27. Một vị quan huyện và các quan châu

     

    28. Một vị tri châu

     

    29. Thái giám

     

    30. Một người hầu của vua

     

    31. Người đánh chuông

     

    32. Cổng thành

     

    33. Súng thần công

     

    34. Ban Lễ nhạc cung đình

     

    35. Ban Lễ nhạc cung đình

     
    Báo quản trị |  
  • #17289   08/11/2008

    PhanAnhCuong
    PhanAnhCuong
    Top 75
    Lớp 4

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2008
    Tổng số bài viết (865)
    Số điểm: 5415
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    Thi tuyển quan lại thời Nguyễn

    Thi tuyển quan lại thời Nguyễn

    Từ ngàn xưa, do ảnh hưởng của Khổng Mạnh, xã hội Việt Nam rất coi trọng các nhà nho giáo. Phần đông những quan lại đều được tuyển chọn từ tầng lớp học thức này.

    Dưới triều Nguyễn, cứ 3 năm thì triều đình lại mở khóa thi Hương ở các tỉnh lớn, ai dự thi cũng được, thí sinh trúng tuyển thì được gọi là Cử-Nhân (người được địa phương tiến cử với triều đình). Năm sau thì các Cử-Nhân vào Kinh để thi Hội và thi Ðình. Ai đậu khóa thi Hội thì được gọi là Thám Hoa, đậu khóa thi Ðình thì được gọi là Tiến-Sĩ (người có tầm học uyên bác), tên họ sẽ được khắc trên bảng vàng hay bia đá, rồi lưu lại cho muôn thế hệ sau. Các tân khoa này đều sẽ trở thành quan lại của triều đình nếu họ muốn. Sau đó họ sẽ được ngồi võng lọng rồi được binh lính đưa về làng xưa để "vinh qui bái tổ", một vinh dự tối cao mà ngày xưa tất cả các học trò đều mơ ước.

    Từ ngàn xưa, đây là con đường duy nhất để đưa đến sự vinh quang nên phong tục này đã đi sâu vào tâm não của dân Việt, mãi đến ngày hôm nay sự suy nghĩ này vẫn còn tồn tại.

    Sau đây là những hình ảnh hiếm hoi ghi chép lại một phong tục ngàn năm.

     

    1. Anh học trò (anh khoá)

     

    2. Thầy đồ và học trò nghèo

     

    3. Thầy đồ và học trò

     

    4. Ông giáo làng cùng học trò

     

    5. Thí sinh lều chõng đi thi

     

    6. Một thí sinh 70 tuổi

     

    7. Các thí sinh vào Trường thi Nam Định (Năm 1897)

     

    8. Các thí sinh đang làm bài thi (Năm 1895)

     

    9. Giám khảo Trần Sĩ Trác

     

    10. Hội đồng Giám khảo năm 1897

     

    11. Hội đồng Giám khảo năm 1897

     

    12. Các quan Giám khảo đang coi thi tại Nam Định năm 1897

     

    13. Phút hồi hộp nhất của các sĩ tử: Nghe xướng danh người trúng tuyển

     

    14. Các sĩ tử cùng người nhà hồi hộp nghe xướng danh người trúng tuyển năm 1897 tại Nam Định

     

    15. Tên người trúng tuyển được khắc trên Bảng vàng

     

    16. Các vị Tân khoa (năm 1897) được cấp mũ, áo, hia

     

    17. Các vị tân khoa bái lạy tại Văn Miếu (1897)

     

    18. Các tân khoa 1897 cảm tạ Tổng đốc Nam Định

     

    19. Các tân khoa năm 1897 được Tổng đốc Nam Định thay mặt Nhà vua ban yến

     

    20. Các tân khoa năm 1897 được rước đi dạo phố

     

    21. Thêm bức ảnh về giây phút hồi hộp nhất của các sĩ tử: Nghe xướng danh người trúng tuyển

     
    Báo quản trị |  
  • #17290   08/11/2008

    VietThuong
    VietThuong
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2008
    Tổng số bài viết (137)
    Số điểm: 3221
    Cảm ơn: 46
    Được cảm ơn 60 lần


    Về Triều Nguyễn

    Anh Cường ơi anh còn hình ảnh nào về lĩnh vực đời sống văn hóa tinh thần của người dân dưới triều Nguyễn ko anh up lên đây cho mọi người chiêm ngưỡng luôn đi anh.
    Cảm ơn anh về  những tư liệu quý báu đó nha. Mới anh một chầu caphe để cảm ơn anh nhé?
     
