Sự khác nhau giữa văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật

Chủ đề   RSS   
  • #560067 08/10/2020

    NguyenThanhNgan123

    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/09/2020
    Tổng số bài viết (97)
    Số điểm: 1520
    Cảm ơn: 35
    Được cảm ơn 128 lần


    Sự khác nhau giữa văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật

    Văn bản quy phạm pháp luật và Văn bản áp dụng pháp luật - Ảnh minh họa

    Văn bản quy phạm pháp luật và Văn bản áp dụng pháp luật - Ảnh minh họa

    Thực tế hiện nay cũng còn mập mờ giữa văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật. Do đó, nhiều người nhầm lẫn giữa hai khái niệm văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật. Vậy Văn bản quy phạm pháp luật khác văn bản áp dụng pháp luật ở những điểm gì?

    Tiêu chí

    Văn bản quy phạm pháp luật

    Văn bản áp dụng pháp luật

    1. Khái niệm

    Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này.

    Văn bản có chứa quy phạm pháp luật nhưng được ban hành không đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật.

    (Điều 2 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015)

    Văn bản áp dụng pháp luật là văn bản chứa đựng các quy tắc xử sự cá biệt, do cơ quan, cá nhân có thẩm quyền ban hành, được áp dụng một lần trong đời sống và bảo đảm thực hiện bằng sự cưỡng chế Nhà nước

    2. Thẩm quyền ban hành

    Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành (Chương II Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    Do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc các tổ chức, cá nhân được Nhà nước trao quyền ban hành, dựa trên các quy phạm pháp luật cụ thể để giải quyết một vấn đề pháp lý cụ thể.

    Ví dụ: Chánh án Tòa án căn cứ các quy định của Bộ luật dân sự và Bộ luật tố tụng dân sự để tuyên án đối với cá nhân tổ chức liên quan thông qua bản án.

    3. Nội dung ban hành

    Chứa đựng các quy tắc xử sự chung được Nhà nước bảo đảm thực hiện và được áp dụng nhiều lần trong thực tế cuộc sống, được áp dụng trong tất cả các trường hợp khi có các sự kiện pháp lý tương ứng xảy ra cho đến khi nó hết hiệu lực.

    Ví dụ: Nếu có tranh chấp hợp đồng mua bán đất thì dựa trên tình huống thực tế áp dụng Luật đất đai 2014Bộ luật dân sự 2015.

    Chứa quy tắc xử sự riêng. Áp dụng một lần đối với một tổ chức cá nhân là đối tượng tác động của văn bản, nội dung của văn bản áp dụng pháp luật chỉ rõ cụ thể cá nhân nào, tổ chức nào phải thực hiện hành vi gì. Đảm bảo tính hợp pháp (tuân thủ đúng các văn bản quy phạm pháp luật), phù hợp với thực tế (đảm bảo việc thi hành). Mang tính cưỡng chế nhà nước cao.

    Ví dụ: Bản án chỉ rõ cá nhân nào phải thực hiện nghĩa vụ gì: Nguyễn Văn A phải bồi thường cho Lê Văn B 20 triệu đồng. Đối tượng ở đây là cụ thể A và B không áp dụng cho bất kỳ cá nhân tổ chức nào khác. 

    4. Hình thức tên gọi

    Các hình thức quy định tại điều 4 Luật ban hành VBQPPL 2015 (Hiến pháp, Bộ luật, Luật,…)

    Chưa được pháp luật hóa tập trung về tên gọi và hình thức thể hiện.

    (Thường được thể hiện dưới hình thức: Quyết định, bản án,…)

    5. Phạm vi áp dụng

    Rộng rãi. Áp dụng là đối với tất cả các đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định.

    Đối tượng nhất định được nêu trong văn bản

    6. Cơ sở ban hành

    Dựa trên Hiến pháp, Luật, các văn bản quy phạm pháp luật cao hơn với văn bản quy phạm pháp luật là nguồn của luật.

    Thường dựa vào một văn bản quy phạm pháp luật hoặc dựa vào văn bản áp dụng pháp luật của chủ thể có thẩm quyền. Văn bản áp dụng pháp luật hiện tại không là nguồn của luật

    7. Trình tự ban hành

    Theo quy định Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015

    Luật không có quy định trình tự

    8. Thời gian có hiệu lực

    Lâu dài.

    Ví dụ: Luật sở hữu trí tuệ 2005 vẫn có hiệu lực cho đến nay

    Thời gian có hiệu luật ngắn theo vụ việc.

     

     

    Giống nhau

    - Đều là văn bản pháp luật do các cơ Nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật ban hành.

    - Đều được Nhà nước bảo đảm quyền thực hiện bằng các biện pháp mang tính quyền lực Nhà nước.

    - Đều có hiệu lực buộc phải thực hiện đối với các tổ chức hoặc cá nhân có liên quan

    - Đều được thể hiện dưới hình thức văn bản và dùng để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội

     

    Cập nhật bởi NguyenThanhNgan123 ngày 08/10/2020 05:56:33 CH
     
    30261 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn NguyenThanhNgan123 vì bài viết hữu ích
    Lilynguyen1608 (09/10/2020) ThanhLongLS (08/10/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận