Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể theo Điều 174 của Bộ luật này chỉ rõ: Khi xây dựng công trình, chủ sở hữu phải tuân theo pháp luật về xây dựng, bảo đảm an toàn, không được xây vượt quá độ cao, khoảng cách mà pháp luật về xây dựng quy định và không được xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu, người có quyền khác đối với tài sản là bất động sản liền kề và xung quanh.
Điều 605 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng đó gây thiệt hại cho người khác. Khi người thi công có lỗi trong việc để nhà cửa, công trình gây thiệt hại thì phải liên đới bồi thường".
Theo đó, Bộ luật Dân sự yêu cầu chủ sở hữu công trình đang xây dựng phải bồi thường trong trường hợp làm nứt tường nhà hàng xóm. Nếu người thi công xây dựng cũng có lỗi thì phải liên đới bồi thường.
Hiện Bộ luật Dân sự không quy định cụ thể về mức bồi thường, do đó, các bên có thể thỏa thuận để thống nhất mức bồi thường, dựa vào thiệt hại thực tế.
Khi chủ nhà hàng xóm làm lún, nứt nhà lân cận thì phải có trách nhiệm bồi thường. Trước tiên, hai bên sẽ tự thỏa thuận mức bồi thường cho nhau. Nếu không thỏa thuận được thì đưa vụ việc ra UBND cấp xã, không được nữa thì ra tòa nhưng đồng thời phải yêu cầu giám định để xác định mức thiệt hại cụ thể.
Trong trường hợp bạn nêu, khi hàng xóm không chịu dừng hành vi xây dựng hay phá dỡ tường cho việc gây nứt nhà,(nếu có) UBND xã đã tiến hành hòa giải thì bạn có thể khởi kiện ra TAND để bảo vệ quyền lợi của mình. Kèm theo đó, bạn nên yêu cầu tòa án trưng cầu giám định để xác định thiệt hại, trên cơ sở đó tòa sẽ quyết định mức bồi thường cụ thể để bên gây thiệt hại bồi thường
Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377
Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.