    Báo quản trị |  
  • #17291   08/11/2008

    PhanAnhCuong
    PhanAnhCuong
    Top 75
    Lớp 4

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2008
    Tổng số bài viết (865)
    Số điểm: 5415
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    Nhiều lắm!!!!

    Nhiều lắm, em ạ! Đến Tết ta cũng chưa hết chứ chưa nói Tết Tây! Em cứ bình tĩnh, lai rai và chờ nhá!
     
    Báo quản trị |  
  • #17292   21/01/2009

    PhanAnhCuong
    PhanAnhCuong
    Top 75
    Lớp 4

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2008
    Tổng số bài viết (865)
    Số điểm: 5415
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    "Anh Cường ơi anh còn hình ảnh nào về lĩnh vực đời sống văn hóa tinh thần của người dân dưới triều Nguyễn ko anh up lên đây cho mọi người chiêm ngưỡng luôn đi anh".

    Đây: 

    Lễ Nam Giao hay lễ cúng sao, cúng trời

     Phần I: Những bức ảnh cổ xưa 

    Nói tới triều Nguyễn thì đương nhiên, việc đầu tiên là phải nói tới cố đô Huế. Dưới triều Nguyễn, Đại lễ  Nam Giao là Quốc lễ được long trọng tổ chức tại Kinh thành Huế với sự tham gia của Nhà vua cùng toàn thể triều đình.

    1. Ðàn Nam Giao (1903) 

    2.Ðám rước đi ra cổng thành Ngọ Môn (1935)

    3. Ðám rước qua vọng lầu (1935)

    4. Cột cờ ở Huế ngày lễ Nam Giao (1935)

    5. Vua Bảo Ðại ngồi kiệu (1935)

    6. Xa giá rời cung điện (1935)

    7. Ðám rước ra ngoại thành (1935)

    8.Ðám rước tới trai cung (1935)

    9. Ban nhạc dân tộc

    10. Ban nhạc dân tộc (1935)

    11. Đội trống

    12. Nhạc cổ truyền

    13. Đội nhạc sáo

    14. Đội múa 1935

    15. Long tượng (1935)

    16. Các vì sao

    17.Bàn thờ vọng (1935)

    18. Bệ thờ (1935)

    19. Làm lễ

     

    20. Nam Giao toàn cảnh 

    21. Ðoàn diển hành trở về

    ...............................................

     

    Lễ Nam Giao hay lễ cúng sao, cúng trời

     Phần II: Những bức ảnh thời nay

    Nhằm khôi phục và gìn giữ những nét đẹp văn hoá của cha ông, tỉnh Thừa Thiên Huế mới phục dựng lại Đại lễ Nam Giao. Dư ới đây là các bức hình Đại Lễ Nam Giao thời nay

     

    (Cái gì cũng giống thời xưa, các nhà báo tác nghiệp cũng phải áo the khăn xếp)

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #17293   13/12/2008

    PhanAnhCuong
    PhanAnhCuong
    Top 75
    Lớp 4

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2008
    Tổng số bài viết (865)
    Số điểm: 5415
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    VietThuong và các bạn ơi!
    Tớ thấy đã có hơn 300 người ghé xem topic này nhưng không hiểu suy nghĩ của mọi người thế nào: Có nên post tiếp hay không?
    Giá như có thành viên nào đó cùng post ảnh vào đây nữa thì tớ vui biết mấy!!! 
     
