Sử dụng, mua bán bằng cấp, giấy tờ chứng chỉ giả bị xử lí thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #229841 28/11/2012

    dinhngocdungst

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2011
    Tổng số bài viết (23)
    Số điểm: 430
    Cảm ơn: 31
    Được cảm ơn 4 lần


    Sử dụng, mua bán bằng cấp, giấy tờ chứng chỉ giả bị xử lí thế nào?

     

    Cho e hỏi là việc mua bán,sử dụng bằng hoặc chứng chỉ giả sẽ bị phạt hành chính hay truy tố trách nhiệm hình sự?

    Nều bị truy tố thì khả năng chịu án phạt sẽ như thế nào?

     
    27337 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #283033   25/08/2013

    linnt8809
    linnt8809

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/08/2013
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Cho e hỏi một chút ah? Hồi năm 2009 em có làm đi làm hộ mấy người bạn e cái chứng chỉ tiếng anh( do các bạn ở quê, không có điều kiện đi làm nên nhờ em đi tìm chỗ làm hộ). Em có đọc qua điều 267 luật hình sự nhưng chưa biết em thuộc trường hợp nào?vì e chỉ đi mua hộ, em cũng không sử dụng chứng chỉ đó để lừa dối cơ quan Nhà Nước hay gì khác. Vậy, trường hợp của em sẽ bị xử phạt như thế nào? có bị xử phạt hình sự không ah?

     
    Báo quản trị |  
  • #331479   03/07/2014

    Duong96
    Duong96

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/07/2014
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    mình cũng muốn biết  hjx :(

     
    Báo quản trị |  
  • #332707   11/07/2014

    sonluatk07
    sonluatk07
    Top 500
    Male
    Chồi

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:31/07/2012
    Tổng số bài viết (215)
    Số điểm: 1548
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 96 lần


    Chế tài để xử lý những vi phạm trên là từ xử lý hành chính cho đến xử lý hình sự. Đối với trường hợp những người làm ra, mua, bán bằng cấp, chứng chỉ giả… thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh “Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” được quy định tại Điều 267, Bộ luật Hình sự như sau: “Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm...”

    Với điều luật này cần phải hiểu rằng, không chỉ người làm giả bằng cấp, chứng chỉ mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà ngay cả với người sử dụng bằng cấp, chứng chỉ giả cũng bị xử lý hình sự.
    Ngoài ra, đối với các cơ sở giáo dục, nếu phát hiện ra việc cấp chứng chỉ cho người chưa trải qua quá trình học tập, thi cử (cũng được coi là bằng giả, mặc dù phôi thật) thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ” theo Điều 281, Bộ luật Hình sự.
     

    Sống là động nhưng lòng luôn bất động, tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn sonluatk07 vì bài viết hữu ích
    tungazba (20/11/2014)