Cảm ơn bác Ria đã quan tâm!
Bản thân em có quan điểm là cùng một lý do, nhưng tùy thuộc ý chí của NLĐ hay người sử dụng lao động để xác định trợ cấp mất việc hay trợ cấp thôi việc.
Nếu là ý chí của bên sử dụng lao động, không được NLĐ chấp thuận thì giải quyết trợ cấp mất việc;
Nếu là ý chí của bên NLĐ, thì giải quyết theo chế độ trợ cấp thôi việc.
Em lấy một ví dụ:
Doanh nghiệp A vì thay đổi cơ cấu công nghệ, cải tiến dây chuyền sản xuất nên tinh giảm khoảng 500 biên chế (Hợp đồng còn hiệu lực và trong điều kiện được hưởng trợ cấp thôi việc hoặc TC mất việc); Lập phương án giải quyết lao động gửi cơ quan nhà nước, chuẩn bị ra quyết định chấm dứt HĐLĐ, thì:
- Có 250 NLĐ tự nguyện viết đơn xin thôi việc vì lý do "công ty thay đổi cơ cấu công nghệ, bản thân không đủ khả năng thích nghi với dây chuyền sản xuất mới". Trong trường hợp này, nếu người sử dụng lao động cho NLĐ thôi việc theo quy định tại khoản 10 điều 36 chứ không phải các khoản khác, có thể giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc?.
- Có 250 NLĐ giữ im lặng, trường hợp này giải quyết theo chế độ trợ cấp mất việc làm?
Bản thân em cũng cảm thấy mơ hồ về cách hiểu, song có thể nói đây là quy định khá triệt để nhằm dự lường trước những trường hợp đặc biệt để tránh bỏ sót, sau này xảy ra trường hợp "người lao động tự nguyện xin thôi việc vì lý do không đảm bảo khả năng làm việc theo dây chuyền công nghệ mới", chứ không phải là các lý do theo quy định tại điều 37?
Mong nhận thêm ý kiến từ bác!