    Báo quản trị |  
  • #17294   15/12/2008

    haminhgiap
    haminhgiap
    Top 500
    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:18/09/2008
    Tổng số bài viết (183)
    Số điểm: 485
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 6 lần


    Chủ đề và các bài viết khá ấn tượng và rất có giá trị. Cảm ơn bác đồng hương về bài viết, cuối tuần này bác xem có bố trí mấy anh em Hải Phòng ra MK hay THĐ nhâm nhi cafe "thật" được không. Thưởng thức đồ uống của chủ quán trên này nhiều rồi nay cũng phải thay đổi món đi chứ, bác nhể! . Có gì bác cứ pm em nhá!

    Thông tin của em: http://danluat.thuvienphapluat.vn/forums/?ct=TVQD&id=6811
     
    Báo quản trị |  
  • #17295   28/12/2008

    Lucy_3112
    Lucy_3112
    Top 500
    Mầm

    Vĩnh Phúc, Việt Nam
    Tham gia:19/09/2008
    Tổng số bài viết (253)
    Số điểm: 807
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 11 lần


    Những bức ảnh của bác rất ý nghĩa, đề nghị bác Cường còn bao nhiêu ảnh cử post hết lên cho mọi người cùng thưởng thức. Không phải ai cũng có điều kiện để sưu tập được những bức ảnh có giá trị như vậy đâu bác ạ.
    Học lịch sử qua ảnh tư liệu bao giờ cũng dễ hiểu hơn là lý thuyết mà bác.
    Chúc bác dồi dào sức khỏe tiếp tục phục vụ bà con
     
    Báo quản trị |  
  • #17296   06/01/2009

    trathainguyen
    trathainguyen
    Top 500
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/09/2008
    Tổng số bài viết (155)
    Số điểm: 989
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 10 lần


    DẠY VÀ HỌC LỊCH SỬ

    Cả nhà mình hoa hô bác Cường đi ạ .
    CẢm ơn bác đã cho chuyên mục những hình ảnh thực tế về một thời kỳ lịch sử. Nó quá chân thực và sắc nét.(nói nhỏ: Bác kiếm được ở đâu mà hay quá vậy ta).Những bức ảnh của bác đã Cung cấp cho người xem những thông tin vô cùng quý báu. Nhất là với việc dạy và học lịch sử như nước ta hiện nay còn đang thiếu những kiến thức thực tế một cách trầm trọng. Nói thật, ngày trước em cũng là dân chuyên sử của một trường chuyên. Suốt ngày học lịch sử..và lịch sử... nhưng cái mà bọn em học được chỉ là trên sách vở chứ ít khi được xem tranh ảnh hoặc đi thực tế. Nhớ lại có lần năm lớp 11 cả lớp được thầy cô cho đi Lạng Sơn thăm động Tam Thanh, Nhị Thanh và được nghe kể câu chuyện về nàng Tô Thị đứng ôm con ngóng chờ chồng..bọn em đã nhớ rất kỹ những chi tiết đó. Còn những gì học trên sách vở thì lại rất mau quên. Thậm chí em đã học đi học lại rất nhiều lần vừa để tham gia các kỳ thi HS Giỏi vừa để thi ĐH mà kiến thức giờ cứ rơi rụng đi đâu hết.
    Thiết nghĩ với tình trạng dạy và học môn lịch sử như hiện nay thì việc cung cấp cho học sinh những kiến thức thực tế là vô cùng quan trọng. Chính vì thế những bức ảnh như của Bác Cường đóng góp rất được hoan nghênh.Đề nghị bác còn tấm nào post hết lên cho pà con xem với bác nhé. Anh chị em ai có tấm ảnh nào hãy cùng đóng góp cho chuyên mục nhé.
    Thanks!

    http://www.sungroup.com.vn

     
    Báo quản trị |  
  • #17297   07/03/2009

    PhanAnhCuong
    PhanAnhCuong
    Top 75
    Lớp 4

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2008
    Tổng số bài viết (865)
    Số điểm: 5415
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    Thừa Thiên Huế:

    Sẽ tổ chức một lễ tế Xã Tắc quy mô, hoành tráng

     Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế vừa cho biết sẽ tổ chức lễ phục dựng lễ tế Xã Tắc tại đàn Xã Tắc, TP Huế vào ngày 24/3 tới; dự kiến huy động 500 người tham gia.


     

     Lễ tế xã tắc vào dịp Fesival 2008


    Lễ tế Xã Tắc là nghi lễ cúng thần Đất (Xã), thần Ngũ Cốc (Tắc) với mong ước mùa màng bội thu, nhân dân no ấm, được tổ chức lần đầu tiên dưới thời triều tiền Lê. Chính vì thế các triều đại phong kiến trước đây đều cho lập đàn Xã Tắc và thường xuyên cúng tế.  

    Đây là một trong những lễ tế lớn và có tầm quan trọng trong việc cai trị nước của nền quân chủ phong kiến. Nó vừa mang ý nghĩa tôn giáo vừa mang màu sắc chính trị. Việc cho lập đàn Xã Tắc và tế Xã Tắc ở kinh đô và các địa phương của các triều đại phong kiến là một hoạt động không thể thiếu về mặt tinh thần của toàn dân trước đây.  

    Dưới thời Nguyễn, đàn Xã Tắc được xây dựng vào tháng ba năm Gia Long thứ 5 (1806). Đàn được đắp bằng đất sạch của tất cả các địa phương trong nước góp về. Hiện nay, đàn Xã Tắc thuộc phường Thuận Hóa, TP Huế. Đàn quay mặt hướng Bắc, gồm hai tầng hình vuông chồng lên nhau. Mặt nền đàn Xã Tắc được quét năm màu tương ứng với ngũ hành. Đàn Xã Tắc tại TP Huế còn tương đối nguyên vẹn hơn cả trong các di tích đàn Xã Tắc tại Việt Nam. 

    Ông Phan Thanh Hải, phó giám đốc trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế cho biết lễ tế lần này dự kiến sẽ huy động khoảng gần 500 người tham gia trong đó có sự đóng góp, tham khảo ý kiến của các chuyên gia lịch sử, văn hóa nhằm tổ chức một lễ hội thành quy mô và hoành tráng cũng như đầy đủ các nghi lễ truyền thống. Được biết vào dịp Fesival năm 2008, nghi lễ này cũng đã được dàn dựng và tổ chức khá công phu, hoàn hảo, thu hút rất đông các đoàn tham quan du khách và người dân tôn vinh vẻ đẹp văn hóa truyền thống nền nông nghiệp nước nhà.

     
    Báo quản trị |  
  • #44655   03/02/2010

    leo_realworld
    leo_realworld

    Sơ sinh

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:03/02/2010
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Xin cho em hỏi. Nhà nước phong kiến theo chính thể nào và nhà nước phong kiến ban hành pháp luật dựa trên những cơ sở n?

    Theo kiến thức của các anh chị ai là người sáng lập ra quốc gia BABYLON?
    Và nhà nước ATHEN có phải là nhà nước tiến bộ nhất thời kì la mã ?
    Các bác giúp em với. Bài luận tới mà ko có thông tin chắc chết em mất!
    Cập nhật bởi leo_realworld vào lúc 03/02/2010 10:32:47
     
    Báo quản trị |  
  • #45728   09/03/2010

    hoa_pro_9x
    hoa_pro_9x

    Sơ sinh

    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:09/03/2010
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Đặc điểm hình phạt của pháp luật phong kiến việt nam

    hình phạt ngũ hình và ngoài ngũ hình có 4 đặc điểm
    giup e phân tích rõ hơn về 4 đặc điểm này cái///
    Cập nhật bởi lawyerhien vào lúc 10/03/2010 08:18:24
     
    Báo quản trị |  
  • #45729   09/03/2010

    hoa_pro_9x
    hoa_pro_9x

    Sơ sinh

    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:09/03/2010
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    hình phạt mang tính phổ biến trong pháp luật phong kiến việt nam thể hiện như thế nào

    giúp mình cái m đang cần
    Cập nhật bởi lawyerhien vào lúc 10/03/2010 08:19:42
     
    Báo quản trị |  
  • #150905   28/11/2011

    dhktdn
    dhktdn

    Female
    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:27/11/2011
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Cho em hỏi về đặc trưng,khái quát của luật Hồng Đức
    em cảm ơn
     
    Báo quản trị |